Gìn giữ không gian văn hóa mường báo nhân dân năm 2024

Biên phòng - Đối với người Mường, cồng chiêng không chỉ đơn giản là nhạc cụ mà còn trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Không gian văn hóa cồng chiêng Mường với phương thức trình diễn độc đáo đã tồn tại và phát triển cùng lịch sử phát triển của người Mường. Tuy nhiên, hiện nay, không gian văn hóa này đang bị mai một ở cả số lượng và các nghệ nhân biết đánh chiêng theo giai điệu.

Đội cồng chiêng dân tộc Mường trong lễ hội vào mùa.Thực trạng đáng báo động

Cồng chiêng đã gắn với cuộc sống của người Mường từ ngàn đời nay, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Trước đây, hầu hết các gia đình người Mường có cồng chiêng. Cồng chiêng được gìn giữ và trở thành vật gia bảo truyền đời. Nhưng khi cuộc sống khó khăn, phần lớn số cồng chiêng quý giá đó đã trở thành vật mua bán, đổi chác với giá rẻ. Có những chiếc chiêng quý bị đập vụn bán cho đồng nát. Vì thế, Hòa Bình đã mất đi hàng nghìn, hàng vạn cồng chiêng quý. Đáng tiếc là bây giờ, khi cuộc sống bớt khó khăn, nhiều gia đình muốn mua lại chiêng nhưng những chiếc chiêng cổ quý giá không có nơi nào đúc nữa.

Nguy cơ mai một cồng chiêng còn thể hiện ở số người biết đánh chiêng giai điệu rất ít, chủ yếu là ở lứa tuổi trung niên, người già, giới trẻ chỉ biết khầm theo tiết tấu dàn chiêng. Một số bản nhạc chiêng cổ cũng bị mai một, bị lãng quên hoặc phát triển làm biến dạng âm nhạc đặc sắc quý giá của dân tộc. Nhiều nghệ nhân già qua đời mang theo cả kho tàng di sản văn hóa cồng chiêng mà khó phục hồi được...

Việc bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Mường là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Ông Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: Năm 2010, số lượng cồng chiêng ở Hoà Bình là 9.960 chiếc và đã thu âm được 50 bài chiêng chưa từng được công bố. Những giá trị nghệ thuật của chiêng người Mường đang bị mất dần. 35 điệu cồng cổ hiện nay chỉ còn 6-7 điệu, 1 số điệu chỉ có trên ký tự. Hiện, tỉnh đang lập kế hoạch kiểm kê lại toàn bộ và đánh giá lại giá trị của cồng chiêng...

Cần sự vào cuộc của các ngành

Các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng, để bảo tồn và phát huy giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Mường, trước hết cần làm sáng rõ những yếu tố văn hóa cồng chiêng trong đời sống văn hóa của người Mường và những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn hóa cồng chiêng.

Khái niệm “cồng chiêng” trong trường hợp nói về cồng chiêng Mường là để chỉ một loại hình văn hóa, chứ không đơn thuần để nói về nhạc khí. Nhà nghiên cứu văn hoá, NSƯT Bùi Chí Thanh cho rằng, không gian văn hóa cồng chiêng Mường gắn bó lâu đời với người Mường, với từng gia đình và cả cộng đồng dân tộc, với những phương thức trình diễn, trình tấu độc đáo, thích ứng với mọi nhu cầu, hoàn cảnh, từ ngữ cảnh nhỏ gọn, sâu lắng đến hoành tráng, tưng bừng... Chính vì vậy, việc gìn giữ và bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng là hết sức quan trọng.

Việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng là việc làm cần có sự tham gia, phối hợp của tất cả các ngành, thường xuyên tổ chức tuyên, truyền giáo dục đồng bào về ý thức giữ gìn và có biện pháp ngăn chặn việc mua bán cồng chiêng Mường cổ ở các bản Mường. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, già làng, trưởng bản để khảo sát, kiểm kê lại số huyện có cồng chiêng và số nghệ nhân biết sử dụng cồng chiêng, có chính sách cụ thể để giúp đỡ các gia đình nghệ nhân có truyền dạy cho thế hệ sau.

Trong những năm gần đây, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với nhân dân địa phương duy trì lễ hội cồng chiêng Mường hàng năm. Thông qua đó, các bài chiêng Mường có dịp được vang lên, kích thích lòng tự hào về cồng chiêng của đồng bào Mường. Sau những lần tổ chức, nhiều gia đình Mường đã tìm mua chiêng, phục dựng lại những bài chiêng từ lâu gia đình không diễn tấu.

Điều này đã góp phần nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy cồng chiêng Mường trong nhân dân. Theo Tiến sĩ Kiều Trung Sơn (Viện Nghiên cứu văn hóa), để bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị của cồng chiêng Mường, Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân cồng chiêng, bởi họ chính là những người lưu giữ các bài chiêng bằng trí nhớ, tập huấn cho những người trong ngành Văn hóa để tổ chức điều tra, sưu tầm các bài chiêng.

Với nhận thức đúng mức của các ban, ngành, địa phương cùng sự chung tay của các nhà nghiên cứu và nghệ nhân dân gian, có thể hy vọng “báu vật” cồng chiêng Mường sẽ được gìn giữ và phát huy trong tương lai.

Tháng 11/2023, những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của người Mường huyện Ngọc Lặc đã được “tỏa sáng” tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (nằm trong Khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội). Từ những bộ trang phục, đến những nghi thức văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian của người Mường Ngọc Lặc, tất cả đều được các nghệ nhân và người Mường tái hiện một cách sinh động, đặc sắc và để lại ấn tượng trong lòng người xem.

Phần trình diễn nghi thức văn hóa truyền thống của người Mường huyện Ngọc Lặc trong tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”.

Chị Lê Thị Hương, dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc cho biết: "Tiếng hát ru, tiếng cồng chiêng của người Mường luôn vang khắp bản mường, nay được mang đến tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tôi rất vui mừng. Càng vui hơn khi thấy mọi người đều chăm chú xem chúng tôi trình diễn. Đến với ngày hội, chúng tôi còn được giao lưu văn hóa với các dân tộc trên cả nước. Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình”.

Nói đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Ngọc Lặc thì đầu tiên phải nói đến công tác truyền dạy. Nhiều năm gần đây, huyện luôn tập trung đẩy mạnh thực hiện truyền dạy và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để gìn giữ văn hóa truyền thống. Huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn như: Phục dựng các loại hình văn hóa dân tộc Dao quần chẹt, múa Pồn Pôông, đánh cồng chiêng dân tộc Mường, truyền dạy, kỹ thuật may thêu, trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao quần chẹt và người Mường tại huyện Ngọc Lặc...

Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ngọc Lặc Phạm Đình Cường cho biết: Công tác truyền dạy được triển khai sâu rộng không chỉ trong cộng đồng dân cư mà cả trong các trường học. Đối tượng được truyền dạy đủ mọi lứa tuổi. Do đó phần lớn người dân đều biết và trình diễn được các loại hình văn hóa truyền thống, trong đó có nhiều trẻ em đã hiểu và yêu thích văn hóa truyền thống như hát xường, múa Pồn Pôông, đánh cồng chiêng. Đồng thời, huyện đã tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi, trò diễn để tạo “đất diễn”, sức sống cho các di sản văn hóa. Khuyến khích các địa phương thành lập các câu lạc bộ văn hóa dân gian nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho Nhân dân, góp phần nuôi dưỡng tình yêu đối với văn hóa dân gian trong thế hệ trẻ.

Cũng như huyện Ngọc Lặc, trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, huyện Quan Hóa xác định người dân là chủ thể. Do đó, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống; vai trò, ý nghĩa của việc lưu giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho người dân và các em học sinh trong các trường học. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ truyền thống; khuyến khích người dân thành lập các câu lạc bộ, đội văn hóa văn nghệ... Từ đó, các giá trị văn hóa truyền thống luôn được sống trong đời sống của người dân...

Góp phần vào sự thành công trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh, không thể không nhắc đến vai trò của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa. Nhiều năm, trung tâm đã chú trọng việc đưa hoạt động văn hóa - văn nghệ truyền thống đến gần với đời sống Nhân dân, đặc biệt là tại các huyện miền núi. Hằng năm, trung tâm đã chỉ đạo, hướng dẫn trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch các huyện, thị, thành phố xây dựng chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ truyền thống. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về truyền dạy, bảo tồn, phục dựng, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, phát triển du lịch tại các huyện. Nhờ đó, các hoạt động văn hóa - văn nghệ truyền thống ngày càng đi vào chiều sâu, gần gũi với Nhân dân và có sức hấp dẫn với đông đảo người dân.

Trong năm 2023, trung tâm đã tổ chức thàng công Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức 13 lớp tập huấn về lĩnh vực văn hóa như: Tổ chức mở 2 lớp tập huấn sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc tại huyện Cẩm Thủy, Bá Thước; 4 lớp tập huấn “Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phục vụ phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện: Như Thanh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Thông qua các lớp tập huấn, đơn vị đã hướng dẫn chỉ đạo cơ sở thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa - văn nghệ, nhằm phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của người dân trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Đồng thời, từng bước đưa văn hóa thành sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Có thể khẳng định, với sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, những giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được phục dựng, phát huy giá trị. Điều đó đã góp phần làm dày thêm nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng của xứ Thanh; trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu của Nhân dân, nguồn lực nội sinh quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cho quá trình phát triển nhanh và bền vững của quê hương, đất nước.

Chủ đề