25 tháng 4 năm 1976 là ngày gì năm 2024

Cách đây 41 năm, ngày 25/4/1976, hơn 23 triệu cử tri cả nước đã nô nức tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. Ðây là lần thứ hai, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức trên phạm vi cả nước, là ngày hội biểu dương vĩ đại của lực lượng và ý chí của toàn thể nhân dân Việt Nam. Kết quả của Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ, nhưng ở mỗi miền Nam, Bắc lại có một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau. Ở miền Bắc, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chính quyền các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Ở miền Nam có Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Ủy ban nhân dân cách mạng ở địa phương. Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, nguyện vọng của nhân dân hai miền Nam, Bắc là cơ quan lập pháp, hành pháp và cả hệ thống chính trị sớm được thống nhất.

25 tháng 4 năm 1976 là ngày gì năm 2024

Nhân dân Sơn Hà, Hữu Lũng, tỉnh Cao Lạng bầu cử Quốc hội thống nhất, tháng 4/1976. Ảnh: Tư liệu

Thực hiện những quyết định quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ 24 là chuẩn bị Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước và Quốc hội đó sẽ cử ra Chính phủ Trung ương của nước Việt Nam thống nhất, từ ngày 15 – 21/11/1975, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị hiệp thương Chính trị giữa hai đoàn đại biểu miền Bắc và miền Nam được tiến hành để bàn về vấn đề thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Hội nghị quyết định cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tiến hành vào đầu năm 1976, theo các nguyên tắc dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Tháng 1/1976, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định: Cuộc Tổng tuyển cử sẽ tiến hành vào chủ nhật ngày 25/4/1976. Hội đồng bầu cử toàn quốc được thành lập do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch và đồng chí Phạm Hùng làm Phó Chủ tịch. Từ tháng 2/1976, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được triển khai rộng khắp. Các văn kiện của Ðảng và Nhà nước về Tổng tuyển cử được giới thiệu và tổ chức học tập rộng rãi trong nhân dân.

Theo quyết định của Hội đồng bầu cử toàn quốc, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tổ chức ngày 25/4/1976. Đây thực sự là ngày hội lớn của toàn dân Việt Nam. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước diễn ra trong điều kiện hoà bình. Trong không khí tưng bừng, trên 23 triệu cử tri, với tư thế của người làm chủ đất nước đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất. Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh, gọn và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%, trong đó, miền Bắc 99,36%, miền Nam 98,59%. Có nhiều xã, huyện, thị, đơn vị vũ trang và khu vực bỏ phiếu đạt 100% cử tri đi bầu. Cử tri đã lựa chọn và bầu đủ 492 đại biểu trong vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Trong tổng số 492 đại biểu trúng cử: Công nhân chiếm 16,26%; nông dân 20,33%; thợ thủ công 1,22%; cán bộ chính trị 28,66%; quân nhân cách mạng 10,97%; tri thức 18,50%; nhân sĩ dân chủ và tôn giáo 4,06%; đại biểu nữ 26,21%; đại biểu các dân tộc thiểu số 14,28%. Cuộc Tổng tuyển cử đã thành công rực rỡ, cả nước đã bầu đủ số đại biểu theo quy định ở ngay vòng đầu. Điều đó đã khẳng định ý chí sắt đá của toàn dân quyết tâm khắc phục khó khăn, xây dựng thành công nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI (Quốc hội chung cả nước) diễn ra từ ngày 24/6 - 03/7/1976, tại Hà Nội, đã bầu: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết. Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh; Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng; bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

25 tháng 4 năm 1976 là ngày gì năm 2024

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Ảnh: Tư liệu

Cũng tại Kỳ họp, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 là Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể theo nguyện vọng của nhân dân miền Nam và nhân dân Sài Gòn - Gia Định, Quốc hội khóa VI quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

Kỷ niệm 41 năm Ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước (25/4/1976 – 25/4/2017), là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại ngày lịch sử của dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam - ngày hội hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp thống nhất non sông, biểu dương lực lượng vĩ đại của nhân dân ta và ý chí thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết phấn đấu dưới ngọn cờ quang vinh, bách chiến, bách thắng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Tinh thần Ngày Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà luôn sống mãi cùng non sông, đất nước Việt Nam, là động lực để toàn dân tộc thi đua, triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển.

Ngày 25 4 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tiến hành với khoảng bao nhiêu triệu cử tri đi bầu?

Vào ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri của nước Việt Nam thống nhất đã nô nức đi bầu cử, bầu ra những đại biểu xứng đáng nhất vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.

Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất trong cả nước diễn ra vào ngày nào?

- Quốc hội khóa VI (1976 - 1981): tổ chức bầu ngày 25/4/1976, là Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất; tổng số có 492 đại biểu. Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định đưa cách mạng Việt Nam chính thức bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội chung của cả nước 25 tháng 4 năm 1976 có ý nghĩa gì?

Kết quả cuộc tổng tuyển cử đưa đến sự ra đời của Quốc hội khóa VI - Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Đó là sự kế thừa và phát triển liên tục từ Quốc hội khóa I năm 1946, thể hiện sự nhất quán trong đường lối cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Tại kỳ họp lần thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất tháng 7 năm 1976 đã bầu ai làm Chủ tịch Quốc hội?

Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra. Người giữ chức vụ Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tôn Đức Thắng, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam năm 1976.