Hãy bỏ qua cho nhau những lỗi lầm nhỏ nhặt năm 2024

Ai mà chẳng muốn hôn nhân hạnh phúc, tuy nhiên đôi khi chỉ vì vài sai lầm nho nhỏ trong cuộc sống hằng ngày mà điều ấy trở nên xa vời.

Đừng nghĩ rằng cứ cưới nhau về là cầm chắc một vé hôn nhân hạnh phúc, trọn đời bên nhau. Cũng đừng nghĩ bạn không có lỗi sai nào, chồng chung thủy yêu vợ thì hai bên sẽ luôn luôn hạnh phúc. Trên đời này có những câu chuyện, những vấn đề xảy đến trong cuộc sống hôn nhân mà bạn cũng chẳng lường tới được. Nó có thể dẫn đến chuyện hôn nhân đổ vỡ hay kém hạnh phúc.

Chẳng phải cả hai tranh cãi hay kém chung thủy thì mâu thuẫn mới nảy sinh. Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, có vô vàn nguyên do dẫn đến tình cảm hai bên dần dần bị hao hụt và rồi mất sạch. Bởi vậy trong cuộc sống hằng ngày bạn cần chú ý đến 3 điều sau để giữ cho hôn nhân luôn tốt đẹp.

1. Bạn có tiếp thu những lời mà bạn đời bạn nói hay không?

Nhiều khi, lý do lớn nhất khiến các cặp đôi cãi vã là họ luôn cảm thấy đối phương không quan tâm đến mình. Ví dụ nhờ chồng ra ngoài cầm cả túi rác vứt, anh ta quay đầu liền quên. Chồng đi làm vợ nhờ mua đồ, anh ấy cũng quên mất. Chưa kể một số điều mà bạn nói ra đối phương không để ý chút nào. Theo thời gian, nó có thể khiến mọi người có cảm giác mình bị bỏ rơi và cho rằng bạn đời không còn quan tâm.

Trên thực tế, đó là những hành vi vô thức, không cố ý. Bởi vậy, hai vợ chồng nên lưu tâm hơn, chú ý đến lời nhau nói trong đời sống hằng ngày. Nếu bạn không nhớ được lời dặn dò thì nhớ ghi vào điện thoại. Bạn cũng nên quan sát nhiều hơn để xem bạn đời có mong muốn nào đó hay thích thú với cái gì đó không. Một điều bất ngờ như món quà ấy chắc chắn sẽ khiến bạn đời bạn cảm thấy vô cùng hứng thú và tình cảm hai bên lại được vun đắp nhiều hơn.

Hãy bỏ qua cho nhau những lỗi lầm nhỏ nhặt năm 2024

Ảnh minh họa

2. Các bạn đã nhắc nhở nhau về ngày sinh nhật của bố mẹ hay ngày lễ đặc biệt chưa?

Bất kể cuộc sống có vui vẻ hay không, bạn cũng nên thể hiện sự quan tâm chu đáo đến gia đình của nửa kia. Ví dụ như khi bố mẹ chồng, bố mẹ vợ sắp sinh nhật, hãy cùng đối phương chúc mừng và mua quà.

Khi thời tiết trở lạnh hoặc nóng hơn, bạn nên nhắc nhở bố mẹ hai bên chú ý hơn. Thể hiện sự quan tâm đến gia đình của bạn đời cũng là cách thể hiện tình yêu của bạn. Bạn có quan tâm, yêu thắm thiết, tôn trọng thì mới nhớ đến những điều đó. Chắc hẳn vợ hoặc chồng bạn khi thấy bạn để ý đến cả gia đình của họ thì tâm trạng sẽ tốt. Thậm chí có một chút cảm xúc biết ơn ở trong đó nữa. Nó là một phần quan trọng giúp gắn kết mối quan hệ giữa cả hai mà đôi khi chúng ta thường hay xem nhẹ.

Nhiều cô vợ cho rằng mình lấy chồng thì chỉ quan tâm đến chồng chứ không lấy cả gia đình chồng. Bởi vậy nếu có quan tâm thì chỉ cần để ý đến mỗi anh ấy mà thôi. Trên thực tế, suy nghĩ đó vô cùng sai lầm. Không có gia đình thì làm sao mà có chồng của bạn được. Anh ấy quan tâm đến gia đình mình, bạn cũng bày tỏ sự quan tâm, đó chính là sự đồng hành mà hai vợ chồng dành cho nhau. Hãy cố gắng để khiến mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp hơn nhé.

Hãy bỏ qua cho nhau những lỗi lầm nhỏ nhặt năm 2024

Ảnh minh họa

3. Khi tâm trạng bạn đời không ổn, bạn đã tỏ ra quan tâm hay chưa?

Ai cũng không tránh khỏi đôi khi có những phút giây chùng xuống tâm trạng và cảm xúc. Khi gặp chuyện ngoài ý muốn, ai có thể vui vẻ nổi. Những điều ấy sẽ được thể hiện ngay trên khuôn mặt họ. Bởi vậy, bạn cũng nên tinh ý hơn khi xem xét những điều xảy đến với vợ hoặc chồng mình.

Bạn đời của bạn có vui vẻ không, sắc mặt và tâm trạng sẽ nói lên điều đó. Những lúc ấy, bạn nên ngồi lại để hỏi han tâm sự xem vấn đề là gì.

Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định trước khi đi ngủ để giao tiếp, trao đổi những gì xảy ra hôm nay. Hai vợ chồng có thể thoải mái tâm sự, nói ra nỗi lòng mình. Điều đó cũng khiến tình cảm hai bên thắt chặt hơn. Cả bạn và bạn đời đều thấy mình được yêu thương, quan tâm. Điều này rất quan trọng trong quan hệ gia đình.

Cuộc sống của chúng ta chính là chuỗi dài của những gì đã trôi qua, đang trôi qua và sẽ trôi qua. Chắc hẳn rằng quá khứ của chúng ta, ai ai cũng có những tháng ngày rực rỡ và bên cạnh đó cũng sẽ có những lỗi lầm khiến chúng ta phải hối tiếc. Có những lỗi lầm khiến chúng ta phải ăn năn, ray rứt, và thậm chí mong muốn có một phép màu nào đó để quay lại quá khứ khi chúng ta đã làm tổn thương ai đó hoặc đã để ai đó làm tổn thương chính mình. Chúng ta cũng sẽ khát khao được quay lại khoảnh khắc mà mình đã đưa ra một quyết định ngu ngốc khi quá vội vã hay chưa kịp cân nhắc kỹ lưỡng.

Khi nhìn vào một lỗi lầm hay một điều ngu ngốc của chính mình, chúng ta sẽ xác định được đâu là lý do khiến mình đi sai. Và vì thế mà nếu có cơ hội, chắc chắn chúng ta sẽ muốn thay đổi, muốn chọn một cách khác để đi cho đúng hướng. Trong chúng ta ai cũng có những điều hối tiếc. Không ai có thể bắt chúng ta thừa nhận nhưng chính bản thân mình biết rằng nó luôn tồn tại. Tất cả chúng ta đều biết rằng quá khứ cũng chỉ là quá khứ. Nếu cứ ở đấy mà mong muốn thay đổi để nó khác đi thì chỉ khiến chúng ta bỏ lỡ những điều tốt đẹp hiện tại mình đang có. Và bởi vì thay đổi là một điều bất khả thi nên chúng ta cần phải biết cách chấp nhận và nắm bắt giá trị của nó. Vì lẽ đó, chính trong lúc hiện tại, chúng ta hãy sống tốt, sống đúng, sống tử tế để không phải có những hối tiếc, lo lắng và ray rứt về sau. Trong Phật giáo cũng vậy, trong rất nhiều đoạn kinh, đức Phật thường xuyên khuyên dạy các đệ tử của mình rằng: Yaṃ, bhikkhave, satthārā karaṇīyaṃ sāvakānaṃ hitesinā anukampakena anukampaṃ upādāya; kataṃ vo taṃ mayā etāni, bhikkhave, rukkhamūlāni etāni suññāgārāni. Jhāyatha, bhikkhave, mā pamādattha; mā pacchā vippaṭisārino ahuvattha. Ayaṃ vo amhākaṃ anusāsanī’ti. Này các Tỷ-kheo, những gì bậc Ðạo sư phải làm, vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đệ tử, những việc ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng các Thầy. Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà không tịnh. Này các Tỷ-kheo, hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ hối tiếc về sau. Ðó là lời giáo huấn của Ta cho các Thầy. Hối tiếc là trạng thái lo âu, không hài lòng đối với việc làm của mình. Có câu Pāli giải thích rằng: Kukatassa bhāvo = kukkuccaṃ - trạng thái của người bồn chồn lo âu, hối hận vì đã có hành động sai lầm. Ăn năn, hối hận về một điều bất thiện đã làm là kukkucca, và ăn năn, hối tiếc điều thiện đã bỏ qua không làm cũng là kukkucca. Theo Vi diệu pháp (Abhidhamma), đức Phật định nghĩa trạng thái của hối tiếc trong bộ Phân tích (Vibhaṅga) như sau: Tattha katamaṃ kukkuccaṃ? Akappiye kappiyasaññitā, kappiye akappiyasaññitā, avajje vajjasaññitā, vajje avajjasaññitā, yaṃ evarūpaṃ kukkuccaṃ kukkuccāyanā kukkuccāyitattaṃ cetaso vippaṭisāro manovilekhā—idaṃ vuccati “kukkuccaṃ”. Việc không đáng nghĩ là đáng; việc đáng nghĩ là không đáng; việc không tội nghĩ là tội, việc tội nghĩ là không tội; sự kiện nào là sự hối hận như vậy, cách hối hận, thái độ hối hận, tâm ăn năn, ý bối rối. Ðây gọi là hối hận. Chúng ta có thể hiểu đoạn định nghĩa trên như sau: - Việc đáng làm cho là không đáng làm, việc hợp pháp cho rằng đó là bất hợp pháp. - Việc không đáng làm cho là đáng làm, việc bất hợp pháp cho rằng đó là hợp pháp. - Việc không có tội nghĩ là có tội, việc hợp đạo đức cho rằng đó là việc không hợp đạo đức. - Việc có tội nghĩ là không có tội, việc không hợp đạo đức cho là hợp đạo đức. Đây là những suy nghĩ sai, do đó hối hận được liệt vào bất thiện, vì hối hận có tâm trạng là ray rứt, khó chịu, phiền muộn nên hối hận được liệt vào tâm sở bất thiện đi chung với sân tâm sở. Như vậy, trạng thái của một người hối tiếc về một hành động bất thiện đã làm, hoặc một hành động thiện đáng làm lại bỏ qua, hoặc một hành động thiện đã làm nhưng sau lại hối tiếc. Như một người hành động bố thí, giúp đỡ cho một người khác, sau được nghe kể về hành động xấu xa của người nhận bố thí thì sanh lòng ân hận vì cho rằng mình giúp lầm người; hoặc một người lúc sân hận, mắng nhiếc kẻ khác, sau ân hận việc đã làm của mình; hoặc một người không giúp đỡ người tàn tật, sau ân hận về sự vô tâm của mình... Pāli có giải thích như sau: "Kataṃ me pāpamakataṃ me puññaṃ kukkaccaṃ - ân hận tội đã làm, phước lại bỏ qua, nên gọi là hối". Vì lẽ đó, chớ khinh thường việc ác nhỏ hoặc bỏ qua những việc thiện nhỏ, biết đâu chính những điều nhỏ nhặt đó sẽ len lõi vào trong tâm trí mình, khiến chúng ta sẽ phải hối tiếc về sau. Acaritvā brahmacariyaṃ, aladdhā yobbane dhanaṃ; Jiṇṇakoñcāva jhāyanti, khīṇamaccheva pallale. Lúc trẻ, không phạm hạnh, Không tìm kiếm bạc tiền. Như cò già bên ao, Ủ rũ, không tôm cá. Acaritvā brahmacariyaṃ, aladdhā yobbane dhanaṃ; Senti cāpātikhīṇāva, purāṇāni anutthunaṃ. Lúc trẻ, không phạm hạnh, Không tìm kiếm bạc tiền. Như cây cung bị gẫy, Thở than những ngày qua. Khi chúng ta còn sức khỏe, còn đủ trí tuệ sáng suốt thì hãy cố gắng tạo những việc lành, thiện hạnh, làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Đừng vì những phút bốc đồng của tuổi trẻ, đừng vì sự cao ngạo của một thanh niên chưa suy nghĩ chính chắn để rồi sau này, khi ngồi sau song sắt nhà giam hoặc phải nếm trải trái đắng do hành động mình đã tạo thì hối tiếc cũng chẳng được gì. Trường hợp của nhà triệu phú đại gia mà đức Phật khuyên dạy trong câu kệ trên cũng như thế. Chỉ vì nhà có của ăn của để, không muốn cho con của mình phải đi học cực khổ nên cha mẹ chỉ cho con của mình hưởng thụ tài sản đồ sộ mà thôi. Trong kinh thành Bārānasī, hai gia đình triệu phú đã có những suy nghĩ như vậy. Rồi về sau, con trai và con gái của họ được kết hôn với nhau, và hiển nhiên cả hai được thừa hưởng toàn bộ gia tài kếch xù từ cha mẹ hai bên. Do không có tài nghệ chi cả, rồi thêm sự rủ rê, dụ dỗ của những kẻ nhậu nhẹt, chơi bời, chẳng bao lâu thì núi tiền núi bạc cũng từ từ ra đi theo thời gian. Ném tiền qua cửa sổ như thế, chẳng bao lâu triệu phú nghiện rượu đã phung phí hết gia sản tám trăm triệu của mình. Rồi tám trăm triệu của nhà vợ cũng tan như mây khói. Anh ta bán hết ruộng đất, vườn tược, xe cộ... luôn cả ly chén, khăn trải giường, áo khoác. Về già anh bán luôn căn nhà, dắt vợ ra đi và trọ ven tường nhà người khác, tay cầm mảnh sành ăn xin đầu đường xó chợ, kiếm chút cơm thừa canh cặn sống qua ngày. Biết được nguyên nhân đó, đức Thế Tôn nói cho Đại đức Ānanda như sau: Nếu hồi trẻ anh ta biết sử dụng đồng tiền để kinh doanh thì đã thành vị chưởng khố đệ nhất của thành này; và nếu anh ta lìa bỏ thế gian thành Tỳ-kheo sẽ đắc quả A-la-hán, còn vợ anh chứng Tam quả. Nếu ở tuổi trung tuần, anh ta không tiêu phí tài sản và biết làm ăn thì sẽ trở thành đệ nhị chưởng khố thành này; và nếu lìa bỏ thế gian thành Tỳ-kheo sẽ đắc Tam quả, còn vợ anh sẽ đắc Nhị quả. Nếu cuối đời mình, anh ta mới biết chuyển hướng như đã kể, thì sẽ thành đệ tam chưởng khố, hoặc chứng Nhị quả còn vợ anh chứng Dự-lưu. Nhưng bây giờ anh đã đánh mất hết tài sản thuộc về cư sĩ, cũng như quả vị của đạo. Anh ta không khác gì con cò mắc cạn trong ao. Đừng để hối tiếc về sau, đó là lời khuyên dạy của bậc Đạo sư. Ngài nhắc nhở chúng ta phải nỗ lực tu tập, vun bồi hạnh lành, tránh xa những ác hạnh. Mọi thứ đó đều nằm trong khoảng thời gian này, ngay bây giờ, chớ hẹn lần hẹn lữa. Thời gian nó cứ trôi đi không chờ một ai nên đừng bao giờ nói rằng: mai tôi sẽ tu, hay mai tôi sẽ giữ giới. Quá khứ nó đã qua, không thay đổi được; còn tương lai chưa đến, nhưng tương lai an vui hay đau khổ chính là do hiện tại tác động đến. Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ; Yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ. Paccuppannañca yo dhammaṃ, Tattha tattha vipassati; Asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, Taṃ vidvā manubrūhaye. Ajjeva kiccamātappaṃ, ko jaññā maraṇaṃ suve; Na hi no saṅgaraṃ tena, mahāsenena maccunā. Evaṃvihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ; Taṃ ve bhaddekarattoti, santo ācikkhate muni. Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng, Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến, Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ quán chính ở đây. Không động, không rung chuyển, Biết vậy nên tu tập Hôm nay nhiệt tâm làm, Ai biết chết ngày mai? Không ai điều đình được, Với đại quân thần chết, Trú như vậy nhiệt tâm, Ðêm ngày không mệt mỏi, Xứng gọi Nhứt dạ Hiền, Bậc an tịnh, trầm lặng. Vì vậy, hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc, những cái mà sau này chúng ta không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện, và biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, sự hối hận nó cũng thường xuyên diễn ra. Kẻ phàm phu của chúng ta khi có hành động gì, một tư tưởng gì, một lời nói gì, chúng ta để lại dư âm, sau đó sẽ sống lại với trạng thái dư âm đó với trạng thái ray rứt, buồn bực. Một người họ không tin Phật Pháp, không tin lý nhân quả thì không có tâm hối, không phải như thế. Đã là một thuộc tánh bất thiện pháp và là một pháp chân đế thì chúng sanh luôn luôn phải có sanh khởi thuộc tánh đó, chỉ có điều là hai trạng thái hối có sự khác nhau. Một là ray rứt khó chịu vì đã khởi lên những trạng thái tâm bất thiện, hành động bất thiện và người này cảm thấy bực bội khó chịu, trạng thái đó nhìn thoáng qua dường như không có sự hối hận vì có hối hận có nghĩa là người đó sẵn sàng làm lại điều tốt như là sự hối cải. Nhưng mà chúng ta thấy có những người hung ác, họ giết người không run tay, hay là họ có những thủ đoạn làm khổ người khác mà chúng ta vẫn thấy họ cười ngạo nghễ trên sự đau khổ của người khác, chúng ta tưởng chừng như người đó không có sở hữu hối. Nhưng thực ra họ vẫn có sự ray rứt, có sự bực bội khó chịu sau khi họ hành động ác rồi thì chính tâm bất thiện đó dầy vò làm cho họ có tư tưởng không an lạc. Chính tư tưởng này không an lạc này làm cho tâm nóng nảy ray rứt. Như trong Pháp cú, đức Phật Ngài có dạy rằng một hành động ác tức là hành động sau khi đã làm xong: Na taṃ kammaṃ kataṃ sādhu, yaṃ katvā anutappati; Yassa assumukho rodaṃ, vipākaṃ paṭisevati. Nghiệp làm không chánh thiện, Làm rồi sanh ăn năn, Mặt nhuốm lệ, khóc than, Lãnh chịu quả dị thục. Bất luận là một người có khuynh hướng đạo đức hay không, mỗi khi làm xong điều ác tự nhiên tâm tư của họ là bất an, không được ổn định. Trong trường hợp này nó bị ảnh hưởng của hối tâm sở. Tất nhiên khi dùng từ hối ở đây chúng ta sẽ ngộ nhận cho rằng danh từ hối có vẻ gượng ép. Hối đúng ra là một thái độ sẽ dẫn tới một sự cải thiện trong tương lai nhưng điều đó chỉ đúng với một số người như đối với những vị tu tập dầu cho xuất gia hay là cư sĩ đi nữa khi chúng ta phạm lỗi lầm thuộc về ác bất thiện pháp trái lại với giới luật… thì sau đó tâm của mình bị ăn năn bị ray rứt. Trang thái ăn năn ray rứt của một người tu tập mà làm những điều ác quấy này đó cũng là trạng thái hối. Trạng thái hối đó do khéo tu tập thuần thục người này cải thiện, vì có những khuynh hướng thiện pháp trỗi dậy nên người này bắt đầu nghĩ đến phục thiện. Như chúng ta cũng biết là khi trẻ em được mặc bộ đồ mới, nếu nó bị té và quần áo bị lấm thì nó cảm thấy bực bội khó chịu không biết gì khác hơn là ngồi đó mà khóc khác hơn thái độ của một người hiểu biết khi té và quần áo dơ bẩn, nó cũng cảm thấy bực bội đau khổ, nhưng rồi nó lại có hướng là phải cởi áo đó ra đem giặt để làm cho sạch lại. Như vậy thì giữa cái hối của người có khuynh hướng đạo đức và cái hối của người không có khuynh hướng đạo đức có sự khác nhau chứ không phải ở đây hối chỉ là để dành cho người có khuynh hướng đạo đức mới có sự hối cải còn đối với người không có khuynh hướng đạo đức thì người đó không có trạng thái hối sau khi đã làm xong việc ác hay bỏ rơi điều thiện. Đối với tình trạng của một người ân hận ray rứt với điều ác mình đã làm, đó cũng là trạng thái hối, những điều thiện điều tốt mà họ đã bỏ qua không làm họ có sự hối tiếc thì đây cũng là trạng thái hối. Có vấn đề là một người họ đã bố thí xong rồi sau đó họ khởi lên trạng thái hối tiếc về tài sản đã bỏ ra trạng thái hối này lại dính dấp với ý nghĩa của bỏn xẻn, đây là trường hợp mà chúng ta phải lưu ý những thiện pháp mình đã làm rồi mình hối hận, thiện pháp đó có nhiều dạng khác nhau cho nên ta nói đến một người sau khi làm phước rồi, vì một lý do nào đó họ cảm thấy hối tiếc với những gì mà họ đã cho ra với thiện pháp nào nà họ đã làm, chúng ta phải hết sức thận trọng với các trạng thái này khi mà chúng ta muốn nhận xét về chi pháp. Một người đã bỏ nhiều thời gian để làm chuyện công đức khác như là đi chùa làm công quả hoặc quy y giữ giới, rồi sau này khi gặp chuyện bất bình họ chán nản, lúc bấy giờ họ hối tiếc bỏ nhiều thời gian để tu tập nhưng không có lợi ích gì cả thì trạng thái đó là trạng thái hối tâm sở, chúng ta phải thận trọng khi nhận xét về vấn đề này. Bây giờ chúng ta nói đến ảnh hưởng của hối tâm sở ở trong đời sống tu tập của chúng ta. Nên hay không nên trong đời sống này chúng ta có một trạng thái tâm hối? Nếu như chúng ta là một người có tánh cầu toàn muốn cái gì cũng được tốt đẹp cho nên lúc nào ta cũng khổ tâm vì chúng ta bị ray rứt bởi những lỗi lầm bởi những khuyết điểm chúng ta đã phạm phải. Hay là chúng ta cứ ray rứt khổ tâm vì chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội làm thiện pháp và cứ như hế cuộc sống của chúng ta phải bị đốt nóng, phải bị ray rứt bất an. Sự kiện này có thể làm cho chúng ta mất đi an lạc tiến hóa. Điều này chúng ta cần phải chỉnh sửa lại, một chút thôi cũng đủ cho chúng ta hướng thiện được. Còn trường hợp hối thứ hai là trường hợp hối có được sự cảnh tỉnh hay là sự hối cải, chúng ta hối để rồi chúng ta chừa bỏ thì trạng thái hối đó chúng ta nên thường xuyên có. Trạng thái hối này lại đi kèm với trạng thái pháp mà chúng ta sẽ học tới đó là Tàm và Quý. Như ở trong Luật Tạng, đức Thế Tôn Ngài cũng tán thán ca ngợi một vị Tỳ-kheo đời sống có liêm sĩ gọi là Tàm (Hiri), là một vị Tỳ-kheo có lòng hổ thẹn biết sợ hãi những lỗi lầm dù nhỏ nhặt. Đây là trạng thái mà ta gọi là kukkucca. Bởi vì khi chúng ta có sự hối tiếc một điều gì chẳng hạn như một vị Tỳ-kheo khi đã phạm lỗi lầm gì đó, trước tiên vị Tỳ-kheo khởi lên tâm ray rứt, có tâm hối hận rồi sau đó vị này mới khởi lên lòng tàm - quý thuộc về thiện pháp. Nhưng mà trong lúc ray rứt với những việc xấu mình đã làm như vậy cũng là một trạng thái tâm bất an, nó là một thuộc tánh bất thiện. Điều đó chúng ta không cần phải chối từ là sự kiện này một người họ hối hận với việc ác đó là điều tốt chứ tại sao lại gọi là bất thiện. Trong Vi Diệu Pháp rất rõ ràng, lúc nào khởi lên lòng tàm - lòng quý thuộc về thiện pháp nhưng thoạt đầu vừa khi đã làm việc bất thiện, vừa khi đã bỏ qua hành động thiện, thì tâm ray rứt khởi lên lúc đó được gọi là thuộc tánh hối ở trong tâm sân, thoáng qua như vậy rồi nới khởi lên lòng tàm - lòng quý thuộc về thiện pháp. Chúng ta cũng nên nói thêm rằng chấp nhận nó là một trạng thái bất thiện thuộc về sân hối nhưng trạng thái bất thiện này lại là một yếu tố để có thể trợ giúp cho thiện chúng ta gọi là bất thiện trợ thiện bằng thường cận y duyên. Trường hợp này chúng ta có thể tìm thấy trong Tạng Kinh, có nhiều nơi đức Phật Ngài đã dạy như vậy. Chẳng hạn như đức Phật đã dạy rằng: Ưu có hai loại một loại nên thân cận và một loại không nên thân cận. Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời ưu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời ưu ấy nên thân cận. Ở đây, có ưu câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn. Này Thiên chủ, Ta nói ưu là hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy. Ưu nên thân cận là một trạng thái buồn bực chẳng hạn như là tâm hối mà nhờ đó khiến cho thiện pháp được tăng trưởng và bất thiện pháp được suy giảm nhờ có sự hối sau khi chúng ta đã vi phạm điều xấu, nhờ đó chúng ta có sự tiến hóa mà chúng ta chừa cải được trong tương lai về những ác bất thiện pháp. Trạng thái ưu này là trạng thái ưu nên thân cận. Trạng thái ưu không nên thân cận đó là trạng thái buồn bực, đau khổ mà không có hướng đi, nó khiến cho thiện pháp suy giảm và bất thiện pháp tăng trưởng. Đó là trạng thái hối không nên thân cận. Chúng ta nên bắt chước nên thân cận và thực hành theo trạng thái hối của một người có khuynh hướng đạo đức và ngược lai không thực hành theo hối của một người thiếu khuynh hướng đạo đức. Kẻ phàm phu của chúng ta chưa hoàn thiện, chúng ta vẫn có những khuyết điểm chúng ta vẫn có những lổi lầm, nhưng nếu chúng ta có tâm hối và sau đó chúng ta có lòng tàm lòng quý thì đây cũng là điều tốt. Người ta nói rằng một người phạm lỗi mà biết lỗi thì người đó đã sửa sai hết phân nửa lỗi lầm của họ. Ở đây biết mình phạm lỗi thì cũng chỉ cho một thái độ của một người có sự hối cải, có sự hối ở trong hành vi bất thiện pháp, hay là những thiện pháp đã bỏ qua thì chắc chắn ta sẽ tạo cho mình một khuynh hướng đạo đức thật sự tốt đẹp. Phải chăng khi chúng ta trị bệnh có đôi lúc chúng ta dùng những loại thuốc như là mocphine (á phiện), nó là chất độc hại không thể sử dụng thường xuyên được, gây nghiện và phá hoại cơ thể nhưng trong y học nó lại có ích khi gây mê, giảm những cơn đau dữ dội. Cũng vậy có những bất thiện pháp chúng ta phải triệt để trừ khử nhưng cũng có những bất thiện pháp vẫn sử dụng được để nó làm yếu tố hay điều kiện hay động lực trợ sanh ra các thiện pháp khác. Như ở đây chúng ta thấy hối tâm sở thuộc bất thiện pháp gọi là Uddhaccakukkucca tức là trạo hối lúc bấy giờ nó là trạng thái bất thiện pháp xấu xa, đem đến cho chúng ta trạng thái bất an, không tốt đẹp. Thế nhưng nó lại khơi mào cho những thiện pháp khác sanh khởi, như chúng tôi đã trình bày là hối này có thể trợ cho thiện pháp sanh khởi bằng cách thường cận y duyên nghĩa là chúng ta đều biết hối với những điều đó để chúng ta khởi lên long tàm - lòng quý. Như trong bài kinh Giáo giới Rāhula ở Ambalaṭṭhika (Ambalaṭṭhikarāhulovādasutta). Trong bài kinh này đức Phật Ngài day cho Tôn giả Rāhula về pháp môn phản tỉnh tam nghiệp. Khi nào tạo thân hành, ý hành, khẩu hành cần phải phản tỉnh thân hành, ý hành, khẩu hành đó nếu xét thấy đó là những điều ác bất thiện pháp thì cần phải hối cải. Hãy tìm đến các bạn đồng phạm hạnh có trí hay các bậc thầy để sám hối những lỗi lầm khuyết điểm đó và nguyện sẽ chừa cải trong tương lai. Và nếu như hành động nào lời nói nào tư tưởng nào đã làm đang làm và sẽ làm mà sau khi phản tỉnh xét thấy rằng là điều thiện đưa đến sự an lạc, được bậc thiện trí thức tán thán thì cần phải hoan hỷ ngày đêm tu tập trong thiện pháp đó. Đại khái bài kinh này đức Thế Tôn đã dạy như vậy. Rõ ràng khi chúng ta sống, chúng ta sinh hoạt về những hành vi những cử chỉ luôn luôn chúng ta phải biết phản tỉnh, nếu thấy là ác bất thiện pháp thì chúng ta cần phải khởi lên trạng thái tâm hối, rồi đi tìm các bạn đồng phạm hạnh có trí hay các bậc thầy tổ để chúng ta phát lộ, bày tỏ những lỗi lầm đó và hứa sẽ chừa cải trong tương lai. Đây là trường hợp tu tập để tiến bộ trong Phật giáo. Trong kinh điển rải rác đó đây chúng ta thấy có những người làm những khuyết điểm gì đó về thân về khẩu về ý họ đã có những lời nói xúc phạm đến Tam Bảo, sau khi nghe Pháp xong khởi lên tâm hối hận liền xin sám hối tội trước sự chứng minh của Thế Tôn, điển hình là đức vua Ajātasattu. Vì vua đã phạm trọng tội giết cha của mình nên ăn năn hối tiếc: - Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chơn chánh, để đạt vương quyền. Mong Thế Tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn chận về tương lai. Và đức Phật chấp nhận tội ấy cho vua: - Ðại vương, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, Ðại vương đã hại mạng phụ vương, một vị vua chơn chánh, để đoạt vương quyền. Vì Ðại vương đã thấy tội ấy là một tội, đã thú tội đúng với Chánh pháp, Ta nhận tội ấy cho Ðại vương. Ðó là một sự tiến bộ, này Ðại vương, trong luật pháp của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, thú tội đúng với Chánh pháp, và ngăn chận ở tương lai. Và khi vua Ajātasattu từ biệt và ra đi, đức Phật đưa ra nhận xét như sau: "Này các Tỷ-kheo, tâm vua ấy rất ăn năn, này các Tỷ-kheo, tâm vua ấy rất hối lỗi. Nếu vua ấy không hại mạng vua cha, một vị vua rất chân chánh, thì tại ngay chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được pháp nhãn, không trần cấu, không ô uế ". Đức Phật có những lời khuyên đại loại là như vậy để an ủi để khích lệ cho người đó và người này trở nên hoan hỷ khi được đức Phật xác nhận lỗi lầm và Ngài đã an ủi bằng câu nói: “Đó là sự tiến bộ, nếu có sự phát lộ thì đây là sự tiến bộ của bậc thánh”. Nghe như vậy người ấy hết sức hân hoan và cảm thấy nhẹ nhàng như trút bỏ đuợc gánh nặng bởi vì sau khi làm những lỗi lầm thì tâm ray rứt bực bội khó chịu lắm. Khi đã trút bỏ rồi thì tâm hướng về điều thiện. Đó là sự tiến bộ trong tu tập nếu như chúng ta biết cách sử dụng những bất thiện pháp như là hối tâm sở. Mặc dầu là bất thiện pháp nhưng chúng ta cũng cần đến nó để làm cho chúng ta tiến bộ. Chúng ta biết gai nhọn đâm vào da thịt thì rất là đau tuy vậy những lúc chúng ta bị dầm hay bị dăm cây hay bị một gai khác đâm vào da thịt vô cùng đau nhức. Lúc bấy giờ trước tiên chúng ta phải dùng gai nhọn lễ lấy gai đó ra, rồi mới xức thuốc thoa dầu. Cũng như thế đối với hành động ác bất thiện pháp những lỗi lầm những khuyết điểm trước tiên chúng ta cần phải khởi lên tâm hối, rồi khởi lên lòng tàm quý rồi khởi lên những thiện pháp khác để tạo nên sự an tâm cho chúng ta, một cách làm cho chúng ta tiến hóa. Như vậy chúng ta khởi lên tâm hối trong đời sống này cũng rất có lợi. Nói tóm lại, khi chúng ta nói về hối tiếc, chúng ta phải nhận xét một cách chính xác, khẳng định rằng hối tiếc là trạng thái tâm ray rứt, nóng nảy, bực bội làm cho bất an và nó thuộc về sân phần nó câu sanh với tâm sân thọ ưu. Chúng ta phải khẳng định về trạng thái của nó. Rồi khi ta nói dến tác dụng của nó thì chúng ta nói rằng nếu như một người thiếu khuynh hướng đạo đức thì hối tâm sở mãi mãi là một trạng thái bất thiện pháp nguy hiểm chướng ngại che lấp nhưng đối với một ngườiđã thuần thục về khuynh hướng đạo đức thì hối tâm sở lúc bấy giờ lại là trạng thái giúp cho họ có thể cải thiện được hoàn chỉnh được những gì thuộc đạo đức luân lý trong đời sống này sẽ tốt đẹp hơn. Vì lẽ đó, trong bất cứ hành động nào thông qua tam nghiệp, chúng ta phải luôn phản tỉnh, chánh niệm và tỉnh giác, chớ có phóng dật để không phải hối tiếc về sau. Bhik. Samādhipuñño Định Phúc _______________________ Tăng chi bộ kinh, chương Bảy pháp, Đại phẩm, kinh Araka (A.iv.136). Ku (xấu, sái quấy) + kata (đã làm xong) = kukata. Nārada Mahāthera (dịch), Vi Diệu Pháp Toát Yếu - Abhidhammatthasaṅgaha, dịch Việt bởi Phạm Kim Khánh. HT Tịnh Sự (dịch), Phân Tích - Vibhaṅga, Thiền Phân tích - Jhānavhibhaṅga, câu 637 (Vbh.206). Pháp cú kinh, kệ 155-156 (Dhp.155-156). Chú giải kinh Pháp cú, chuyện Đại Phú – Con trai chưởng khố (DhpA.iii.129ff). Trung bộ kinh, kinh Nhất dạ hiền giả (M.iii.188). Pháp cú kinh, kệ 67 (Dhp.67) Trường bộ kinh, kinh Đế-thích sở vấn (D.ii.279). Trung bộ kinh, kinh Giáo giới Rāhula ở Ambalaṭṭhika (D.ii.415). Trường bộ kinh, kinh Sa-môn quả (D.ii.102).