Hàng hóa dịch vụ phục vụ dự án đầu tư

Nói đến thực trạng của các dự án đầu tư hiện nay, có thể khẳng định các dự án đầu tư đã không còn quá xa lạ với nhận thức cũng như sự phát triển nền kinh tế của nước ta. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư được đặt ra để phát triển xã hội, đi kèm với nó là những quy định của pháp luật phải thay đổi liên tục để đáp ứng các vấn đề phát sinh trên thực tiễn. Hiểu thế nào là dự án đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Trong bài viết này hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ về các vấn đề pháp lý liên quan đến dự án đầu tư xây dựng.

I. Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Khoản 15 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định về Dự án đầu tư xây như như sau: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.

Hàng hóa dịch vụ phục vụ dự án đầu tư
Theo đó, khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định Hoạt động xây dựng gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

NPLaw xin đưa ra một vài ví dụ về các dự án đầu tư xây dựng như sau:

  • Dự án đầu tư Xây dựng tuyến Metro số 3B tại Thành phố Hồ Chí Minh, với Mục tiêu dự án là xây dựng tuyến Metro số 3B Ngã 6 Cộng Hòa – Hiệp Bình Chánh nhằm hoàn thiện mạng lưới đường giao thông của thành phố Hồ Chí Minh, phù hợp với quy hoạch.
  • Hoặc dự án đầu tư xây dựng bãi đậu xe công viên Gia Định tại Thành phố Hồ Chí Minh.

II. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có quyền và nghĩa vụ được quy định như thế nào ?

Khoản 1 Điều 69 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về quyền của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, theo đó, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:

  • Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;
  • Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;
  • Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều Điều 69 Luật Xây dựng năm 2014 cũng quy định về nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

  • Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;
  • Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
  • Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;
  • Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

III. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại dựa theo tiêu chí nào?

Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 quy định về Phân loại dự án đầu tư xây dựng như sau:

Thứ nhất, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.

Thứ hai, căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

Thứ ba, căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

Thứ tư, căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

  • Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
  • Dự án PPP;
  • Dự án sử dụng vốn khác.
    Hàng hóa dịch vụ phục vụ dự án đầu tư
    ​​​​​​​

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Điều 49 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, được quy định chi tiết nhằm quản lý các hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP này như sau:

“1. Theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này.

2. Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý theo các quy định tại Nghị định này như sau:

  1. Dự án sử dụng vốn hỗn hợp có tham gia của vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP;
  1. Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.

3. Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

  1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  1. Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
  1. Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư”

IV. Những thắc mắc thường gặp về dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng có phải bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ và có phải lập báo cáo?

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 28 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số quy định về Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng như sau:

“Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.

2. Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.

3. Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

5. Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan”

Do đó, dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Còn về vấn đề có phải lập báo cáo hay không thì được giải đáp tại khoản 1 Điều 52 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 về Lập dự án đầu tư xây dựng như sau:

“1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:

  1. Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
  1. Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;
  1. Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  1. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này, trừ dự án PPP.

3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

  1. Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  1. Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”

Hàng hóa dịch vụ phục vụ dự án đầu tư
Từ đó có thể thấy khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều đã nêu trên.

2. Ai có thẩm quyền điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng?

Căn cứ tại Điều 61 Luật Xây dựng 2014, khoản 18 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 quy định về Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, theo đó:

  • Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công do người quyết định đầu tư quyết định.
  • Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ, quốc phòng, an ninh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
  • Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng được tổ chức dưới hình thức như thế nào?

Căn cứ theo Điều 62 Luật Xây dựng năm 2014, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 quy định về Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng, theo đó việc quản lý dự án đầu tư xây dựng được tổ chức dưới hình thức sau:

Thứ nhất, căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
  • Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
  • Tổ chức tư vấn quản lý dự án.

Thứ hai, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.

Thứ ba, ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật Xây dựng.

Trên đây là tư vấn của NPLaw đối với vấn đề dự án đầu tư xây dựng cũng như các tình huống thường gặp trên thực tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ, vui lòng gửi về email: [email protected] hoặc liên hệ trực tiếp qua số: 0913 449968. Xin chân thành cảm ơn.