Giống lúa st25 mua ở đâu đà nẵng

Giống lúa ST25 chưa công bố hợp quy, thì dù ông Cua bán gạo ST25 cũng là sai?

10/07/2020 | hopquysanpham | Tin tức hợp quy | 121 Lượt xem
Giống lúa ST25 chưa công bố hợp quy, thì dù ông Cua bán gạo ST25 cũng là sai?
5 (100%) 1 vote

Đó là ý kiến của GS-TS Võ Tòng Xuân khi trả lời phỏng vấn PV báo Kinh tế và Đô thị về việc gạo ST25 đang được bán dày đặc trên thị trường hiện nay.

Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng chưa nhận được bản đăng ký hợp quy của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí để kinh doanh giống lúa ST25, song gạo ST25 do doanh nghiệp này phân phối đã xuất hiện dày đặc trênthị trường.

Như vậy, có hay không việc doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí đangcâu giờ trong việc phổ biến lúa giống, để từ đó được độc quyền sản xuất và phân phối gạo ST25?

Đặc cách công nhận giống cây trồng nông nghiệp

Giống lúa st25 mua ở đâu đà nẵng

Quyết định của Bộ NN&PTNT về việc công nhận đặc cáchgiống lúa thơm ST25.

Như Tieudung.vn đã thông tin, ngày 13/11/2019, gạo ST25 giành giải Gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi Worlds Best Rice, do The Rice Trader tổ chức.

Sau khi được vinh danh và trở thành Gạo ngon nhất thế giới, ST25 nhanh chóng nhận được sự mến mộ và nhu cầu lớn tại thị trường trong nước. Vì lẽ đó, ngày 31/12/2019, Thứtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh đã ký quyết định công nhận đặc cáchgiống lúa thơm ST25.

Với quyết định đặc cách này, Bộ NN&PTNT quy định:

Thời vụ và vùng sinh thái được xem xét công nhận là các vùng trồng lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt cho vùng lúa tôm và vùng ven biển.

Tác giả đề nghị công nhận giống là KS Hồ Quang Cua, TS Trần Tấn Phương và ThS Nguyễn Thị Thu Hương.

Đơn vị đề nghị công nhân giống là doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí.

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT giao cho Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và đơn vị có giống cây trồng được công nhận chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến giống vào sản xuất theo quy định hiện hành.

Với định hướng này, rõ ràng, Bộ NN&PTNT xác định, vẫn còn rất nhiều việc mà ngành lúa gạo Việt Nam phải làm, song việc cấp bách nhất đã làm được là công nhận giống lúa ST25 để hoàn thiện cơ sở pháp lý, từ đó sớm nhân rộng cho người nông dân sản xuất.

Như vậy, sau hàng chục năm chờ đợi, chất lượng hạt gạo Việt Nam đã được thế giới chính thức công nhận. Danh hiệu lần này của ST25 đã giúp hạt gạo nước ta tự tin hơn trong việc tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên bản đồ lúa gạo thế giới và quan trọng hơn là xây dựng được thương hiệu gạo ngon Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi Bộ NN&PTNT đặc cách công nhận giống cây trồng nông nghiệp cho ST25 đến nay, trên thị trường không thiếu gạo ST25 được sản xuất và đóng gói bởi doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí. Tuy nhiên, vì sao đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa bán lúa giống ST25 cho hàng nghìn hộ nông dân nhỏ lẻ?

Chưa công bố hợp quy giống lúa ST25?

Trao đổi với PV, ông Trần Tấn Phương Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện nay doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí chưa bán lúa giống ST25 là vì nhân giống không kịp.

Muốn để một giống lúa đến với nông dân thì phải mất 4 vụ, mà từ khi được công nhận đến nay mới được khoảng 5,6 tháng, hiện nay thì doanh nghiệp họ chỉ làm trong nội bộ doanh nghiệp thôi, ông Phương nói.

Tuy nhiên, khi PV đề cập đến việc tại sao không sản xuất giống đến đâu thì bán cho nông dân đến đó để sớm phổ biến giống lúa thơm ST25, thì ông Phương lại cho rằng, đó là quyền doanh nghiệp vì bản quyền là của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vừa nghiên cứu vừa kinh doanh, cho nên nói gì nói ít nhất người ta cũng phải ưu tiên cho doanh nghiệp của người ta. Nhưng thực chất ra, doanh nghiệp vẫn là hợp tác với nông dân chứ không phải doanh nghiệp tự sản xuất, họ không đất để sản xuất. Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho nông dân phân bón, giốngsau đó, doanh nghiệp thu mua lại gạo, ông Phương nhấn mạnh.

Liên quan đến nội dung nói trên, mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cũng cho biết, do quy định về quản lý sản xuất giống phải theo trình tự 4 bước: được công nhận giống; sản xuất giống nguyên chủng; sản xuất giống xác nhận; bán cho nông dân sản xuất ra lúa lương thực.

Nên tính từ ngày ST25 được công nhận đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa đủ thời gian trồng trọt để đưa giống ra bán.

Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng chưa nhận bản đăng ký hợp quy của doanh nghiệp để kinh doanh giống ST25. Giống trôi nổi trên thị trường là do thất thoát ra ngoài từ lúc sản xuất thử. Cho nên không hợp quy cũng không hợp chuẩn (do sản xuất, kinh doanh không có đăng ký, không kiểm định), văn bản của Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng khẳng định.

Đặc biệt, trong Email trả lời Báo Kinh tế & Đô thị, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng xác nhận, giống sau khi được công nhận phải thực hiện Công bố hợp quy theo quy định mới được sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, hồ sơ đăng ký công bố hợp quy gửi Sở NN&PTNT nơi đơn vị sản xuất kinh doanh giống. Hồ sơ cần phải có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định của Bộ NN&PTNT về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới; Bằng Bảo hộ giống cây trồng (hoặc hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất trong trường hợp được chủ sở hữu cho phép tham gia sản xuất giống); Bản công bố hợp quy.

Hồ sơ đăng ký được Sở NN&PTNT xem xét nếu hợp lệ sẽ phát hành công văn Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy của doanh nghiệp. Khi có thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy doanh nghiệp mới được phép kinh doanh giống, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí thông tin.

Như vậy, có thể khẳng định, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng chưa nhận bản đăng ký hợp quy của doanh nghiệp này đồng nghĩa giống lúa ST25 chưa thực hiện công bố hợp quy theo quy định để được sản xuất, kinh doanh, do đó chưa được phép lưu hành trên thị trường.

Không muốn bán lúa giống, chỉ muốn bán gạo?

Như đã phân tích ở trên, giống lúa ST25 chưa công bố hợp quy. Vậy, với một giống lúa chưa công bố hợp quy thì việc doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí đưa giống cho nông dân trồng rồi thu mua lại gạo là được phép?

Ngày 8/7, trao đổi với PV Báo Kinh tế & Đô thị, GS.TS Võ Tòng Xuân Nhà Khoa học Nông nghiệp hàng đầu tại Việt Nam cho biết, với giống lúa chưa công bố hợp quy hợp chuẩn mà đã đem trồng rồi bán gạo là sai, đưa giống cho nông dân trồng rồi thu mua lại gạo để bán thì càng sai.

Công bố hợp quylà gì?

Theo thông tư 46/2015/TT-BNNPTNTdo Bộ Nông Nghiệp và PTNT ban hành thì các sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 gồm giống lúa, lạc, đậubắt buộc phải công bố chứng nhận hợp quy giống cây trồng, Thông tư này áp dụng với các cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động kinh doanh liên quan đến sản xuất giống cây trồng.

Giống cây trồng sau khi đã được công bố hợp quy sẽ đủ điều kiện lưu hành trên thị trường đồng thời chứng nhận hợp quy đảm bảo giống cây trồng đạt chất lượng tốt có thể cho năng suất cao. Từ đó tạo sự tin tưởng cho người mua để sản xuất đồng thời nâng cao sự canh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường.

Theo đó, để công bố hợp quy giống lúa phải bắt đầu từ bước lấy mẫu giống cây, xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu sinh học, công bố các đặc điểm sinh học.

Cụ thể, các xét nghiệm này giúp biết chính xác giống có bị đột biến gen hay không, giống kháng phèn, hay kháng mặnsau khi có đầy đủ các giây tờ xét nghiệm, thì mới đăng ký hồ sơ hợp quy hợp chuẩn

Nếu đem gạo đó khuyến mãi, mời người này người kia ăn thử thì được, nhưng đem bán ra là sai. Tại vì giống chưa có được cho phép, phải có hợp quy, hợp chuẩn rồi, tức là có giấy phép cho lưu hành thì gạo đó mới bán được, GS.TS Võ Tòng Xuân khẳng định.

Ngoài ra, cũng theo GS.TS Võ Tòng Xuân, với giống chưa công bố hợp quy, hợp chuẩn thì dù là doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí bán gạo cũng là sai. Đó là quy định, doanh nghiệp nào cũng phải theo, không theo là vi phạm.

Phải đi từ một giống lúa được công nhận, được cấp phép lưu hành thì mới được sản xuất để bán gạo. Hợp quy, hợp chuẩn là bắt buộc, đó là quy định bắt buộc phải tuân theo. Mặc dù giống lúa đã được công nhận, nhưng giống phải qua trải qua quá trình khảo nghiệm, để từ đó hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, đảm bảo hạt gạo đến tay ngườitiêu dùngkhông ảnh hưởngsức khoẻcủa họ, GS.TS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.

Như vậy, với những khẳng định từ phía GS.TS Võ Tòng Xuân, việc đưa giống gom gạo mà doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí đang làm là không đúng theo qui định vì giống lúa ST25 chưa công bố hợp quy.

Phải hiểu như thế nào khi doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí có lúa giống ST25 để hợp tác với nông dân trồng, nhưng lại không có giống để bán cho nông dân?

Trong trường hợp, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí chưa sản xuất lúa giống ST25 đủ 4 bước theo quy định (được công nhận giống; sản xuất giống nguyên chủng; sản xuất giống xác nhận; bán cho nông dân sản xuất ra lúa lương thực), nên chưa thể bán giống cho nông dân. Vậy, thì giống ST25 mà doanh nghiệp này đang đưa cho nông dân trồng là giống nguyên chủng hay giống xác nhận?

Nếu là giống nguyên chủng thì có đủ điều kiện để đưa cho nông dân trồng, rồi thu mua lại gạo để bán hay không? Còn nếu là giống xác nhận, thì tại sao không bán giống cho nông dân sản xuất ra lúa lương thực, mà chỉ theo hình thức hỗ trợ giống và thu mua lại gạo?

Phải nhìn nhận rằng, sở dĩ, một giống lúa bắt buộc phải qua đủ 4 bước nói trên, cùng với công bố hợp quy mới được phép lưu hành không đơn giảnchỉ là thủ tục hành chính, mà còn nhằm đảm bảo rằng giống lúa được trồng đạt chuẩn, cho ra hạt gạo chất lượng và an toàn trước khi đến tayngười tiêu dùng.

Thêm vào đó, mặc dù giải thích rằng, vì quá trình nhân giống lúa ST25 không kịp nên chưa có giống để bán cho bà con nông dân. Song, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí lại đưa giống để đưa cho nông dân trồng, rồi thu gom gạo. Có hay không việc doanh nghiệp này đang cố tình ém lúa giống, để độc quyền bán gạo ST25?

Theo tieudung.vn

Chia sẻ:

  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Opens in new window)
  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
  • Bấm để chia sẻ trên Google+ (Opens in new window)
  • Bấm để gửi cho bạn bè (Opens in new window)