Hiệp khí đạo là tên khác của môn võ nào năm 2024

Kỹ thuật dùng kiếm chiến đấu để sinh tồn là một trong những điều được giữ bí mật từ thời của các võ sĩ samurai. Các kỹ thuật kiếm đạo đó cũng tiềm ẩn trong môn võ Aikido nhưng đánh nhau không phải là mục đích của môn võ này. Người học Aikido không chủ động gây ra một cuộc giao tranh, nhưng võ sĩ Aikido cũng không e sợ trước một mối hiểm họa nào.

Cũng như các môn võ khác, Aikido có các kỹ thuật ấn tượng, được thể hiện rất lịch lãm, không gây chấn thương cho bất kỳ ai. Một số người cho rằng, Aikido là một trò ảo thuật hơn là võ thuật bởi vì các động tác của môn võ này khá đơn giản.

Việc môn võ Aikido không gây sát thương có vẻ như không thật và người ta vẫn còn hoài nghi về môn võ này. Vào năm 1962, thượng nghị sĩ Mỹ Robert Francis Kennedy đã đến viếng một võ sư Aikido trong chuyến thăm Nhật Bản. Ông ta đã tỏ ra nghi ngờ khi thấy một võ sĩ Aikido có thân hình nhỏ nhắn lại quật ngã các võ sinh có thân hình to lớn xuống nền cũng như ném họ qua trái, qua phải thật dễ dàng. Sau đó, ông đã bảo một vệ sĩ của mình đấu cùng võ sĩ Aikido. Anh vệ sĩ to lớn người Mỹ đã dùng hết sức lực của mình để quật ngã võ sĩ Aikido nhỏ bé nhưng mọi thứ không như anh ta nghĩ. Dù rất cố gắng quật ngã võ sĩ Aikido nhưng chính anh chàng vệ sĩ mới là người thất bại.

Hầu hết các kỹ thuật chiến đấu và kinh nghiệm của võ sĩ samurai ở Nhật Bản đều được truyền dạy cho các thế hệ trong gia đình. Võ sư Sokaku Takeda, người được sinh ra vào thế kỷ XIX, đã tổng hợp một số kỹ – chiến thuật do người cha là võ sĩ samurai truyền lại để cho ra đời môn võ tự vệ Daito-ryu aiki-jujutsu.

Một trong các võ sinh ưu tú của võ sư Sokaku Takeda là Morihei Ueshiba – người đã hòa hợp các triết lý sâu sắc của võ thuật Nhật Bản mọi thời đại với các kỹ chiến thuật mà võ sư Sokaku đã lĩnh hội. Sau đó, người võ sinh đầy tài năng này đã sáng lập hệ phái Aikido, còn gọi là Hiệp khí đạo.

Hiệp khí đạo là tên khác của môn võ nào năm 2024
Morihei Ueshiba

Triết lý võ học của võ sư Morihei Ueshiba khác hoàn toàn so với các môn võ đối kháng cổ truyền. Võ thuyền thống thường gây thương tích, thậm chí là giết chết đối phương và người ta hay sử dụng nhiều loại vũ khí như gậy, kiếm để tấn công. Nhưng triết lý của ông Ueshiba là hòa bình và hòa hợp bằng cách sử dụng các phương pháp tự vệ mà không làm đối phương bị thương.

Từ năm 1965, sở cảnh sát Tokyo đã đưa môn võ Aikido vào chương trình huấn luyện cho các cảnh sát. Việc tránh gây thương tích cho người tấn công là một trong các yêu cầu quan trọng đối với nghề cảnh sát. Aikido dần trở thành một trong những môn võ đặc trưng của Nhật Bản.

Vô hiệu hóa lực tấn công là một trong những kỹ thuật đặc trưng của môn võ Aikido. Kỹ thuật này dựa trên sự am hiểu về lực và biết cách tập trung lực phù hợp của người luyện Aikido. Những người thông thạo Aikido biết cách triệt tiêu lực phát ra từ đối phương một cách khéo léo để hạ gục đối phương trong phút chốc.

Thoạt nhìn, bạn sẽ cảm thấy lối ra đòn trông uyển chuyển tựa như một điệu múa. Người bị đánh tung lên sở hữu tạng người cao lớn, còn người ra đòn lại gần như chẳng tốn chút sức nào.

Liệu có phải người trong Video cố tình bay lên không? Tất nhiên là không rồi.

Bạn hãy xem tiếp Video dưới đây:

Trên đây là màn trình diễn đẹp mắt của Shioda Gozo một võ sư Aikido. Lúc bấy giờ người tận mắt chứng kiến màn trình diễn – ông Kennedy (sau này đã trở thành tổng thống Mỹ) bắt đầu nghi ngờ về sức mạnh của môn võ này nên đã cho các vệ sĩ vào thay thế. Nào ngờ chàng trai Mỹ lực lưỡng có cân nặng vượt trội liền bị sức mạnh của một người châu Á chỉ cao 154cm nặng 45kg dễ dàng đánh bại.

Thật khó tin vào mắt mình phải không? Ngay cả khi đối thủ có có nhiều người đi nữa cũng không thể qua được một người thấp bé như Shioda.

Ông tổ khai sinh ra môn võ Aikido là Ueshiba Morihei sinh năm 1883. Đến nay video biểu diễn của người cháu vẫn được lưu truyền lại.

Các bạn có thể thấy cách họ xoay tròn, đó là chuyển động đặc trưng nhất của người dụng võ Aikido.

Không dùng sức mạnh để đối đầu sức mạnh, mà Aikido lợi dụng sức lực của đối phương và ném đi, họ chuyển động theo các động tác của đối phương, đó gọi là tinh thần hoà hợp (和合の精神). Dựa trên nền tảng tư tưởng đó, Aikido không nhằm mục đích chiến đấu hay đánh bại kẻ địch, mà Aikido tạo ra “con đường hướng đến một thế giới hoà hợp, nhân loại là gia đình” – Đó là những điều Uebashi vẫn tâm niệm.

Bằng cách thấu hiểu được chuyển động của đối phương, người học Aikido sẽ tìm thấy phương pháp để hoà hợp, từ đó vận dụng vào cuộc sống xã hội.

Ngoài ra, người học Aikido thường mặc những chiếc Hakama, loại trang phục thời xưa mà nam giới Nhật Bản thường mặc. Ống quần rộng và xoè dài đến trên mắt cá chân, thoạt nhìn có vẻ vướng víu thế nhưng bí mật lại nằm ở chính chiếc Hakama này. Trang phục tương tự cũng được dùng trong Kendo (Kiếm Đạo), bởi đó là cách che đi chuyển động của chân. Để ném được đối thủ có thân hình vạm vỡ, đòi hỏi người luyện Akido cần sử dụng đầu gối. Và Hakama là cách “nguỵ trang” vô cùng phù hợp.

Những người quan tâm đến vật lý có thể hiểu được ngay khi nhìn thấy những hình ảnh trong Video, thế nhưng đây đích thực là ứng dụng của cơ học.

Nhờ tận dụng tối đa sức lực của đối thủ mà giảm thiểu việc dụng sức của bản thân. Đó là cách lý giải cho việc một Shioda nhỏ bé có thể ném được những người “khổng lồ”.

Về cơ bản, Aikido không tổ chức thi đấu, thế nên nhiều người cho rằng Aikido không mang tính thực tiễn. Tuy nhiên sự thật là những nhân viên của Sở cảnh sát Tokyo cũng thuần thục Aikido và ứng dụng vào công việc đấy.