Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì


5. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

5.1. Giới hạn lãnh thổ

Lãnh thổ nghiên cứu, thực hiện luận án nằm trong ranh giới hành chính tỉnh Nghệ An.



5.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu

- Đề tài luận án tập trung vào nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, KT-XH và môi trường tỉnh Nghệ An nhằm thành lập bản đồ CQST tỷ lệ 1/100.000. Đây là bản đồ cơ sở phục vụ việc nghiên cứu thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An cùng tỷ lệ. Bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An là sản phẩm nghiên cứu quan trọng nhất và là sản phẩm cuối cùng của luận án.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, đặc biệt là từ bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An, đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ công tác lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An. Việc đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT sẽ góp phần làm hoàn thiện hơn về mặt cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của công tác lập QHMT phục vụ trong việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT theo hướng PTBV tại tỉnh Nghệ An.

Như vậy, giới hạn nội dung nghiên cứu của luận án là đánh giá ĐKTN, KT-XH và MT phục vụ việc thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1/100.000.



6. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ

- Luận điểm 1: Với cách tiếp cận địa lý tự nhiên tổng hợp có thể khẳng định Nghệ An là một lãnh thổ đa dạng về tự nhiên, tài nguyên, sinh thái với sự phân hóa rõ rệt theo không gian lãnh thổ từ miền núi, trung du đến đồng bằng ven biển, từ đó hình thành các CQST khác nhau, được gắn kết chặt chẽ trong một hệ thống phân vị thống nhất, trật tự, trong đó mỗi đơn vị CQST có những đặc điểm và sắc thái riêng.

- Luận điểm 2: Bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, thể hiện được mối quan hệ tương hỗ đa chiều giữa các hợp phần tự nhiên, tài nguyên, sinh thái và hoạt động KT-XH của con người, được phân chia theo 2 cấp độ: cấp vùng chức năng môi trường; cấp tiểu vùng chức năng môi trường. Mỗi đơn vị tiểu vùng có một chức năng môi trường chủ yếu, và có một vài chức năng phụ.

- Luận điểm 3: Bản đồ CQST và bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An là tiền đề cung cấp cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn cho công tác quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An, đồng thời có thể sử dụng cho nhiều mục đích, nhiều ngành quản lý khác nhau.

7. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Lần đầu tiên thành lập bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000 từ bản đồ phân loại CQST cùng tỷ lệ.

- Lần đầu tiên đề xuất định hướng sử dụng các đơn vị CNMT phục vụ cho công tác lập quy hoạch BVMT tỉnh Nghệ An.

8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Ý nghĩa khoa học: Là một đề tài nghiên cứu dựa vào cách tiếp cận địa lý tổng hợp với phương pháp áp dụng chính là đánh giá tổng hợp, luận án đã làm sáng tỏ bản chất và quá trình biến động của các thành phần tự nhiên, thực trạng của hoạt động KT-XH và những vấn đề môi trường có liên quan. Từ đó đề xuất hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ cho các mục đích phát triển KT-XH theo quan điểm PTBV. Vì vậy, luận án đã góp phần hoàn thiện phương pháp luận đánh giá tổng hợp đối với một đơn vị lãnh thổ trên quan điểm sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

Ý nghĩa thực tiễn: Những kiến nghị định hướng bố trí các hoạt động phát triển theo các đơn vị CNMT sẽ có giá trị như là một cơ sở khoa học đối với các nhà hoạch định chính sách của địa phương trong quá trình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

9. CƠ SỞ TÀI LIỆU

9.1. Tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến luận án

+ Số liệu quan trắc định kỳ và bổ sung về chất lượng môi trường hàng năm của tỉnh Nghệ An do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thực hiện, năm 2005-2009.

+ 45 tài liệu nghiên cứu về lý luận đánh giá điều kiện tự nhiên vùng lãnh thổ, lý luận về cách tiếp cận tổng hợp, lý luận về đánh giá cảnh quan; 19 tài liệu về quy hoạch phát triển và quy hoạch môi trường và 35 tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường.

9.2. Các công trình khoa học tác giả tham gia thực hiện có liên quan đến luận án

Ngoài các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước có nội dung liên quan đến luận án, bản thân NCS đã thu thập được các tài liệu thực tế thông qua các đề tài, đề án mà NCS trực tiếp tham gia tại tỉnh Nghệ An và tại các khu vực khác như:

+ Mai Trọng Thông và nnk. Sử dụng hệ thông tin địa lý và phần mềm cẩm nang môi trường để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ lập quy hoạch môi trường, Đề tài cấp Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001-2003).

+ Phùng Chí Sỹ và nnk. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi), Đề tài cấp Nhà nước, mã số KC-08-03 (2001-2005).

+ Mai Trọng Thông và nnk. Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Đề tài cấp tỉnh Nghệ An (2002-2004).

+ Mai Trọng Thông và nnk. Phòng chống, kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường. Kết quả hoạt động P1 của chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về Tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường (2005).

+ Lại Huy Anh và nnk. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác hại lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đề tài cấp tỉnh Nghệ An (2008-2010).

+ Tống Phúc Tuấn và nnk. Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cho đô thị Thái Hòa giai đoạn 2008-2020 có tính đến những năm tiếp theo, Đề tài cấp tỉnh Nghệ An (2008-2010).



9.3. Tài liệu, số liệu do luận án bổ sung, tính toán

Luận án đã cập nhật các số liệu về ĐKTN, TNTN, và KT-XH đến năm 2009, 2010 (trừ các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, đất, hiện trạng rừng chỉ có đến năm 2005).

Tiến hành xây dựng bản đồ CQST tỉnh Nghệ An, tỷ lệ 1/100.000, đây là bản đồ cơ sở để xây dựng bản đồ phân vùng CNMT. Luận án đã phân tích cấu trúc, chức năng môi trường của cảnh quan, kết hợp với đánh giá tiềm năng, hiện trạng khai thác, sử dụng các nguồn TNTN theo các đơn vị CQST để xây dựng bản đồ phân vùng CNMT tỉnh Nghệ An cùng tỷ lệ. Từ đó, đưa ra được định hướng sử dụng các đơn vị chức năng môi trường phục vụ quy hoạch môi trường.

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc trong 4 chương gồm:



Chương 1: Cơ sở lý luận trong đánh giá ĐKTN, TNTN và môi trường phục vụ lập bản đồ phân vùng chức năng môi trường

Chương 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường phục vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An

Chương 3: Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An

Chương 4: Định hướng sử dụng các đơn vị chức năng môi trường cho mục đích lập quy hoạch bảo vệ môi trường

Luận án được trình bày ở dạng văn bản với 150 trang đánh máy khổ A4, 25 bảng số liệu, 03 sơ đồ, 13 bản đồ và 99 danh mục các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG


1.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG LÃNH THỔ

Theo Minx [96] thì Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên, nguyên liệu, vật chất do tự nhiên tạo ra mà con người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống, và là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người.



Điều kiện tự nhiên là một khái niệm chỉ những vật thể và những yếu tố thiên nhiên mà trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất chúng có ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của xã hội loài người, nhưng không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất vật chất của con người.

Đánh giá là việc nhận định về khả năng, tiềm năng, tính khả thi của các phương án hoạt động phát triển, sử dụng của một chủ thể nào đó cho một đối tượng (khách thể) nào đó. Trong trường hợp này, chủ thể là các ĐKTN, TNTN tỉnh Nghệ An, khách thể là “Lập quy hoạch môi trường cho tỉnh Nghệ An”. Các đặc tính của khách thể ở đây không phải là các hoạt động phát triển đơn tính như các hoạt động trong phân vùng quy hoạch kinh tế trước đây được coi là công đoạn cuối cùng của việc thể chế hóa các kế hoạch phát triển vùng vào những năm 70 thế kỷ trước [6], [7], [8]. Ngày nay, các hoạt động này trong QHMT là kế hoạch cuối cùng mang tính tổng hợp, thỏa mãn nhiều yêu cầu. Trước đây các QHPT KT-XH thường chỉ chú trọng đến một vài hoạt động cơ bản như tiềm năng đất đai, nguyên liệu đầu vào, nguồn nhân lực mà không tính đến khả năng chịu tải, chất thải và tác động đến môi trường của các hoạt động đó. Các đặc tính của khách thể ở đây phải thỏa mãn 3 yêu cầu của phát triển bền vững, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và BVMT.

Tổ hợp của các yêu cầu đó đặt ra cho tất cả các hoạt động thông qua các công đoạn như điều tra, đánh giá các nguồn tài nguyên, kể cả KT-XH, đánh giá tác động đến môi trường, phân vùng CNMT, sau đó tiến hành quy hoạch BVMT.

Như vậy, đánh giá ĐKTN là sự ước lượng vai trò hay giá trị của các thành phần tự nhiên, hoặc đánh giá xác định mức độ thuận lợi của môi trường tự nhiên đối với một yêu cầu KT-XH nhất định.

Đánh giá tài nguyên được hiểu là việc xác định số lượng, chất lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến phát triển KT-XH, cũng như mức độ ảnh hưởng của các hoạt động KT-XH đến các dạng tài nguyên. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên không chỉ đơn thuần đối với từng loại tài nguyên riêng biệt mà còn có thể khai thác sử dụng kết hợp nhiều loại tài nguyên khác nhau trong một vùng lãnh thổ. Như vậy, đánh giá ĐKTN và TNTN là quá trình nhận thức các quy luật của cơ chế tác động tương hỗ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH. Từ kết quả đánh giá có thể xác định được: 1) hướng phát triển các lĩnh vực khai thác lãnh thổ; 2) xác định mức độ huy động tối đa tài nguyên cho mục đích sử dụng; 3) xác định hướng PTBV của các lĩnh vực khai thác tài nguyên – lãnh thổ.

Việc làm này là hết sức cần thiết, ngày nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH con người đã khai thác TNTN với nhiều mục đích khác nhau, song việc khai thác đang ở tình trạng quá mức, nhiều khi vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của các dạng tài nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng, làm tài nguyên suy kiệt, ĐKTN và môi trường ngày càng suy thoái…



1.2. CÁCH TIẾP CẬN TỔNG HỢP

Nghiên cứu, phân tích CNMT của các đơn vị tổng hợp thể tự nhiên thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố ĐKTN, MT và con người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có sự tác động tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau. Muốn giải quyết được các vấn đề trên, đòi hỏi nội dung nghiên cứu phải dựa trên quan điểm tổng hợp và có tính hệ thống hóa rất cao. Hay nói cách khác, quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu không phải một thành phần riêng lẻ mà là toàn bộ các hợp phần của hệ thống tự nhiên, MT trong mối quan hệ tương hỗ [28].

Việc nghiên cứu sử dụng lãnh thổ trên quan điểm tổng hợp đã trải qua một thời gian khá dài gắn liền với tên tuổi nhiều nhà khoa học Địa lý trong nước và trên thế giới như Vũ Tự Lập [35], [36], Lê Bá Thảo [55], Phạm Hoàng Hải [24], A.G. Ixatrenko [30], Minkov [99]. Những công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Liên Xô cũ về SDHL TNTN, BVMT mà tiêu biểu là các công trình của Docutraev vào cuối thế kỷ thứ 19 [21], ông là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp trong nghiên cứu các ĐKTN các vùng lãnh thổ cụ thể. Ông nhận định: “Tôn trọng và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cách thống nhất, toàn vẹn và không chia cắt, chứ không phải tách rời chúng ra thành từng phần”. Với quan điểm này, ông cho rằng sự tìm hiểu tự nhiên là nghiên cứu các mối quan hệ phát sinh, những tác động tương hỗ có tính quy luật giữa các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên.

Sau Docutraev, quan điểm nghiên cứu tổng hợp được các nhà khoa học địa lý Nga như S.V. Kalexnik, N.A. Xontxev, A.G. Ixatrenko tiếp tục hoàn thiện về lý luận và thực tiễn trong các nghiên cứu đánh giá ĐKTN, TNTN phục vụ cho mục đích phát triển KT-XH.

Ở nước ta, các nhà địa lý Việt Nam đã kế thừa và áp dụng cách tiếp cận tổng hợp của các nhà địa lý Nga và Liên Xô cũ để thực hiện nhiều công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN và môi trường các vùng lãnh thổ nhằm khai thác và sử dụng hợp lý TNTN phục vụ cho các mục đích phát triển KT-XH cụ thể. Qua nhiều thế hệ, kể từ năm 1954 khi miền Bắc được giải phóng cho đến nay, nhiều nhà địa lý tiêu biểu của nước ta đã từng bước áp dụng và nâng cao giá trị khoa học và thực tiễn của cách tiếp cận địa lý tổng hợp trong các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp các đơn vị lãnh thổ tự nhiên [6], [7], [14], mà rõ rệt và hiệu quả nhất là việc áp dụng phương pháp đánh giá CQ phục vụ quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT theo quan điểm phát triển bền vững.

Lê Bá Thảo vào cuối những năm 1980 [55] đã đề cập việc nghiên cứu một lãnh thổ không chỉ giới hạn ở chỗ điều tra các điều kiện và TNTN mà còn cả các điều kiện KT-XH, bao gồm cả đời sống văn hóa và môi trường”. Ông cũng cho rằng: “Thể tổng hợp lãnh thổ là một hệ thống có các mối liên hệ bên trong rất chặt chẽ và chỉ có thể được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hệ thống (phân tích cảnh quan). Theo ông, sản phẩm của nghiên cứu tổng hợp phải là các sơ đồ tổ chức lãnh thổ hoặc quy hoạch lãnh thổ, thể hiện các kết quả nghiên cứu đạt được của nhiều vấn đề, trong đó có 2 vấn đề chính sau đây:

- Đề xuất các biện pháp cụ thể để sử dụng, bảo vệ và cải tạo tự nhiên và môi trường nói chung, làm cho chất lượng của lãnh thổ không phải suy giảm mà ngày một tốt hơn.

- Thiết kế một sự phân phối tối ưu sức sản xuất về mặt không gian, thời gian, đồng thời phối hợp được hoạt động của các ngành sản xuất khác nhau trong từng vùng.

Nguyễn Văn Chiển [15] cho rằng trong khai thác lãnh thổ để phát triển KT-XH “nếu chỉ chú ý khai thác một hợp phần mà không chú ý tới cả hệ thống thì có thể gây tác hại khôn lường đối với các yếu tố khác hoặc toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy, khi tiến hành quy hoạch sử dụng một đơn vị lãnh thổ, phải xem xét nó toàn diện như một tổng hợp thể”.

Như vậy, vấn đề nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ có những bước phát triển chung, gắn liền với việc sử dụng hợp lý không gian sinh tồn. Mỗi một lãnh thổ đều có tiềm năng và ưu thế riêng để phát triển, đó là lợi thế so sánh, nguồn lực phát triển. Với quan điểm tổng hợp, đề tài đã xem xét tỉnh Nghệ An trong một hệ thống tương đối toàn diện của các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật) và các yếu tố KT-XH để đánh giá được tiềm năng phát triển KT-XH theo hướng PTBV.



1.3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN

1.3.1. Khái niệm về cảnh quan và cảnh quan sinh thái

1.3.1.1. Cảnh quan

“Cảnh quan” là thuật ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức - “Landschaft”, với nghĩa là nước, miền, địa phương, khu vực, đã bắt đầu được sử dụng trong các sách vở địa lý từ năm 1805. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì nền móng của cảnh quan học mới được xây dựng trong các công trình nghiên cứu về bề mặt Trái Đất của các nhà địa lý kinh điển Nga, Đức, Anh, Mỹ, Pháp, khái niệm cảnh quan mang ý nghĩa khoa học là một thực thể lãnh thổ có mối liên quan tác động của các thành phần nhưng cũng có nghĩa là phong cảnh.

Trong quá trình phát triển của cảnh quan học, đã có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm, học thuyết khác nhau về cảnh quan, thể hiện qua hàng loạt các định nghĩa về cảnh quan với nội dung và cách diễn đạt không giống nhau. Có thể gộp các định nghĩa ấy vào ba nhóm quan niệm cơ bản như sau :

- Cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với tổng thể địa lý thuộc các cấp phân vị khác nhau. Ủng hộ quan điểm này gồm các nhà địa lý như: D.L. Armand [1], Y.K. Eftromov, V.I. Prokaev, E.N. Lukasov,…

- Cảnh quan là một loại hình của những tổng thể địa lý tự nhiên (B.B. Polưnop. N.A. Gvozdetxki);

- Cảnh quan là một đơn vị lãnh thổ trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên (N.A. Xontxev, A.G. Ixatrenco, S.V. Kalesnik, Vũ Tự Lập…).

Tất cả các quan niệm trên đều coi CQ là một tổng thể tự nhiên. Sự khác biệt giữa các quan niệm là ở chỗ coi CQ là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, hoặc CQ được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo quy nạp hay diễn giải [39], [99].

Về bản chất, CQ là một tổng thể tự nhiên phức tạp, vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất [91]. Tính đồng nhất trong một đơn vị lãnh thổ, các thành phần và tính chất của mối quan hệ giữa các thành phần coi như không đổi; tính bất đồng nhất biểu thị ở hai mặt: 1) cảnh quan bao gồm nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật) tạo nên; 2) mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.

Như vậy, có rất nhiều quan niệm về CQ, chúng tôi thống nhất với quan niệm của Phạm Quang Anh [3] cho rằng: ”Cảnh quan là một đơn vị lãnh thổ tập hợp các điều kiện tự nhiên tương tác với nhau trong quá trình vận hành để tạo ra một cấu trúc, một ngoại hình và một thuộc tính sinh thái. Từ đó có một thuộc tính về giá trị riêng (giá trị kinh tế, giá trị môi trường sinh thái và tính bền vững)”.

Từ quan niệm này, khi đánh giá cảnh quan, các nhà cảnh quan sinh thái phải xuất phát từ quan điểm hệ thống và quan điểm tổng hợp.



Tính bền vững của cảnh quan: tính bền vững của cảnh quan được đặc trưng bằng khả năng của chúng hoạt động bình thường trong một khoảng xác định của các giá trị điều kiện tự nhiên và tác động nhân sinh (Sisenko, 1988).

Tính bền vững của cảnh quan phụ thuộc vào cường độ của các quá trình tự nhiên, thường là các quá trình động lực, xói mòn, khô hạn và phụ thuộc vào tính chất các quá trình tự nhiên và các quá trình nhân sinh phá hủy cấu trúc của nó (Nguyễn Cao Huần, 2005). Trong thực tế, khi nghiên cứu địa lý và trên quan điểm tổng hợp, các đơn vị cảnh quan như những địa tổng thể thường được sử dụng để đánh giá cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.



1.3.1.2. Cảnh quan sinh thái

a. Sinh thái học

Năm 1866 Ernest Hackel đề xuất thuật ngữ “sinh thái học” (ecology) ngụ ý hướng sự chú ý trong nghiên cứu về quan hệ giữa giới sinh vật với môi trường xung quanh. Trong địa lý thường lấy con người làm trung tâm, tất cả cho con người, vì con người, nhưng con người lại đang khai thác quá mức tài nguyên, tàn phá môi trường tự nhiên, nghĩa là vẫn tồn tại sự đối lập giữa tự nhiên và xã hội. Theo Nguyễn Thế Thôn [59] phải tìm được cái đối tượng cơ bản chung nhất của chúng, cái mục tiêu chung nhất của chúng, đó là sinh thái. Sinh thái có trong tự nhiên (sinh thái tự nhiên), trong KT-XH (sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp…) và mục tiêu chung nhất của chúng là cân bằng sinh thái và PTBV lãnh thổ, tức là “phát triển KT-XH và BVMT bền vững trong sự cân bằng sinh thái, hài hòa giữa tự nhiên và xã hội, trong đó bao gồm cả con người và xã hội của nó trên lãnh thổ”. Trái đất đang mất cân bằng sinh thái ngày càng trầm trọng, môi trường sống càng bị hủy hoại. Loài người cấp thiết phải lựa chọn cân bằng sinh thái cho Trái đất. Vì vậy, mục tiêu cân bằng sinh thái và PTBV là mục tiêu cao nhất cho sự phát triển và tồn tại của xã hội loài người.

Sinh thái học được hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ XX. Sinh thái học nghiên cứu tất cả các mối quan hệ tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường. Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là các hệ sinh thái trên trái đất.

b. Cảnh quan sinh thái

Thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” (Landscape Ecology) được đưa ra vào năm 1939 bởi nhà địa thực vật người Đức là Carl Troll.

Thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” theo Phạm Quang Anh [3] tương đồng với các thuật ngữ: địa sinh thái (trường phái Tây Âu và Bắc Mỹ), sinh địa quần lạc học (Biogeocenology). Ở Việt Nam nhìn chung chưa thống nhất về thuật ngữ này. Một số nhà cảnh quan dùng thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” (Phạm Quang Anh, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Văn Vinh [3], [83]), “cảnh quan sinh thái” (Nguyễn Thế Thôn) và “địa hệ sinh thái” (Vũ Tự Lập). Đề tài luận án đã sử dụng thuật ngữ “cảnh quan sinh thái” theo quan điểm của một số nhà cảnh quan Viện Địa lý.

Lý thuyết sinh thái cảnh quan là lý thuyết về lãnh thổ môi trường sống của con người và mọi thể sinh vật. Những vấn đề của lý thuyết sinh thái cảnh quan cũng chính là sự thống nhất từ khái niệm CQ và khái niệm HST. Con người sống trên các CQ, trên các lãnh thổ tự nhiên khác nhau đồng thời cũng là sống trong các HST khác nhau. Các lãnh thổ tự nhiên và các HST đều là môi trường sống của con người. CQST là lãnh thổ môi trường sinh thái – lãnh thổ môi trường sống của con người và mọi thể sinh vật, là đối tượng nghiên cứu về lãnh thổ của khoa học môi trường và là đối tượng của quy hoạch và quản lý môi trường.

Mỗi một lãnh thổ có các chức năng sinh thái khác nhau, đóng vai trò là lãnh thổ môi trường sống của con người và mọi thể sinh vật. Lãnh thổ có chức năng sinh thái được gọi là lãnh thổ sinh thái.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, nảy sinh chiều hướng nghiên cứu các chức năng sinh thái của các cảnh quan nhằm giải quyết các vấn đề sinh thái của lãnh thổ môi trường sống trên các cảnh quan khác nhau [91], [99], [96].

Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan hay nghiên cứu sinh thái học cảnh quan là một hướng phát triển kết hợp giữa sinh thái học và cảnh quan học. Sinh thái cảnh quan được quan niệm là môn khoa học liên kết các khoa học tự nhiên và các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. Theo quan điểm này Phạm Quang Anh đã nêu ra định nghĩa như sau: “Sinh thái cảnh quan là một ngành tổng hợp của địa lý lấy các nhân tố vô sinh của cảnh quan làm nhân tố phát sinh để phát triển và nghiên cứu sự hình thành, phân bố và quá trình phát triển của nhóm sinh vật và cộng đồng con người”.

Nguyễn Thế Thôn (1994, 2000) khi kế thừa các khái niệm về cảnh quan của địa lý học và HST của sinh thái học đã đưa ra định nghĩa CQST như sau: “Cảnh quan sinh thái là tổng thể lãnh thổ hiện tại, có cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển ở trên đó. Các cảnh quan sinh thái được phân biệt với nhau theo cấu trúc cảnh quan và theo chức năng sinh thái khác nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau”.

Sự tồn tại thống nhất các HST và các thành phần tự nhiên của CQ trong sinh cảnh của HST được mang tên gọi là cảnh quan sinh thái. Như vậy, cảnh quan sinh thái là sinh cảnh hay là nơi sống của HST và nó tồn tại như một lãnh thổ địa lý.

CQST có tính đa chức năng, bao gồm chức năng tự nhiên của cảnh quan, chức năng sinh thái của các HST và cùng với chức năng KT-XH - là cơ sở của mọi hoạt động KT - XH của con người.



1.3.2. Đánh giá cảnh quan

1.3.2.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu đánh giá cảnh quan

Cảnh quan là hệ thống hoàn chỉnh các hợp phần tự nhiên của lãnh thổ, các thành phần trong CQ có chức năng của các thành phần tự nhiên và có tác động qua lại với nhau. Như vậy, CQ là một tổng thể tự nhiên và đánh giá CQ thực chất là đánh giá các tổng hợp thể tự nhiên cho mục đích cụ thể, đặc biệt là các mục đích phát triển KT-XH, trong đó có cả mục đích lập QHMT lãnh thổ.

Đánh giá CQ có vai trò quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp cho các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra những quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể. Theo Nguyễn Cao Huần [27], đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT.

Trong lĩnh vực nghiên cứu CQ và đánh giá CQ phục vụ mục đích phát triển KT-XH thì đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện với nhiều trường phái khác nhau. Ở nước ngoài, phải kể đến những công trình tiêu biểu của Docutsaev về địa tổng thể và các đới tự nhiên, L.S. Berg (1931) đã công bố công trình “Các đới cảnh quan địa lý Liên Xô” - một công trình nổi tiếng và là cơ sở hoàn thiện lý luận về CQ. Vào năm 1961, A.G. Ixatsenko đã công bố công trình “Bản đồ cảnh quan Liên Xô tỷ lệ ¼.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu”; năm 1965 ông cho ra đời công trình “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên” [30] trong đó ông đã trình bày cơ sở lý thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên; vào năm 1976, ông tiếp tục xuất bản cuốn “Cảnh quan học ứng dụng” với những lý luận thực tiễn nhạy bén khi đề xuất quan điểm ứng dụng trong nghiên cứu CQ. Ở một số nước khác ngoài Liên Xô cũ, nhiều nhà địa lý cũng đưa ra các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng phục vụ các mục đích cụ thể về sử dụng hợp lý TNTN. Có thể kể đến một vài công trình như: Haase và Rchmid (1973) – hai nhà cảnh quan học của Đức đã ứng dụng nghiên cứu CQ để thành lập bản đồ nông nghiệp ở CHDC Đức; ở Pháp, nhà cảnh quan học G. Bertran (1968) đã công bố công trình “Phong cảnh địa lý tự nhiên toàn cầu”, trong đó ông đưa ra quan điểm địa lý tiến triển theo hướng sinh quần học, còn phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy được của CQ.

Ở Việt Nam, nghiên cứu CQ mới thực hiện trong khoảng gần 50 năm trở lại đây, song những thành tựu đạt được cũng khá lớn. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1963) đã công bố công trình “Địa lý tự nhiên Việt Nam” [16], trong đó trình bày về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng CQ được áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam. Vào năm 1976, Vũ Tự Lập đã xuất bản công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” [35] là một công trình tổng hợp có giá trị học thuật rất lớn trong khoa học địa lý Việt Nam hiện đại.

Một loạt các công trình nghiên cứu đánh giá CQ thông qua việc thành lập các bản đồ phân loại, phân vùng CQ các vùng lãnh thổ khác nhau theo hướng lý thuyết và hướng ứng dụng đã được các nhà địa lý tự nhiên của Viện Địa lý, các trường Đại học thực hiện thành công trong nhiều năm qua. Các công trình này đã góp phần to lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việc sử dụng cách tiếp cận tổng hợp đánh giá ĐKTN, và phương pháp đánh giá CQ ứng dụng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển khác nhau trong sử dụng hợp lý về bền vững các nguồn TNTN các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu của các nhà địa lý tự nhiên Việt Nam theo hướng nghiên cứu CQ và CQ ứng dụng như sau: Tổ phân vùng địa lý tự nhiên thuộc UBKHKT nhà nước đã công bố công trình "Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam" (1970); Nguyễn Thành Long đã viết bài "Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan" (1992); các tác giả Nguyễn Thành Long (1987), Phạm Hoàng Hải (1990), Nguyễn Văn Vinh (1992) đã nghiên cứu thành lập các bản đồ CQST bằng tư liệu viễn thám cho các vùng địa lý khác nhau (Tây Nguyên, Thanh Hoá, đồng bằng Nam bộ). Đặc biệt vào năm 1997, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã xuất bản cuốn chuyên khảo "Cơ sở cảnh quan học trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ" [24]. Trong cuốn sách này các tác giả đã đề cập những vấn đề lý luận, phương pháp nghiên cứu và đánh giá CQ học theo hướng ứng dụng, phân tích khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên dưới tác động của con người và đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. Năm 1993 tập thể tác giả phòng Địa lý tự nhiên, nay là phòng Sinh thái cảnh quan thuộc Viện Địa lý đã xuất bản cuốn “Nghiên cứu, xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam”[39], hệ thống phân loại này được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng và xây dựng bản đồ CQST phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Một công trình khác của Nguyễn Cao Huần [27] theo hướng nghiên cứu đánh giá cảnh quan ứng dụng với các tiếp cận kinh tế - sinh thái đã đưa ra những luận điểm và phương pháp đánh giá CQ lãnh thổ phục vụ cho việc hoạch định hoạt động phát triển và đưa ra các quyết sách phù hợp cho các đơn vị lãnh thổ cụ thể.
1.3.2.2. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan

Đánh giá cảnh quan thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho một mục đích cụ thể nào đó. Đánh giá cảnh quan cần làm rõ một số đặc trưng về đối tượng đánh giá, mục đích đánh giá, nguyên tắc và phương pháp đánh giá.

- Đối tượng đánh giá là các tổng thể tự nhiên, đặc điểm cấu trúc chức năng, động lực cảnh quan. Đối tượng đánh giá không phải là các đơn vị cá thể hay các thành phần, yếu tố riêng biệt của tự nhiên mà là tổng hoà các mối quan hệ, các tác động giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT-XH [24].

- Mục đích đánh giá là sử dụng môi trường tự nhiên hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tối ưu nhằm đạt được sự PTBV.

- Nguyên tắc của đánh giá là thông qua các đặc điểm, tính chất hình thành của các tổng thể tự nhiên và các đặc tính thành phần phát sinh để xác định mức độ thích nghi của các thể tổng hợp tự nhiên cho các ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt. Theo Phạm Hoàng Hải [24], nội dung đánh giá tổng hợp được khái quát theo mô hình sau:

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì



Hình 1.2: Sơ đồ chung về đánh giá tổng hợp

Phương pháp đánh giá cảnh quan được sử dụng trong quá trình phân tích đa dạng CQ tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở phân tích các yếu tố thành tạo CQ, phân tích cấu trúc, chức năng CQ, đề tài tiến hành đánh giá các CNMT của CQ cho mục đích PTBV, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp cho việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN và BVMT tỉnh Nghệ An.



a. Phân loại cảnh quan

Phân loại CQ là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu, đánh giá CQ nhằm mục đích phân chia các tổng thể tự nhiên thành những đơn vị tự nhiên có cấp bậc từ lớn đến nhỏ (hoặc từ cao xuống thấp), thông qua việc phân tích cấu trúc (đứng và ngang) của các đơn vị tự nhiên đó với mục đích làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật phân hoá không gian của địa lý quyển. Kết quả phân loại CQ sẽ là những căn cứ quan trọng để thành lập bản đồ CQ cho một vùng lãnh thổ được xác định. Cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại CQ được nhiều người chấp nhận là đủ cơ sở khoa học và các chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp.

Sau đây giới thiệu khái quát một số hệ thống phân loại cảnh quan được thừa nhận khá rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam:

- Hệ thống phân loại của A.G Ixatsenko (1961), gồm 8 bậc: Nhóm kiểu  Kiểu  Phụ kiểu  Lớp  Phụ lớp  Loại  Phụ loại  Biến chủng (Thể loại).

Bảng 1.1: Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko (1961)


STT

Đơn vị

Những dấu hiệu

1

Nhóm kiểu

Có những nét tương tự địa đới của các CQ trong phạm vi địa ô và lục địa khác nhau.

2

Kiểu

Có cùng điều kiện nhiệt - ẩm, cấu trúc; đồng nhất về quá trình di động của các nguyên tố hóa học, các quá trình ngoại sinh, sự hình thành thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc các quần thể sinh vật.

3

Phụ kiểu

Có những khác nhau theo tính địa đới bậc thứ và những dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc.

4

Lớp

Mức độ tác động biến hình cao các nhân tố kiến tạo sơn văn tới cấu trúc đới của các CQ.

5

Phụ lớp

Ở miền núi - sự phát triển triển đầy đủ của dãy vòng đai - theo chiều cao điển hình.

6

Loại

Cùng chung nguồn gốc, kiểu địa hình, đá mẹ và cấu trúc hình thái ưu thế.

7

Phụ loại

Có một vài đặc điểm về bối cảnh.

8

Biến chủng

Những đặc điểm theo khí hậu của địa phương

- Hệ thống phân loại của Nhikolaev (1966), gồm 12 bậc, áp dụng cho nghiên cứu cảnh quan đồng bằng: Thống  Hệ  Phụ hệ  Lớp  Phụ lớp  Nhóm  Kiểu  Phụ kiểu  Hạng  Phụ hạng  Loại  Phụ loại.

Bảng 1.2: Hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev (1966)



STT

Đơn vị

Dấu hiệu

1

Thống

Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lí trong cấu trúc lớp vỏ CQ.

2

Hệ

Cân bằng nhiệt ẩm và biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố trong không gian thông qua tính địa đới của các CQ.

3

Phụ hệ

Tính địa ô của các đới làm phân bố lại nền tảng nhiệt ẩm của các đới.

4

Lớp

Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định kiểu địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều cao). Có hai lớp chủ yếu là đồng bằng và núi.

5

Phụ lớp

Sự phân hóa tầng trong cấu trúc CQ ở núi và đồng bằng làm phân hóa cường độ các quá trình địa lý tự nhiên.

6

Nhóm

Những đặc điểm chế độ địa hóa theo mức độ thoát nước.

7

Kiểu

Những chỉ số sinh khí hậu.

8

Phụ kiểu

Mang dấu hiệu của kiểu nhưng ở cấp phụ kiểu thổ nhưỡng và phụ lớp quần thể thực vật mang tính chất là các quần thể chuyển tiếp.

9

Hạng

Các kiểu địa hình phát sinh.

10

Phụ hạng

Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt.

11

Loại

Sự giống nhau của các dạng ưu thế.

12

Phụ loại

Ưu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.

Hai hệ thống phân loại này của các tác giả đều dựa trên một nguyên tắc chung là sử dụng dấu hiệu địa đới và phi địa đới để phân chia các đơn vị. Theo nhiều nhà nghiên cứu địa lý thì sự xen kẽ các dấu hiệu địa đới và phi địa đới chỉ là một phương pháp quy ước, chưa phản ảnh được tương quan tự nhiên giữa các thể tổng hợp địa lý.

- Hệ thống phân loại cảnh quan của Vũ Tự Lập (1983): đưa ra 4 cấp cho bản đồ các kiểu cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/2.000.000, bao gồm: Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Hệ cảnh quan → Kiểu cảnh quan.

- Hệ thống phân loại cảnh quan do Phòng Địa lý tự nhiên, nay là phòng Sinh thái cảnh quan, Viện Địa lý đưa ra năm 1993 cho việc nghiên cứu cảnh quan ở quy mô toàn quốc cũng như ở các khu vực cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam [39].

Bảng 1.3: Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [39]



TT

Đơn vị

Dấu hiệu đặc trưng

1

Hệ cảnh quan

Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng.

2

Phụ hệ cảnh quan

Chế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt - ẩm gây ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất.

3

Lớp cảnh quan

Đặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.

4

Phụ lớp cảnh quan

Sự phân tầng bên trong của lớp.

5

Kiểu cảnh quan

Đặc điểm sinh khí hậu (kiểu thảm thực vật phát sinh - kiểu đất).

6

Phụ kiểu cảnh quan

Các đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng lớn tới các điều kiện sinh thái.

7

Hạng cảnh quan

Các kiểu địa hình phát sinh

8

Loại cảnh quan

Sự giống nhau tương đối của các dạng địa lý của thể cấu thành cảnh quan (sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với loại đất).

- Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải (1997) cho nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới và gió mùa Việt Nam [24].

Bảng 1.4: Hệ thống phân loại áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 [24]



STT

Cấp phân vị

Các chỉ tiêu phân chia

Một số ví dụ

1

Hệ thống cảnh quan

Đặc trưng trong quy mô đới tự nhiên, được quy định bởi vị trí lãnh thổ so với vị trí Mặt trời và các hoạt động tự quay của Trái đất.

- Hệ thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa.

2

Phụ hệ cảnh quan

Được quy định bởi hoạt động của hoàn lưu khí quyển trong mối tương tác giữa điều kiện nhiệt - ẩm ở quy mô á đới, quyết định sự tồn tại và phát triển của quần thể thực vật liên quan đến vùng sinh thái hệ thực vật.

- Phụ hệ thống CQ chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, ẩm với hệ thực vật Himalaya – cây cọ dầu.


3

Lớp cảnh quan


Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định quá trình thành tạo, thành phần vật chất mang tính phi địa đới, biểu hiện bằng các đặc trưng định lượng, của cân bằng vật chất, quá trình di chuyển vật chất, lượng sinh khối, cường độ tuần hoàn sinh vật của quần thể phù hợp với điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu.

- Lớp CQ núi đặc trưng bởi quá trình di chuyển khe rãnh, rừng rậm thường xanh mưa mùa.

- Lớp CQ đồi. Di chuyển bề mặt - khe rãnh.

- Lớp CQ đồng bằng tích tụ vật chất.

- Lớp CQ đảo ven bờ - quá trình tích tụ và di chuyển hỗn hợp.



4

Phụ lớp cảnh quan

Đặc trưng trắc lượng hình thái trong khuôn khổ lớp, thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, các đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể thực vật: sinh khối, mức độ tăng trưởng, tuần hoàn sinh vật theo các ngưỡng độ cao.

- Phụ lớp CQ trên núi cao.

- Phụ lớp CQ trên núi trung bình.

- Phụ lớp CQ trên núi thấp.

- Phụ lớp CQ trên cao nguyên cao.

- Phụ lớp CQ đồng bằng ven biển.


5

Kiểu cảnh quan

Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động của cân bằng nhiệt ẩm.

- Kiểu CQ rừng rậm nhiệt đới, mưa mùa trên núi thấp,..

- Kiểu CQ rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa trên núi thấp.



6

Phụ kiểu cảnh quan

Những đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan quyết định thành phần loài của kiểu thảm thực vật, quy định ngưỡng tới hạn phát triển của các loài thực vật cấu thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát sinh.

- Phụ kiểu CQ rừng nửa rụng lá nhiệt đới, mưa mùa với một mùa khô kéo dài, không có mùa đông lạnh.

7

Loại (nhóm loại) cảnh quan

Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật và các loại đất trong chu trình sinh học nhỏ, quyết định mối cân bằng vật chất của CQ qua các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sự tác động của các hoạt động nhân tác.

- Loại CQ cây bụi trảng cỏ nghèo kiệt trên đất xói mòn trơ sỏi đá vùng đồi.

Đối với các hệ thống phân loại này đều có chung một nguyên tắc là dựa trên những nét tương đồng của các thể địa lý mà chia ra các cấp khác nhau. Số lượng của các cấp phân vị phụ thuộc vào diện tích khu vực nghiên cứu, vị trí địa lý, tính chất phức tạp mang tính địa phương của khu vực và chúng còn phụ thuộc vào mục tiêu của việc phân loại để phân chia các cấp tương ứng.

b. Bản đồ cảnh quan

Bản đồ cảnh quan thể hiện các đối tượng và kết quả nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên. Bản đồ cảnh quan phản ánh đầy đủ, khách quan đặc điểm, quy luật hình thành, phân bố của các thành phần, yếu tố tự nhiên và mối quan hệ giữa các đơn vị cảnh quan trên lãnh thổ.

Bản đồ cảnh quan phản ánh sự phân bố, cấu trúc và nguồn gốc của các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, lấy cảnh quan làm đơn vị cơ sở. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, bản đồ cảnh quan thể hiện các cấp khác nhau của hệ thống phân vị địa lý tự nhiên hoặc các bậc khác nhau của hệ thống phân loại cảnh quan. Bản chú giải bản đồ cảnh quan được xây dựng theo các nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc phát sinh hình thái

- Nguyên tắc tổng hợp

- Nguyên tắc đồng nhất tương đối

Các nguyên tắc trên liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau với mục tiêu cuối cùng là xây dựng được một bản đồ CQ tổng hợp mà trên đó, không chỉ thể hiện một cấu trúc đồng nhất của CQ mà còn phân biệt rõ được chức năng tự nhiên của chúng.

Tóm lại, nghiên cứu, đánh giá, phân tích cảnh quan để phân vùng CNMT là một cách tiếp cận phù hợp dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn đúng đắn.



Каталог: cpis -> files -> References -> 4Report
4Report -> Cơ SỞ CẢnh quan học cho việc sử DỤng hợp lý TÀi nguyên thiên nhiên và BẢo vệ MÔi trưỜng trong phát triển nông lâm nghiệP
4Report -> Lời cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác
4Report -> Các từ, CỤm từ viết tắT 4
4Report -> Phần a: MỞ ĐẦU
4Report -> 1. LÍ Do chọN ĐỀ TÀi tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền Chương 1
4Report -> Nghiên cứu sinh


tải về 2.15 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu la gì