Làm sao để con có hệ tiêu hóa tốt năm 2024

Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ như đầy hơi, tiêu chảy… có thể là do sự chăm sóc dinh dưỡng chưa phù hợp.

Làm sao để con có hệ tiêu hóa tốt năm 2024

Cần xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ (ảnh minh họa)

Nhiều cha mẹ bày tỏ những lo lắng về hệ tiêu hóa của con mình: “Sao con tôi cứ liên tục bị táo bón, khó tiêu?”, “Mình đã thử rất nhiều cách, thay đổi nhiều loại thức ăn nhưng bé vẫn đi ngoài, tiêu chảy?”... Quả thật, hệ tiêu hóa của bé đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên dễ bị tổn thương.

Vì vậy, bạn đừng đợi đến lúc xuất hiện các rối loạn mới giải quyết mà nên xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ đầu làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển về sau.

Dưới đây là 4 cách đơn giản giúp bạn nâng đỡ hệ tiêu hóa cho con một cách dễ dàng:

1. Tránh cho bé ăn thực phẩm khó tiêu và có thể gây dị ứng

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên bạn cần hết sức cẩn thận, tránh để trẻ ăn/uống những thực phẩm khó tiêu hóa và có khả năng gây dị ứng. Khi cho ăn bất kỳ món gì mới, cũng nên bắt đầu từ lượng thật ít, sau đó mới tăng dần.

Không nên cho bé ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày vì nếu tình trạng dị ứng xảy ra, bạn sẽ không xác định được bé “có vấn đề” với loại thực phẩm nào. Cho bé ăn quá sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột… sẽ không giúp bé cứng cáp mà ngược lại làm hệ tiêu hóa bị “quá tải” và dẫn đến rối loạn.

2. Chọn dinh dưỡng dễ hấp thu

Chắc hẳn bạn biết đạm đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Tuy nhiên trong đạm sữa bò thông thường có hàm lượng casein cao (80%) và beta - lactoglobulin (10%) và cần nhiều thời gian để dạ dày tiêu hóa. Vì vậy, casein dễ bị ứ đọng lại gây áp lực cho hệ tiêu hóa vốn còn rất non yếu.

Đó là lý do tại sao bạn nên chọn các loại sữa có chứa đạm whey giàu alpha - lactalbumin, dễ tiêu hóa hấp thu hơn casein. Bên cạnh đó có thể cải thiện chỉ số axít amin tryptophan giúp bé ngủ ngon, tham gia dẫn truyền thần kinh, giúp phát triển não bộ cho bé. Đây là cách giảm gánh nặng chuyển hóa đạm cho cơ quan tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt hơn và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện.

3. Bổ sung hệ vi khuẩn có lợi

Bình thường trong đường ruột sẽ tồn tại hai loại vi khuẩn: Lợi và hại khuẩn. Sở dĩ các vi khuẩn có hại không gây ảnh hưởng gì cho bé do chúng bị các lợi khuẩn “kìm hãm” hoạt động. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó làm mất đi sự cân bằng giữa chúng, khiến hại khuẩn áp đảo thì bé yêu dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống....

Để tình trạng này không xảy ra, hãy đảm bảo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, mà cách tốt nhất là bạn nên bổ sung thêm cho bé hệ lợi khuẩn probiotic và thức ăn của chúng là chất xơ hòa tan FOS (hay còn gọi là prebiotic). Những vi khuẩn lành mạnh đó có thể được tìm thấy trong một số loại sữa công thức được bổ sung hệ khuẩn này có ghi rõ trên bao bì.

4. Chế biến đúng cách thức ăn cho bé

Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh hay chế biến không đúng cách rất dễ làm trẻ bị tiêu chảy... Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung thêm hệ lợi khuẩn như đã nhắc ở trên, bạn cũng nên hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh, chế biến đúng cách thức ăn cho bé. Thức ăn của bé luôn cần chọn nguyên liệu sạch, an toàn, tươi ngon, cần chế biến ngay.

Cho bé ăn dứt điểm từng bữa, hạn chế tình trạng hâm nhiều lần. Thận trọng khi hâm bằng lò vi sóng vì lượng nhiệt có thể phân bổ không đều. Nấu mềm và nghiền nhuyễn nguyên liệu thay vì hầm lấy nước. Đặc biệt, bạn nên chọn các loại sữa có công thức phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của bé, đồng thời đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất, giúp trẻ phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh.

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng, khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng lẫn khả năng miễn dịch cũng chịu ảnh hưởng theo. Chính vì đóng vai trò quan trọng như vậy, Con Cưng đã tổng hợp 4 cách giúp trẻ 1 - 2 tuổi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ ứng dụng ngay nhé!

Làm sao để bé có hệ tiêu hóa tốt là chủ đề được số đông các mẹ tìm hiểu. Bởi, hệ tiêu hóa có ảnh hưởng rất nhiều đến mọi cơ quan chức năng cùng những hoạt động sống hằng ngày của con. 4 cách thức sau sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh. Mẹ cùng Con Cưng tìm hiểu thôi nào.

Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn của bé

Chất xơ có tác dụng làm mềm phân. Từ đó, phân có thể dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Để giúp trẻ 1 - 2 tuổi có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các mẹ nên bổ sung khoảng 5g chất xơ mỗi ngày.

Một số nhóm thực phẩm giàu chất xơ và rất phù hợp với con trẻ như: trái cây, rau xanh mềm, đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Khi bổ sung chất xơ, mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý về trọng lượng nhé. Mẹ chỉ nên tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa có thể làm quen.

Làm sao để con có hệ tiêu hóa tốt năm 2024

Bổ sung nhiều rau xanh mềm có chứa chất xơ giúp hệ tiêu hóa bé luôn khỏe mạnh

Cho bé uống đủ nước một ngày

Uống đủ nước mỗi ngày cũng là cách giúp hệ tiêu hóa của trẻ 1-2 tuổi khỏe mạnh mà các mẹ nên áp dụng. Theo kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước, bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần sẽ giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột tốt hơn, đồng thời giảm nguy cơ táo bón hiệu quả. Trong trường hợp bé không thích uống nước, mẹ có thể cho thêm vài lát trái cây hoặc nước ép để bé uống dễ hơn.

Tập cho bé vận động khỏe khoắn

Các chuyên gia cũng khuyên cha mẹ nên tập cho trẻ vận động thể chất thường xuyên. Thói quen này sẽ giúp nhu động ruột của trẻ hoạt động hiệu quả. Chưa kể, vân động thể chất còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Làm sao để con có hệ tiêu hóa tốt năm 2024

Để bé vận động đều đặn, khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn

Song trẻ 1 - 2 tuổi còn khá nhỏ, nên mẹ cần cân nhắc lựa chọn các bài vận động phù hợp với sức của trẻ. Mẹ tránh các bài tập nặng, quá sức và không phù hợp với khả năng hiện tại của con. Theo đó, các bài tập phù hợp với trẻ 1 - 2 tuổi có thể là: đi bộ, đứng chững, nhúng nhảy, bò trườn,...

Bổ sung các lợi khuẩn

Lợi khuẩn đường ruột là những vi sinh vật rất tốt cho đường tiêu hóa. Bởi các lợi khuẩn này sẽ góp phần làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời áp chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm men và virus gây bệnh. Thông thường, để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, các mẹ cần duy trì tỷ lệ 85% lợi khuẩn cho con.

Để bổ sung lợi khuẩn cho trẻ 1 - 2 tuổi, các mẹ có thể thêm vào khẩu phần ăn phụ hàng ngày những thực phẩm như sữa chua có đường Helio, váng sữa, phô mai, sữa công thức có chủng lợi khuẩn tự nhiên. Trên thị trường sữa hiện nay, có nhiều loại sữa bột tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Một trong những dòng sữa được nhiều ba mẹ tin chọn và đánh giá cao là sữa Bubs Supreme số 3 cho bé 1-3 tuổi.

Đến từ Úc, sữa Bubs Supreme số 3 là dòng sản phẩm cao cấp và mới nhất thuộc thương hiệu Bubs nổi tiếng hơn 17 năm kinh nghiệm. Với dòng sữa tinh khiết từ đàn bò thuần chủng nuôi tại các trang trại sạch bậc nhất Úc, sản phẩm chứa thành phần đạm quý A2. Nguồn đạm này được chứng minh có thể giúp bé tiêu hoá khoẻ, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,... hiệu quả.

Làm sao để con có hệ tiêu hóa tốt năm 2024
Bubs Supreme số 3 được nhiều ba mẹ đánh giá cao về công dụng hỗ trợ bé tiêu hoá tốt

Bên cạnh đó, sữa Bubs Supreme số 3 còn sở hữu công thức NutraBio+ vượt trội. Công thức này kết hợp Prebiotics GOS và FOS nhằm mang lại sự cân bằng cho môi trường đường ruột của bé, đồng thời còn làm mềm phân. Ngoài ra, NutraBio+ còn bổ sung hàm lượng lớn DHA, Lutein, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu,... hỗ trợ bé phát triển toàn diện.

Ba mẹ có thể đến cửa hàng Con Cưng gần nhất để mua sữa Bubs Supreme số 3. Hoặc ba mẹ cũng có thể truy cập website