Hiện tại liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên

Liên Hợp Quốc ra đời là một sự kiện quan trọng của Toàn thế giới. Bởi lẽ, Đây là một tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới, “nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung”. Việt Nam chúng ta chính thức trở thành thành viên thứ 149 của LHQ vào ngày 20-9-1977. Vậy câu hỏi đặt ra, hiện nay liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên? Có phải dừng lại tại con số 147 hay không hay còn mở rộng thêm? Câu trả lời sẽ trả lời sẽ nằm trong tại bài viết hôm nay.

Hiện tại liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên

1.Liên hợp quốc ra đời khi nào?

Liên Hợp Quốc (LHQ ), tên tiếng Anh: United Nations, là một tổ chức liên chính phủ nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế. Một sự thay thế hiệu quả của Hội Quốc Liên, tổ chức được thành lập vào ngày 24 Tháng Mười năm 1945 sau khi kết thúc chiến tranh thế giới II nhằm ngăn chặn những cuộc xung đột tương tự xảy ra.

Liên Hợp Quốc chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được Trung quốc, Pháp, Liên Xô, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn. Tên gọi "Liên Hợp Quốc" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sáng lập ra và được sử dụng lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc" vào ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít.

Tại thời điểm thành lập, Liên Hợp Quốc có 51 quốc gia thành viên; hiện nay có 193 thành viên. Trụ sở ở Manhattan, thành phố New York. Tổ chức được tài trợ bởi các khoản đóng góp được đánh giá và tự nguyện từ các nước thành viên. Mục tiêu là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quyền con người, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và cung cấp viện trợ nhân đạo trong trường hợp xảy ra nạn đói, thiên tai và xung đột vũ trang.

2.Mục đích thành lập của Liên hiệp quốc

Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên Hợp Quốc mang tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này. Thời gian đầu khi mới ra đời, cùng với sự tăng vọt về số lượng thành viên, Liên Hợp Quốc tập trung vào các vấn đề phi thực dân hoá, quyền tự quyết dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai. Trong thời kỳ gần đây Liên Hợp Quốc ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế và phát triển. Hoạt động của Liên Hợp Quốc trong gần 60 năm qua cho thấy trọng tâm chính của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên.

Theo Điều 1 của Hiến chương, Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu:

  • Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;
  • Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.
  • Xây dựng Liên Hợp Quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

3.Nguyên tắc của Liên Hiệp quốc

Gồm 7 nguyên tắc cơ bản:

  • Các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc Bình đẳng về chủ quyền của mọi thành viên.
  • Các thành viên của LHQ tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ theo hiến chương.
  • Các thành viên của LHQ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình, không đe dọa hòa bình, an ninh và đạo lý quốc tế.
  • Không đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ nước nào trái với mục đích của LHQ.
  • Mọi thành viên giúp đỡ LHQ thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với những nước gây ra hành động đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
  • Bảo đảm để những nước không phải là thành viên của LHQ hành động phù hợp với những nguyên tắc trên, vì đây là điều kiện cần thiết nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
  • LHQ không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

4.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?

-Liên Hợp quốc gồm bao nhiêu cơ quan chính?

Liên Hợp Quốc gồm 6 cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế–Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư ký.

-Quy định về thành viên Liên Hợp quốc như thế nào?

Thành viên Liên Hợp Quốc Tất cả các nước trên thế giới đều có thể tham gia Liên Hợp Quốc với điều kiện đã ghi trong Hiến chương. Nước thành viên của LHQ phải là nước yêu chuộng hòa bình, tự nguyện gánh vác nghĩa vụ và phải thực hiện những nghĩa vụ đó. Nước muốn gia nhập Liên Hợp Quốc phải viết đơn, Đại hội đồng xét duyệt thông qua đơn đó theo khuyến nghị của Hội đồng Bảo an. Nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 1977 (tại khóa họp thứ 32 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc) là thành viên thứ 145 của Liên Hợp Quốc.

-Việt Nam khi tham gia Liên Hợp Quốc?

Gia nhập Liên hợp quốc là một sự kiện trọng đại, giúp Việt Nam thiết lập vị thế trên trường quốc tế, góp phần bảo vệ sự nghiệp hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội chung toàn cầu, cũng như tranh thủ sự ủng hộ lớn về tinh thần và vật chất của các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc cho công cuộc tái thiết đất nước vừa bị chiến tranh tàn phá cũng như trong thời kỳ bị bao vây, cấm vận. Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Liên hợp quốc tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam với nguồn vốn hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Đây là một trong những nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam thực hiện hành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

-Hội đồng bảo an là gì?

Hội đồng Bảo an là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Mọi quyết nghị của Hội đồng Bảo an phải được thông qua với sự nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô (nay kế thừa là Cộng hòa Liên bang Nga), Trung Quốc. Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại hội đồng. Hội đồng Bảo an họp thường kỳ, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hội đồng. Các ủy viên của Hội đồng lần lượt làm Chủ tịch Hội đồng với nhiệm kỳ một tháng theo vần chữ cái tiếng Anh…

Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Liên hợp quốc?

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977 và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh cao cả duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển của các quốc gia trên toàn cầu.

Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc khi nào?

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977. Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng được cải thiện và phát triển tốt hơn.

Việc trở thành thành viên của tổ chức Liên hợp quốc tháng 9 năm 1977 có ý nghĩa gì đối với Việt Nam?

Bởi vậy, nhìn lại 45 năm qua, kể từ khi Việt Nam tham gia LHQ năm 1977, có thể rút ra một số điểm có ý nghĩa sau: Đó là việc công nhận một Việt Nam mới, hòa bình, thống nhất, độc lập và tham gia vào các cơ chế quốc tế, dù khi đó vẫn đang còn bị cấm vận.

Trụ sở Liên hợp quốc được đặt tại đâu?

Trụ sở của LHQ đặt tại Thành phố New York (Mỹ) và có chi nhánh tại Geneva (Thuỵ Sĩ), Vienna (Áo), Addis Ababa (Ethiopia), Amman (Jordan); Bangkok (Thái Lan); Santiago (Chile).