Himalaya hình thành cách đây bao nhiêu triệu năm năm 2024

Đỉnh núi cao nhất thế giới, đỉnh Everest, có sự thay đổi độ cao và trang Vox của Mỹ đã đưa ra lý giải.

Tháng 12.2020, Trung Quốc và Nepal ra thông báo chung: Đỉnh núi cao nhất thế giới dường như đã tăng gần 1 mét.

Tuy nhiên, Vox cho hay, sự thay đổi về độ cao của đỉnh Everest có nghĩa là ngọn núi thực sự cao thêm hay không vẫn còn là vấn đề tranh luận.

Có những bằng chứng chắc chắn cho thấy, dãy Himalaya ngày càng cao, với tốc độ khoảng 5mm mỗi năm. Độ cao tăng vì va chạm kiến tạo giúp hình thành dãy Himalaya cách đây 50 triệu năm vẫn tiếp diễn cho tới ngày nay.

“Về mặt địa chất, đó là một quá trình va chạm ​​đang diễn ra” - Daniel Roman, nhà trắc địa chính của cơ quan Khảo sát Trắc địa Mỹ thuộc cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, chia sẻ.

Theo chuyên gia này, việc đo độ cao và quan sát độ cao tăng dần cụ thể của đỉnh Everest là điều nên làm.

Năm 2015, một trận động đất tàn phá Nepal và các khu vực xung quanh cũng có thể làm thay đổi độ cao của dãy Himalaya.

Tuy nhiên, một yếu tố khác có thể tác động tới sự thay đổi độ cao của đỉnh núi cao nhất thế giới là cách đo lường. Phương pháp đo lường được dùng là đo mực nước biển. Mực nước biển là độ cao cơ sở để từ đó đo hầu hết độ cao tự nhiên trên trái đất. Tuy nhiên, đo lường theo mực nước biển cũng không đồng nhất trên toàn cầu và việc tìm mực nước biển địa phương đòi hỏi phải có khảo sát và đo trọng lực chính xác.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia đề xuất một phương pháp khả thi khác để đo độ cao của những ngọn núi, trong đó có Everest, có thể tránh được các vấn đề về mực nước biển, là sử dụng tâm trái đất làm cơ sở. Nếu sử dụng phương pháp đo này, một số ngọn núi sẽ thực sự cao hơn cả đỉnh Everest.

Với kết quả mới, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra một lý thuyết táo bạo được cho có thể giải thích về cách mà dãy núi Himalaya được hình thành từ hàng triệu năm trước.

Craig Robert Martin, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết trong khi các nhà địa chất thường nghĩ rằng dãy Himalaya được hình thành trong một vụ va chạm lục địa đơn lẻ khoảng 55 triệu năm trước, nhóm của ông đã cho thấy rằng đó là một quá trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn liên quan đến ít nhất hai vùng hút chìm.

Để xác nhận giả thuyết này, Martin và nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều chuyến thám hiểm đến khu vực Ladakh Himalaya để thu thập hàng trăm mẫu lõi đá có đường kính khoảng 2,54cm và đo từ tính của những mẫu đá này, đồng thời tính toán vĩ độ cổ đại của chúng.

"Mô hình va chạm một giai đoạn ban đầu đối với dãy Himalaya cho thấy những tảng đá này sẽ hình thành gần Á-Âu ở vĩ độ khoảng 20 độ Bắc, nhưng dữ liệu của chúng tôi cho thấy những mẫu đá này không hình thành trên lục địa Ấn Độ hoặc Á-Âu. Thay vào đó, chúng hình thành một chuỗi các đảo núi lửa ở ngoài khơi Đại dương Neotethys ở vĩ độ khoảng 8 độ Bắc, cách nơi tọa lạc của lục địa Á – Âu hàng nghìn km về phía nam vào thời điểm đó", các nhà nghiên cứu giải thích.

Nói thêm về nghiên cứu mới, Martin lưu ý phát hiện này chỉ có thể được giải thích nếu có hai vùng hút chìm kéo Ấn Độ nhanh chóng về phía Âu-Á, thay vì chỉ một.

Theo các chuyên gia, Ấn Độ là lục địa dịch chuyển nhanh nhất trong lịch sử. Cách đây hơn 140 triệu năm, Ấn Độ là một phần của siêu lục địa khổng lồ có tên gọi là Gondwana, bao phủ rộng khắp bán cầu nam của Trái đất.

Himalaya hình thành cách đây bao nhiêu triệu năm năm 2024
Bản đồ cho thấy dãy Himalaya của Nepal tọa lạc gần biên giới giữa Ấn Độ và phần còn lại của châu Á, nơi 2 mảng kiến tạo đang dịch chuyển về phía nhau. Ảnh: Daily Mail

Tuy nhiên, cách đây khoảng 120 triệu năm, phần đất hiện là Ấn Độ phân tách khỏi siêu lục địa Gondwana và bắt đầu di trú từ từ về phía bắc, với tốc độ chỉ 5cm/năm, trước khi một sự cố bí ẩn cách đây khoảng 80 năm khiến lục địa này đột ngột tăng tốc về hướng bắc với tốc độ xấp xỉ 15cm/năm. Tốc độ này gần nhanh gấp đôi tốc độ của mảng kiến tạo hiện đại nhanh nhất.

Sự dịch chuyển của Ấn Độ cuối cùng chấm dứt khi va chạm với lục địa Á - Âu cách đây khoảng 50 triệu năm, dẫn tới sự hình thành dãy núi Himalaya.

Suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học phải chật vật tìm cách lý giải cách Ấn Độ có thể trôi nổi theo hướng bắc nhanh đến như vậy. Hiện, các chuyên gia địa chất thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã có được câu trả lời: Ấn Độ bị kéo về hướng bắc bởi sự kết hợp của 2 vùng hút chìm - những vùng ở lớp Manti của Trái đất, nơi gờ của một mảng kiến tạo trượt phía dưới một mảng kiến tạo khác.

Khi một mảng kiến tạo chìm xuống, nó kéo theo bất kỳ lục địa nào dính liền. Nhóm nghiên cứu nhận định, 2 mảng hút chìm như vậy sẽ nhân đôi lực kéo, làm tăng gấp 2 lần tốc độ dịch chuyển của Ấn Độ.

Các chuyên gia đã phát hiện dấu tích của 2 vùng hút chìm như trên bằng cách lấy mẫu và xác định tuổi của đá từ khu vực Himalaya. Sau đó, họ phát triển một mô hình hệ thống hút chìm kép và xác định được rằng, tốc độ dịch chuyển xa xưa của Ấn Độ có thể phụ thuộc vào 2 yếu tố bên trong hệ thống: độ rộng của các mảng hút chìm và khoảng cách giữa chúng.

Nếu các mảng kiến tạo tương đối hẹp và cách xa nhau, chúng nhiều khả năng khiến Ấn Độ trôi nổi với tốc độ nhanh hơn.

Nhóm nghiên cứu đã đưa các kết quả đo đạc thu được từ dãy Himalaya vào mô hình mới của họ và khám phá ra rằng, một hệ thống hút chìm kép thực tế có thể đẩy Ấn Độ dịch chuyển với tốc độ cao về phía lục địa Á - Âu cách đây khoảng 80 triệu năm.