Giun kim ký sinh ở đâu

Bệnh giun kim: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống. Trung tâm xét nghiệm 51 Lê Duẩn – chuyên xét nghiệm các loại Ký sinh trùng Giun sán.

Bệnh giun kim là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy nhất là ở trẻ em. Giun kim sinh sôi và phát triển tại khu vực hậu môn, thức ăn của chúng là máu của vật chủ. Nhiễm giun kim là bệnh hay gặp nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng tránh bệnh, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh giun kim. 

1. Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát triển của bệnh giun kim

Bệnh giun kim là do nhiễm ký sinh trùng giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis).

Hình thái: Giun kim có màu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng chúng có 3 môi, chiều dài giun đực khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục khoảng 70mm. Giun cái dài khoảng 9-12 mm có đuôi dài và nhọn.

Giun kim cái đẻ trứng thải ra ngoài môi trường, trứng giun kim phát triển tốt và nở thành trứng mang ấu trùng và có khả năng lây nhiễm ở nhiệt độ 300C, độ ẩm 70% và oxy sau khoảng 6-8 giờ. Giun kim cái chỉ đẻ trứng vào ban đêm ở nếp nhăn của hậu môn và trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng cử động. Chính vì chúng thường đẻ trứng vào ban đêm và tiết ra một chất gây ngứa nên người mắc giun kim thường xuyên ngứa hậu môn dữ dội vào đêm.

Phương thức lây truyền bệnh giun kim:

+ Qua đường ăn uống: Do dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim sau đó cầm thức ăn hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.

+ Đường truyền nhiễm khác: Trứng giun kim sau khi sinh và phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành, kiểu này hiếm gặp.

Giun kim ký sinh ở đâu
Vòng đời giun kim ở trẻ em

2. Triệu chứng bệnh giun kim

Người mắc bệnh giun kim có thể có các triệu chứng như:

+ Ngứa quanh hậu môn, nhất là vào ban đêm là một triệu chứng hay gặp và đặc hiệu của bệnh.

+ Trẻ em bị nhiễm giun kim thường quấy khóc về đêm do ngứa hậu môn, quan sát ở rìa hậu môn có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn.

+ Đi đại tiện thấy ấu trùng giun kim trong phân.

+ Ngoài ra do giun kim sống tại vùng hậu môn nên có thể chui vào âm đạo gây ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.

+ Giun kim có thể chui vào ruột thừa, có thể bị bội nhiễm gây viêm ruột thừa. Mắc bệnh kéo dài có thể gây thiếu máu mạn tính: hoa mắt, chóng mặt.

3. Điều trị và cách phòng tránh bệnh giun kim

3.1 Điều trị bệnh giun kim

Nguyên tắc điều trị giun kim: Nếu tập thể bị nhiễm thì phải điều trị đồng loạt để tránh tái nhiễm bệnh

Thuốc điều trị giun kim bao gồm:

+ Mebendazole 500mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau 1 tháng.

+ Hoặc dùng albendazole 400mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau một tháng.

Chú ý: mebendazole và albendazole chống chỉ định dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người mẫn cảm với Benzimidazole, người có tiền sử nhiễm độc tủy xương. Thận trọng với các đối tượng suy thận, suy gan.

3.2 Cách phòng chống bệnh giun kim

Các biện pháp dự phòng bệnh theo Cục Y Tế Dự Phòng – Bộ Y Tế bao gồm:

Nâng cao ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là nền nhà, giường chiếu và quần áo trẻ em.

Thực hiện ăn chín uống sôi.

Vệ sinh cá nhân tốt như cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng.

Những đối tượng có nguy cơ cao: tẩy giun định, nhất là cho trẻ em độ tuổi từ 2-12, tẩy giun 2 lần/ năm.

Bệnh giun kim là một bệnh giun sán hay gặp đặc biệt bệnh phổ biến trên đối tượng trẻ em, trẻ em chưa biết cách tự phòng bệnh và phát hiện bệnh nên là nguồn lây nhiễm chủ yếu trong cộng đồng, các bậc phụ huynh phải chú ý chủ động phòng bệnh cho bản thân và con em mình.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch – Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Nguồn: Vinmec.com

Quý khách hàng có thể đến trực tiếp đến trung tâm xét nghiệm BMT – 170 Đinh Tiên Hoàng để được tư vấn cụ thể về bệnh giun kim, cũng như làm xét nghiệm ký sinh trùng tại bmt . Tại các cơ sở chúng tôi đều có các Bác sĩ phụ trách sẵn sàng tư vấn toàn bộ thắc mắc của Quý khách hàng. 

Giun kim ký sinh ở đâu

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Tag: xét nghiệm ký sinh trùng ở bmt, xét nghiệm ký sinh trùng ở daklak, bệnh giun kim, ký sinh trùng

Giun kim kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em.

→ Đáp án A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bệnh giun kim các biến chứng có thể gặp do ngứa gãi như chàm hóa, nhiễm trùng, viêm da vùng quanh hậu môn. Khi ký sinh trong ruột, giun trưởng thành hoặc ấu trùng có thể di chuyển vào ruột thừa gây viêm ruột thừa. Một số các trường hợp thủng ruột do giun kim xâm lấn sâu vào thành ruột đã được báo cáo.

Giun kim ký sinh ở đâu
Giun kim thường gây ngứa hậu môn về đêm

Bệnh giun kim là gì?

Bệnh giun kim được Linnaeus mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 và người là ký chủ duy nhất. Năm 1983, Hugot phân lập được một loài giun kim khác ký sinh trên người, Enterobius gregorii. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng đây chỉ là một giai đoạn phát triển của E.vermicularis. Với chu trình phát triển đặc thù, giun kim đã thể hiện những nét riêng về khía cạnh dịch tễ, bệnh học cũng như việc kiểm soát bệnh, khác hẳn các loại giun khác ký sinh đường ruột.

Tác hại của giun kim là gì?

Khoảng 1/3 số người nhiễm giun kim không có triệu chứng, số còn lại với những biểu hiện không đáng kể, trừ trường hợp nhiễm nặng có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Giun kim trưởng thành bám vào niêm mạc ruột già có thể tạo những vết loét nhỏ, gây viêm ruột xuất tiết nhẹ với biểu hiện rốt loạn tiêu hóa không điển hình như ăn không ngon, buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy.

Giun kim ký sinh ở đâu

Bệnh giun kim gây loét niêm mạc đường ruột 

Giống như biểu hiện nhiễm bệnh sán chó. Nhiễm bệnh giun kim bạch cầu ái toan có thể tăng (4% - 12%), ít có giá trị báo hiệu bệnh như các bệnh giun sán khác. Dấu hiệu chính của bệnh là ngứa hậu môn vào buổi tối, lúc bệnh nhân ngủ, tương ứng với thời gian giun kim cái đẻ trứng, vì vậy dễ dàng tìm thấy giun cái ở vùng quanh hậu môn vào thời điểm này. Sự kích thích của các chất bài tiết và cử động co thắt của giun khi đẻ sẽ gây cảm giác ngứa, đôi khi dữ dội dẫn đến mất ngủ, bứt rứt. Sự mất ngủ và khó chịu có thể dẫn đến sụt cân, khóc đêm và những phản xạ thần kinh bất thường như nghiến răng, tiểu dầm, cắn móng tay, ngoáy mũi…

Các biến chứng có thể gặp do ngứa gãi như chàm hóa, nhiễm trùng, viêm da vùng quanh hậu môn. Khi ký sinh trong ruột, giun trưởng thành hoặc ấu trùng có thể di chuyển vào ruột thừa gây viêm ruột thừa. Một số các trường hợp thủng ruột do giun kim xâm lấn sâu vào thành ruột đã được báo cáo. Ngoài ra, giun trưởng thành có thể lạc chỗ đến nhiều vị trí với nhiều mức độ tổn thương khác nhau.

Ở phái nữ, ký sinh trùng có thể lạc vào âm đạo, lên tử cung, đến vòi Fallop, rơi vào khoang phúc mạc gây viêm nhiễm hoặc tạo thành các u hạt. Vì vậy đôi khi tìm thấy trứng giun kim trên phết cổ tử cung. Các trường hợp giun kim lạc vào niệu đạo, bàng quang, tiền liệt tuyến cũng được ghi nhận. Ở niệu đạo, bàng quang, tiền liệt tuyến cũng được ghi nhận. Ở trẻ em, tình trạng nhiễm nặng và kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần, vận động của trẻ, giảm khả năng tập trung.

Giun kim ký sinh ở đâu

Bệnh giun kim gây mẩn ngứa vùng mông ở trẻ em

Hình thể giun?

Hình thể giun kim trưởng thành

Giun kim màu trắng ngà, hình trụ, đầu có ba môi bao quanh miệng. Đoạn gần cuối thực quản hơi dãn nở trước khi phình to thành một ụ tròn giống củ hành, tiếp giáp với ruột. Hình ảnh giun kim trưởng thành. Lớp biều bì (cuticle) hai bên thân dày lên ở phần đầu tạo thành hai cánh (alae), sau đó hẹp dần thành hai đường gờ chạy suốt chiều dài thân và là đặc điểm nhận dạng giun kim trưởng thành trên các mẫu mô giải phẫu bệnh cắt ngang. Kích thước giun cái khoảng 8 – 13mm x 0,3 – 0,5mm, với phần đuôi nhọn và thẳng, chiếm gần 1/3 chiều dài của thân. Giun đực nhỏ hơn (2-5mm x 0,2mm), đuôi cong về phía bụng, chứa một gai giao hợp.

Hình thể trứng giun kim

Trứng giun kim hình bầu dục, lép 1 bên, kích thước khoảng 50 – 60 µm x 20 – 30 µm, vỏ trong suốt, tương đối dày, gồm lớp albumine nhầy dính bên ngoài, kế đến là hai lớp chitine và một màng lipid trong cùng. Các lớp vỏ ngoài có chức năng bảo vệ về mặt cơ học trong khi vai trò của lớp lipid là chống lại các tác nhân hóa học.

Chu kỳ phát triển của bệnh giun kim như thế nào?

Giun trưởng thành ký sinh chủ yếu ở manh tràng. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm nặng, chúng sẽ xâm lấn đến các phần lân cận như hồi tràng, đại tràng. Giun có thể lang thang tự do trong lòng ruột tử dạ dày đến hậu môn hoặc bám vào niêm mạc ruột nhờ ba môi. Đời sống giun kim rất ngắn, chỉ khoảng 4 – 13 tuần đối với con cái, 2 – 7 tuần đối với con đực. Sau giao hợp, giun đực chết ngay, giun cái di chuyển dần đến hậu môn với một tử cung chứa đầy trứng có phôi. Trứng đòi hỏi oxygen để phát triển hoàn toàn đến giai đoạn lây nhiễm.

Giun kim ký sinh ở đâu

Chu kỳ phát triển của giun kim tribenhgiunsan.com.vn

Vì vậy, ban đêm, giun cái bơi ra rìa hậu môn đẻ trứng và chết sau khi sinh. Số lượng trứng trung bình được phóng thích từ một giun cái là 11.000 trứng, có thể thay đổi từ 4.000 – 17.000. Lớp vỏ nhày albumin giúp trứng bám dính vào vùng da quanh hậu môn. Trong điều kiện khí hậu nhiệt độ thích hợp (35-420C), sau 4 – 8 giờ, trứng có phôi sẽ phát triển thành trứng chứa ấu trùng lây nhiễm. Dưới 220C và trên 460C trứng không phát triển.

Trứng từ rìa hậu môn hoặc dính trên tay người bệnh do gãi hậu môn sẽ phát tán khắp nơi trong không gian sinh hoạt của người bệnh (giường, chiếu, chăn, sàn nhà, đồ ngủ, đồ chơi, tay nắm cửa,…). Ngoài ra, trứng giun kim rất nhẹ, có thể theo bụi khuếch tán vào không khí trong phòng. Với độ ẩm hơi cao và nhiệt độ phòng thích hợp, trứng lây nhiễm có thể tồn tại 2 – 3 tuần bên ngoài cơ thể người, nhưng chỉ vài giờ hoặc vài ngày trong điều kiện khô ráo. Sự ô nhiễm trứng trong môi trường chung quanh ký chủ đã tạo thuận lợi cho mầm bệnh lây nhiễm vào các thành viên khác sinh hoạt chung với người bệnh. Khi người nuốt trứng lây nhiễm, ấu trùng được phóng thích ở tá tràng, lột xác hai lần thành giun non sau đó di chuyển xuống manh tràng để trưởng thành.

Giun kim ký sinh ở đâu

Giun kim gây tổn thương ruột

Thời gian  từ lúc nuốt trứng chứa ấu trùng lây nhiễm đến khi giun trưởng thành đẻ trứng mất khoảng 4 – 8 tuần. Đặc điểm trứng được đẻ tại rìa hậu môn và nhanh chóng trở thành lây nhiễm đã dẫn đến hiện tượng tự tái nhiễm trong chu trình phát triển của giun kim:

Thói quen ngậm tay tạo cơ hội nuốt trứng dính trên tay người bệnh sau khi gãi hậu môn; II) tuy hiếm gặp nhưng ấu trùng có thể nở ở da quanh hậu môn sau đó bò ngược lên trực tràng gây hiện tượng nhiễm ngược (retroinfection).

Bệnh giun kim có những đặc điểm gì?

Các đặc trưng trong chu trình phát triển cho thấy sự phân bổ bệnh giun kim phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề vệ sinh cá nhân hơn là yếu tố địa lý, khí hậu. Vì vậy  bệnh phổ biến khắp nơi, nhất là những khu vực đông đúc, điều kiện sống chật chội và kém vệ sinh. Tuy nhiên, nhìn chung, tần suất bệnh chiếm ưu thế ở các nước ôn đới hơn là nhiệt đới. Có lẽ, ở các xứ lạnh, người dân hạn chế thay quần áo và không tắm rửa thường xuyên đã tạo thuận lợi cho bệnh phát triển và lây lan.

Mặt khác, ở các nước nhiệt đới nhiễm giun kim ít được quan tâm nghiên cứu hơn các bệnh giun sán quan trọng khác. Trên thế giới, ước tính trên 200 triệu người nhiễm Enterobius vermicularic mỗi năm. Tỉ lệ nhiễm tại một số nước Châu Á thay đổi từ 21% - 74%. Ở Việt Nam, bệnh dao động từ 7% - 50%, có nơi lên đến 80% - 100%. Các điều tra tại huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh năm 2007 – 2009 ghi nhận khoảng 22,7% - 53,5% trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim.

Giun kim có thể lây nhiễm cho cả gia đình

Mầm bệnh hiện diện khắp nơi trong môi trường sinh hoạt của người bệnh nên mức độ lây lan cao, dễ dàng nhiễm vào các thành viên sinh hoạt chung với ký chủ do ngậm tay, ngậm đồ chơi dính trứng, ăn thức ăn bị nhiễm,…hoặc do hít trứng từ bụi trong không khí. Do đó, tác hại của giun kim là nhiễm thường mang tính gia đình, tính tập thể; tập trung chủ yếu ở nhà trẻ, trường mẫu giáo, trại mồ côi, trường nội trú, nhà dưỡng lão, trại tâm thần,…Những điều cần biết về bệnh giun kim là điều cần thiết để phòng lây nhiễm cho gia đình và cộng động, đặc biết là trẻ nhỏ.

Kiểu lây nhiễm hậu môn – ngón tay – miệng ở trẻ em là hình thức chính của tự tái nhiễm mầm bệnh thải ra từ chính cơ thể của trẻ. Một dạng tự tái nhiễm khác, rất hiếm gặp, là hiện tượng nhiễm ngược các ấu trùng giun được nở từ rìa hậu môn.

Bệnh cũng có thể lây lan qua quan hệ tình dục nhất là ở những người đồng tính luyến ái (oral-anal sex). Sự ô nhiễm trứng cao trong không gian chung quanh ký chủ và hiện tượng tự tái nhiễm là yếu tố quan trọng chi phối tỷ lệ tái nhiễm cao trong quần thể sau những đợt xổ giun định kỳ mỗi 4 hoặc 6 tháng. Đồng thời cũng là nguyên nhân của tình trạng nhiễm giun kim kéo dài mặc dù tuổi thọ của giun trưởng thành ngắn hơn nhiều so với các loại giun khác ký sinh ở người.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh giun kim như thế nào?

Ngứa hậu môn vào buổi tối hoặc ban đêm là dấu hiệu quan trọng trong định hướng nhiễm giun kim và việc tìm thấy giun trưởng thành hoặc trứng sẽ giúp xác định bệnh. Giun kim cái có thể tìm thấy ở vùng da quanh hậu môn hoặc vùng âm hộ vào buổi tối, đôi khi xuất hiện trên bề mặt phân, dính trên đồ lót hoặc tã, giấy vệ sinh. Trứng giun kim hiếm khi xuất hiện trong phân (<5%>

Giun kim ký sinh ở đâu

Giun kim trưởng thành thường bắt được ở hậu môn vào lúc nửa đêm

Phương pháp thích hợp nhất là tìm trứng ở vùng da quanh hậu môn bằng kỹ thuật Graham (Scotch tape)…Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi sẽ thấy trứng giun kim chứa ấu trùng. Nếu trứng còn sống, ấu trùng sẽ chuyển động bên trong, nhất là khi kích thích bằng cách hơ nóng nhẹ lam kính. Nếu tiêu bản lẫn nhiều tạp chất, có thể nhỏ 1 giọt toluene hoặc xylene giữa lam kính và băng keo để làm trong mẫu bệnh phẩm.

Trị bệnh giun kim ở đâu?

Bệnh giun kim nên trị cho cả gia đình, tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng điều trị bệnh giun kim bằng các thuốc đặc trị tiêu diệt giun kim trưởng thành và trứng giun kim trong cơ thể, đồng thời điều trị cho các thành viên trong gia đình trong thời gian ngắn để diệt tận gốc nguồn lây bệnh tránh tái nhiễm.

Thuốc điều trị bệnh giun kim. - Mebendazole, Albendazole, Pyrantel, Pamoate, Ivermectine, - Nên điều trị nhắc lại sau 1 – 2 tuần để đạt hiệu quả tối ưu.  Một số thuốc khác để tăng tác dụng hiệp đồng

Dự phòng bệnh giun kim như thế nào?

Mức độ lây lan của bệnh giun kim rất cao do trứng dễ dàng phát tán vào không khí, sàn nhà và các vật dụng trong không gian sinh hoạt của bệnh nhân.

Vì vậy dự phòng bệnh bao gồm các biện pháp ngăn ngừa mầm bệnh phát tán ra xung quanh cũng như nhiễm vào cơ thể.

Việc rửa sạch vùng quanh hậu môn, đáy chậu mỗi sáng thức dậy là hành vi mang tính quyết định nhằm cắt đứt chu trình phát triển của giun kim.

Ngoài ra, phải cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn, không cho trẻ mặc quần trủng đáy, nên hút bụi hoặc lau nhà bằng khăn ướt, tránh quét nhà, giặt sạch quần áo, chăn mền, chiếu gối, drap giường, đồ chơi… để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trứng giun kim.

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara