Hideaki sorachi là tác giả của những truyện gì năm 2024

Nghề họa sĩ truyện tranh tại Nhật Bản không hề thoải mái như tưởng tượng của nhiều fan hâm mộ. Đơn cử như họa sĩ truyện tranh được cho là thành công nhất hiện nay - Eiichiro Oda cũng thường xuyên phải làm việc 21 tiếng mỗi ngày với 6 ngày trong một tuần để kịp tiến độ ra mắt One Piece và phục vụ khán giả. Với áp lực công việc lớn và liên tục như vậy mà đôi khi các họa sĩ truyện tranh thường trêu đùa rằng họ chỉ có thể nghỉ ngơi khi tết đến hoặc khi... bị bệnh mà thôi.

Hideaki sorachi là tác giả của những truyện gì năm 2024

Mới đây, cộng đồng otaku tại Nhật Bản lại tiếp tục phải đón nhận thêm một tin không vui, đó là họa sĩ Hideaki Sorachi, tác giả của tựa manga hài đình đám nhất hiện nay - Gintama đã bị ốm và phải nhập viện điều trị. Tiến độ ra mắt chương tiếp theo của bộ truyện tranh Gintama cũng theo đó mà bị trì hoãn theo.

Hideaki sorachi là tác giả của những truyện gì năm 2024

Nếu bạn chưa biết thì Gintama là tựa manga hài hước từng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003 trên tạp chí Weekly Shounen Jump với nội dung xoay quanh thời Edo giả tưởng. Bối cảnh truyện lấy vào thời kì khi mà Nhật Bản đang chịu sự giao thoa văn hóa với... người ngoài hành tinh (chứ không phải với phương Tây như trong lịch sử) và nhân vật chính của chúng ta là Gintoki Sakata, một kiếm sĩ samurai có tính cách vô cùng quái dị.

Hideaki sorachi là tác giả của những truyện gì năm 2024

Để mưu sinh, Gintoki cùng những người bạn bè của mình đã lập một "tổ đội" làm thuê, chuyên nhận làm đủ mọi thứ việc trên đời miễn là... có tiền. Tuy nhiên, với tính cách quái dị của mình cùng những người bạn bè vốn cũng chẳng bình thường chút nào, Gintoki đã tạo nên những phen náo loạn và gây ra khá nhiều rắc rối dở khóc dở cười cho khán giả.

Hideaki sorachi là tác giả của những truyện gì năm 2024

Được biết, do tình trạng sức khỏe không được tốt của họa sĩ Hideaki Sorachi, bộ manga Gintama sẽ bị trì hoãn ra mắt chương mới trong 2 tuần tiếp theo. Truyện sẽ được trở lại với khán giả trong số thứ 47 của tạp chí Weekly Shounen Jump vào ngày 19 tháng 10 tới đây.

Mặc dù cảm thấy khá tiếc nuối nhưng đa phần các fan hâm mộ đều tỏ ra thông cảm và mong tác giả sớm bình phục để tiếp tục sáng tác Gintama.

A: “Chúng ta thường nghe về các lão làng và nhóm trợ lý có thể phân chia thời gian và khối lượng công việc hợp lý ra sao trong giai đoạn hoàn thành bản thảo, nhưng lại hiếm khi thấy các tác giả nói về việc phải làm tất cả mọi thứ một mình, mà nói thật, với hầu hết các tác giả mới thì đó mới là thực tế đấy. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều tác giả mới dưới sự quá tải từ sức nặng không lồ của công việc, đã rạn nứt cả linh hồn, và cuối cùng phải từ bỏ cả những bản thảo chưa hoàn thành. Có lẽ nên khuyến khích họ lắng nghe một chút về việc phải chuẩn bị tinh thần cho những điều kinh khủng như thế. Bản thảo đầu tiên đã khiến tôi đau đớn và suy sụp trong suốt nửa năm. Cuộc hành trình trở thành một tác giả manga đã tàn bạo ngay từ giây phút bắt đầu rồi.”

Q: “Anh đã làm những gì đầu tiên sau khi quyết định trở thành tác giả manga (ví dụ: luyện tập, lên kế hoạch, v.v) Và anh đã có cách luyện tập hiệu quả nào chưa?“

A: “Mặc tưởng. Tôi đã phân tích bản thân và suy nghĩ nhiều về những vũ khí tối ưu nhất của mình để tham gia trận chiến (và cả những điểm yếu nữa). Tôi quyết định những gì tôi sẽ làm (và những gì tôi sẽ không làm) với sự tự nhận thức nhiều nhất có thể.”

Q: “Những điều anh sẽ lưu ý khi phải thay đổi kịch bản phân cảnh (lúc tự biên tập hoặc cả khi nhận được lời khuyên từ biên tập viên)?”

A: “Tôi cung cấp cho bảng phân cảnh của mình một cái nhìn mới mẻ và kiểm tra lại vai trò của từng trang. Ví dụ sẽ có những trang là “trang trắng” xuất hiện trước một cảnh cực hài. Bên cạnh đó là những khung tranh nào thực sự cần thiết, khi không có nó thì toàn cảnh sẽ ra sao? Lúc đầu, tôi có xu hướng để những chi tiết ẩn ở phía xa, rồi dần dà phóng to hơn khiến cho các chi tiết của bức tranh ngày một rõ nét. Chí ít thì đó là cách tốt nhất tôi có thể nghĩ ra để sửa chữa tác phẩm của mình.”

Q: “Cách để chuẩn bị tốt hơn khi bắt đầu vẽ một series?” A: “Tôi có cả một kho thiết kế nhân vật có sẵn từ trước. Tạo ra nhân vật mới khi bạn đang trong quá trình vẽ truyện tranh tuần á? Gâu, nghe tàn bạo quá, với cả thể chất lẫn tinh thần.”

Q: “Điều khiến anh lưu tâm khi vẽ manga (Ví dụ như định hình nhân vật…)”

A: “Tôi quyết định ngay từ đầu những gì một nhân vật nhất định được phép làm và những gì họ không được phép, rồi làm cho nhân vật tuân theo những quy tắc từ sơ đồ chữ T. Đó là điều cơ bản nhất. Nếu tác giả và độc giả không có những hiểu biết cơ bản về bản chất của một nhân vật, thì trên lý thuyết, tác giả sẽ không bao giờ có thể làm bất cứ điều gì gây sốc hoặc bất ngờ với nhân vật đó để khiến họ thu hút hơn. Tiếp theo, tạo ra thiết lập và câu chuyện buộc bạn phải nới lỏng các quy tắc đã hạn chế nhân vật của chính mình.

Cuối cùng, tôi tin rằng độc giả sẽ thích nhìn thấy các nhân vật hành động giống như họ vốn thế vào lúc này nhưng lại chẳng phải là họ và một lúc khác.”

Q: “Cách luyện tập để vững vàng trong việc tạo ra nhân vật?|

A “Khi bạn chợt thấy thích một ai đó trong cuộc sống thường ngày, hãy phân tích xem cảm xúc của chính bạn đối với họ có liên quan như thế nào. Những trường hợp mà ngay từ đầu bạn đã là một fan cuồng nhiệt của một người nào đó sẽ ít hữu ích hơn so với những trải nghiệm mà lúc đầu bạn không thích ai đó nhưng dần dà hình ảnh họ cứ lớn lên trong bạn. Ví dụ có một diễn viên nam đẹp mã nào đó bạn vốn ghét, anh ta toàn làm mấy chuyện kinh tởm trên truyền hình thôi, nhưng rồi bỗng dưng có những khoảnh khắc hiếm hoi khi anh ấy nói điều gì đó thật đúng đắn trên một chương trình tạp kỹ, khiến bạn phải thốt lên, “Ái chà, ra là anh ta cũng không phải chỉ có tồi tệ”. Vào lúc đó, hãy bỏ công việc bạn đang làm và bắt đầu ngay quá trình tự phân tích bản thân để tìm ra điều gì đang diễn ra trong đầu mình. Tại sao ban đầu mình ghét anh ta? Có điều gì đã thay đổi? Trên cương vị là người tạo ra nhân vật, bạn phải có khả năng điều khiển sự yêu ghét nhân vật đó theo cách phù hợp nhất.”

Q: “Mất bao lâu để tạo bảng phân cảnh cho một chương truyện dài 19 trang?”

A: “Ba đến năm ngày.”

Q: “Mất bao lâu để hoàn thành bản thảo đầy đủ cho một chương truyện 19 trang?”

A: “Hai đến ba ngày.”

Q: “Ngoài việc tạo bảng phân cảnh, anh thường làm gì để lên ý tưởng và điểm cốt truyện cho tác phẩm của mình?”

A “Tôi xem rất nhiều manga, phim, sách, anime và chơi game nữa, tôi thường ghi chú các mẩu chuyện và biến chúng thành kho ý tưởng cá nhân của mình. Cụ thể hơn, tôi viết ra những thứ tôi thấy thú vị hoặc nhàm chán, và sau đó nghĩ về lý do tại sao tôi lại cảm thấy như vậy. Đó là sở thích và là bài tập về nhà vĩnh viễn của tôi.”

Q: “Anh có tham khảo gì cho mấy One-shot của mình không?”

A: “Thách thức lớn nhất của tôi là khiến các câu chuyện trở nên súc tích nhất có thể, vậy nên tôi đã tìm đọc tất cả các One-shot trên Akamaru Jump mà tôi có thể tìm thấy, rồi so sánh cách mà mỗi tác giả phân bố trang của họ với cách tiếp cận của riêng mình, điều này đã giúp tôi tiến bộ. Bí kíp để tối ưu độ dài truyện là biết khi nào nên thay đổi cảnh, biết rõ thời gian dành cho mỗi cảnh và cắt mọi thứ có thể cắt được.”