Hấp bánh gai trong bao lâu

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Lá gai: 200 – 300 gram
  • Lá chuối: 5 – 6 lá lớn
  • Gừng: 50 – 100 gram
  • Bột nếp: 250 gram
  • Đậu xanh: 150 gram
  • Dừa nạo: 150 gram
  • Đường cát: 210 gram
  • Dầu ăn: 100 ml
  • Dụng cụ: Bếp, máy xay sinh tố

Cách thực hiện

Bước 1: Làm bột bánh

Chọn những chiếc lá gai to, già và dùng tay gỡ bỏ phần gân lá lớn để khi ăn không bị vướng các xơ.

Cho lá gai vào nồi luộc với vài lá gừng để cho phần bột thêm thơm, luộc lá gai từ 10 – 15 phút sau đó vớt ra.

Cắt nhỏ phần lá được luộc và cho vào máy xay sinh tố, xay cho lá gai nát ra có thể thêm một chút nước để xay dễ hơn.

Dùng lược để cho phần lá gai ra ngoài lưu ý không vắt nước.

Cho 250 gram bột nếp cùng 100 gram đường và phần lá gai vừa xay vào và trộn đều cho đến khi các nguyên lệu hòa trộn với nhau và không bị dính tay. Sau đó cho bột nghỉ khoảng 30 phút.

 Bước 2: Sên nhân bánh

Đậu xanh vo sạch và ngâm từ 2 – 4 tiếng sau đó đem nấu chín. Xay đậu xanh với 110 gram đường cùng một ít nước.

Cho chảo nóng và đổ phần đậu xanh vừa xay vào chảo cùng một ít muối, sên đậu xanh cho đến khi đậu khô và không bị dính tay.

Cho phần dừa nạo đã chuẩn bị vào và trộn đều hỗn hợp.

Vo phần nhân thành những viên vừa ăn.

Bước 3: Gói và hấp bánh

Sau khi cho bột nghỉ 30 phút lấy bột ra và bắt đầu gói bánh. Ngắt bột sao cho phần bột và phần nhân bằng nhau và bọc lại. Cho bánh vào phần dầu ăn đã chuẩn bị để khi bánh chín sẽ không bị dính vào lá.

Lá chuối rửa sạch đem phơi cho mềm lá hoặc hơ qua lửa rồi mới đem gói bánh. Cắt lá thành hình vuông và xếp thành hình phễu và gói bánh giống gói bánh ít, cho phần bánh đã có nhân vào và gói lại.

Chuẩn bị một cái nồi hấp và hấp bánh khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Thành phẩm

Bánh ít lá gai mang màu xanh đen đặc trưng của lá gai ở phần bột dẻo thơm kết hợp cùng nhân đậu xanh dừa bùi bùi, ngọt ngào bên trong tất cả hòa cùng với nhau tạo nên một món bánh tuyệt vời đầy hương vị. Đây là một đặc sản dễ làm khiến cho ai ăn rồi nhớ mãi.

2Bánh lá gai nhân dừa

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Lá gai: 200 – 300 gram
  • Lá chuối: 5 – 6 lá lớn
  • Gừng: 50 – 100 gram
  • Bột nếp: 250 gram
  • Đậu phộng rang: 150 gram
  • Dừa nạo: 300 gram
  • Đường cát: 210 gram
  • Dầu ăn: 100 ml
  • Dụng cụ: Bếp, máy xay sinh tố

Cách thực hiện

Bước 1: Làm bột bánh

Lá gai sau khi xay và trộn với bột bánh như cách làm trên, cho bột nghỉ 30 phút để chuẩn bị gói bánh.

Bước 2: Sên nhân dừa và đậu phông

Nấu sôi 150ml nước lọc và 110gr đường trắng còn lại trong nồi. Khi thấy đường chuyển qua màu caramel thì nhanh tay cho dừa nạo vào, nấu thêm khoảng 5-10 phút. Thêm đậu phộng, bột năng vào hỗn hợp đường, đảo đều, để nguội và dùng tay vo tròn.

Bước 3: Gói và hấp bánh

Sau khi cho bột nghỉ 30 phút lấy bột ra và bắt đầu gói bánh. Ngắt bột sao cho phần bột và phần nhân bằng nhau và bọc lại. Cho bánh vào phần dầu ăn đã chuẩn bị để khi bánh chín không bị dính vào lá.

Lá chuối rửa sạch đem phơi cho mềm lá hoặc hơ qua lửa rồi mới đem gói bánh. Cắt lá thành hình chữ nhật cho bánh vào trong, gói bánh thành khối chữ nhật và gói kín hai đầu. Chuẩn bị một cái nồi hấp và hấp bánh khoảng 30 phút là có thể dùng được.

Thành phẩm

Bánh ít lá gai nhân dừa là một biến thể đặc biệt của bánh gai truyền thống, món ăn có phần nhân dừa ngọt ngào kết hợp với đậu phông bùi bùi và phần vỏ lá gai thơm lừng tạo nên một tổng thể tuyệt vời hấp dẫn.

     Trong các loại bánh truyền thống của dân tộc, món bánh gai được biết đến là một trong những loại bánh giàu bản sắc nhất. Lý do được giải thích là toàn bộ các công đoạn làm nên những chiếc bánh gai cũng như toàn bộ nguyên liệu làm ra những chiếc bánh gai đó đều có những nét gần gũi thân thương với các truyền thống của dân tộc hay nói một cách cô đọng nhất là những chiếc bánh gai thấm đượm cả tình cảm và linh hồn của quê hương.

     Quá trình làm ra những chiếc bánh gai là tương đối công phu và mất khá nhiều thời gian trải qua nhiều công đoạn khác nhau với lượng thời gian cũng khá dài ở các khâu chuẩn bị từ thu hoạch lá gái, chuẩn bị bột nếp, chế biến lá gai, làm nhân bánh gai, gói bánh và luộc bánh. Sau đó là có thể thưởng thức món đặc sản này rồi, mỗi khâu đều có vai trò riêng và không thể thiếu được trong quá trình làm bánh gai.

     Một trong những vấn đề được quan tâm và cũng ảnh hưởng đến chất lượng bánh khi thưởng thức là thời gian bảo quảncũng như cách bảo quản để cho bánh được ngon nhất và không bị giảm chất lượng trong quá trình sử dụng. Là một trong các loại bánh chế biến  tự nhiên không dùng chất bảo quản nên thời gian sử dụng bánh cũng không phải dài và không giống như các loại đồ khô khác. Thông thường sau khi bánh gai luộc xong nên để nguội rồi mới thưởng thức sẽ rất ngon. Từ lúc bánh luộc xong rồi để nguội có thể bảo quản ở môi trường thoáng mát được từ 4 đến 5 ngày mà bánh vẫn dẻo và thơm ngon. Ngoài ra cũng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết  nếu trời nóng quá thời gian sử dụng bánh gai sẽ ngắn hơn so với thời thời tiết thoáng mát.

Bánh gai đã luộc chín

     Một điều nên lưu ý trong quá trình lưu trữ bánh gai là nên ăn ngay trong 3 ngày đầu sau khi luộc. Nếu muốn bảo quản lâu hơn có thể để trong tủ lạnh sau đó khi nào có nhu cầu sử dụng chúng ta lại tiến hành hấp hoặc luộc lại.

     Mọi thông tin quý khách hàng quan tâm đến cách bảo quản bánh gai nói riêng và các vấn đề khác liên quan đến bánh gai nói chung có thể liên hệ với Thanh Tâm là nhà phân phối đặc sản bánh gai cổ truyền toàn Miền Bắc. Thông tin liên hệ: số 165 Phố Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội – Điện thoại: 093.696.3303

Video liên quan

Chủ đề