Hạch toán mua xe ô tô trả góp năm 2024

các bạn giúp mình hạch toán nghiệp vụ mua ô tô trả góp qua ngân hàng với, Mình mới làm thấy bối rối quá. Công ty Mình mua một ô tô trị giá 530 triệu đã có VAT, công ty trả được 230 triệu còn lại mình phải vay ngân hàng 300 triệu lãi suất 1,2% năm và trả trong vòng 4 năm. Lệ phí trước bạ là 23.000.000, đăng ký biển số 2000.000.Mongcác bạn giup đỡ

Hạch toán mua xe ô tô trả góp năm 2024

haithu

Cao cấp
  • 2

Khi mua xe, bên NH đã đưa cho bạn hóa đơn thì bạn hạch toán bình thường, lệ phí trước bạ bạn cộng vào nguyên giá. bên mình cũng mua qua vay vốn NH, mình hạch toán: - Khi có đủ chứng từ và nhận TS: Nợ 211 Nợ 133 Có 111 : số tiền cty đã trả Có 341 : số tiền cty vay của NH - Hàng tháng phải trả cả gốc và lãi ghi: Nợ 341 : số tiền gốc Nợ 635 : số tiền lãi Có 111 hiện tại mình đang hạch toán như vậy, không biết có hợp với bạn không, bạn xem để tham khảo nhé.

Hạch toán mua xe ô tô trả góp năm 2024

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
  • 3

    các bạn giúp mình hạch toán nghiệp vụ mua ô tô trả góp qua ngân hàng với, Mình mới làm thấy bối rối quá. Công ty Mình mua một ô tô trị giá 530 triệu đã có VAT, công ty trả được 230 triệu còn lại mình phải vay ngân hàng 300 triệu lãi suất 1,2% năm và trả trong vòng 4 năm. Lệ phí trước bạ là 23.000.000, đăng ký biển số 2000.000.Mongcác bạn giup đỡ

TT bổ sung thêm bài của bạn hathu, tại ngày kết thúc niên độ, chuyển nợ dài hạn thành dài hạn đến hạn trả đối với khoản tiền phải trả trong vòng một năm.

Đưa vào nguyên giá TSCĐ đối với: tiền mua xe ( giá chưa có thuế nếu bên bạn là DN tính VAT theo PP khấu trừ, giá có thuế đối với trường hợp DN bạn tính VAT theo PP trực tiếp) + lệ phí trước bạ + đăng ký biển số.

Công ty dự tính mua xe ô tô để sử dụng cho văn phòng, giá trị xe 3 tỷ đồng, ngân hàng đã duyệt và chấp thuận cho vay vốn ngân hàng 80% giá trị xe (tương đương được vay 2.4 tỷ đồng), Công ty được biết Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Xin hỏi vậy phần lãi vay vượt trên khoản vay 1,6 tỷ đồng trên có được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN?

- Căn cứ vào Khoản 2.17 và 2.18 cùng với Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.1

...

2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.”

2.2

...

“e. Không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.”

- Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 4 của Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định chi tiết:

“ Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:

1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

  1. TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).”

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên trong trường hợp Công ty vay vốn của Ngân hàng để mua xe ô tô phục vụ cho hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty thì:+Khoản lãi tiền vay phát sinh tương ứng với số tiền vay để mua ô tô tính đến thời điểm đưa ô tô vào trạng thái sẵn sàng sử dụng được tính vào nguyên giá của ô tô theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC nêu trên. Không tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi phí lãi vay đã được ghi nhận vào giá trị của xe ô tô.

+ Đối với khoản lãi vay tương ứng với số tiền vay để mua ô tô phát sinh sau thời điểm ô tô đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 và không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm 2.17, 2.18 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.