Hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên là gì năm 2024

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02

Viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

1- Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

2- Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.

3- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

4- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sỹ, đủ 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sỹ; trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

5- Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

6- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 7 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.

Quy định về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập? Quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập? Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23? Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03?

Mong anh/chị tư vấn!

Quy định về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập?

quy định về mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:

Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:

1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01

2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02

3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03

4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23

Quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập?

quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:

1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23?

quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23 như sau:

1. Nhiệm vụ:

  1. Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;
  1. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
  1. Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  1. Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;
  1. Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
  1. Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
  1. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).

Chức danh nghề nghiệp giảng viên là gì?

Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.

Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

“Hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; 4. “Thăng hạng chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp.

Chức danh nghề nghiệp của viên chức là gì?

1. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. 2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp.

Học chức danh nghề nghiệp trong bao lâu?

Hiện nay, chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên được quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Theo đó, thời gian để giáo viên hoàn thành và được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tối thiểu là 06 tuần và tối đa là 08 tuần.