Hình thức bot và bt là gì năm 2024

BOT (viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao). Chính phủ có thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại.

Mô hình đầu tư này đã có tại Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Bahrain, Ả Rập Xê Út, Israel, Ấn Độ, Iran, Croatia, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Ai Cập, Myanmar và một số tiểu bang tại Hoa Kỳ (California, Florida, Indiana, Texas, and Virginia). Tuy nhiên tại một số quốc gia như Canada, Úc, New Zealand và Nepal, thuật ngữ này đổi thành build–own–operate–transfer (BOOT).

Dự án BOT đầu tiên là China Hotel, được tập đoàn niêm yết Hồng Kông Hopewell Holdings Ltd xây dựng vào năm 1979.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

BOT có ba loại, tất cả theo phương thức công ty tư nhân bỏ vốn xúc tiến rồi chuyển giao lại cho chính quyền. Khác nhau là hoạt động của công ty sau khi khởi công, có kinh doanh thu phí hay không.

  • Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư tiến hành kinh doanh dự án, công trình mình đã xây dựng trong một thời gian nhất định, sau đó chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước sở tại.
  • Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
  • Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.

BOOT[sửa | sửa mã nguồn]

BOOT (viết tắt của Tiếng Anh: Build-Own-Operate-Transfer, có nghĩa là Xây dựng-Sở hữu-Vận hành-Chuyển giao) khác với BOT ở chỗ thực thể tư nhân sở hữu công trình. Trong thời gian nhượng quyền, công ty tư nhân sở hữu và vận hành cơ sở với mục tiêu chính là thu hồi chi phí đầu tư và bảo trì trong khi cố gắng đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho dự án. BOOT đã được sử dụng trong các dự án như đường cao tốc, đường giao thông công cộng, vận tải đường sắt và phát điện.

BOO[sửa | sửa mã nguồn]

BOO (viết tắt của Tiếng Anh: Build-Own-Operate, có nghĩa là Xây dựng-Sở hữu-Vận hành) là hợp đồng ký kết giữa nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền sở hữu và kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định. Nếu không thể hoàn thành theo đúng thời hạn trong hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ bị lập biên bản thanh lý hợp đồng và mất đi một số quyền lợi nhất định trong hợp đồng được ký kết trước đó.

Khi hết thời hạn quy định về thời gian sử dụng của các công trình này, các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp sẽ phải chấm dứt mọi hoạt động của dự án đầu tư theo đúng với quy định của pháp luật.

BTL[sửa | sửa mã nguồn]

BTL (viết tắt của tiếng Anh: Build-Transfer-Lease có nghĩa là Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án

Nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào các dự án, công trình có thể lựa chọn các hình thức đầu tư để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mình. Thực tế cho thấy còn rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư theo các hình thức khác nhau cũng như hạn chế trong việc nhận thức về các hình thức đầu tư BOT, BTO và BT. Sau đây Việt Luật xin giới thiệu khái quát các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT:

– BOT là hình thức đầu tư bằng hợp đồng về Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao, được viết tắt từ Build – Operate – Transfer.

Đây là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Doanh nghiệp hay nhà đầu tư sẽ bỏ nguồn vốn của mình để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và được vận hành, khai thác kinh doanh trong một thời gian nhất định, hết thời hạn đó thì nhà đầu tư tiến hành chuyển giao các công trình đó lại cho Nhà nước Việt Nam theo hình thức không bồi hoàn.

Hoạt động đầu tư BOT được thực hiện dựa trên hợp đồng được ký kết với cơ quan nhà nước của Việt nam, nhà đầu tư sẽ trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư phù hợp với các nội dung đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, tuân theo pháp luật chuyên ngành và các pháp luật khác có liên quan.

– Nhà đầu tư phải tiến hành lập BOT để tiến hành tổ chức, quản lý và kinh doanh các dự án hoặc có thể thuê tổ chức, doanh nghiệp khác quản lý BOT và nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các hoạt động của tổ chức quản lý đó.

– Hiện nay Việt Nam là quốc gia đang phát triển và tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do đó hình thức đầu tư BOT ngày càng phát triển nhanh chóng và đang được thực hiện có hiệu quả.

Khi tiến hành đầu tư theo hình thức BOT thì nhà đầu tư thu hồi vốn và thu được lợi nhuận từ chính công trình xây dựng của mình trong một thời hạn nhất định còn Nhà nước sẽ nhận được công trình đó khi hết thời hạn đã thỏa thuận. Khi thực hiện hợp đồng BOT thì hai bên trong hợp đồng đều nhận được những lợi ích nhất định.

2. Đầu tư theo hình thức BTO

– BTO là tên viết tắt của Build – Transfer – Operate, có nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành.

Dự án đầu tư BTO là hình thức đầu tư ký hợp đồng giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư để tiến hành việc xây dựng các công trình và kết cấu hạ tầng. Khi hoàn thành xong công trình thì nhà đầu tư sẽ phải chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi chuyển giao xong thì nhà đầu tư mới được vận hành, khai thác kinh doanh công trình đó trong thời hạn nhất định nhằm thu hồi vốn và thu được lợi nhuận từ việc đầu tư công trình.

– Nhà đầu tư trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng BTO phù hợp với các quy định của pháp luật.

– Cơ quan nhà nước dành cho nhà đầu tư thời hạn nhất định để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận sau khi nhà đầu tư đã chuyển giao công trình mà mình xây dựng cho Nhà nước.

3. Đầu tư theo hình thức BT

– Hình thức BT là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước với nhà đầu tư để tiến hành xây dựng các dự án, công trình. BT được viết tắt từ Build – Transfer, có nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao.

* Theo đó thì nhà đầu tư sẽ tiến hành chuyển giao công trình mà mình xây dựng cho Nhà nước và không được tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các công trình đó. Nhà nước sẽ tiến hành thanh toán hợp đồng BT cho nhà đầu tư hoặc sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư khác để có thể thu hồi các khoản vốn đầu tư và tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ việc đó.

– Nhà đầu tư phải tiến hành thành lập doanh nghiệp BT để tổ chức, quản lý kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về việc tổ chức quản lý đó.

Nhìn chung, ba hình thức đầu tư trên đều có những đặc điểm giống nhau, đó là:

– Đều là những hình thức đầu tư theo hợp đồng đầu tư, đối tượng của hợp đồng là những công trình xây dựng, kết cấu hạ tầng được Nhà nước khuyến khích thực hiện.

– Chủ thể ký kết hợp đồng đều bao gồm một bên là nhà đầu tư, bên còn lại là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Hình thức hợp đồng đều phải được lập thành văn bản và theo các nội dung được quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành.

Đối với mỗi hình thức đầu tư thì đều có những ưu điểm, hạn chế riêng đối với nhà đầu tư. Vì vậy khi tiến hành đầu tư cần phải nghiên cứu rõ các hình thức đầu tư để tránh các hậu quả pháp lý xảy ra sau này. Hãy liên hệ ngay đến dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để được tư vấn và giải đáp miễn phí về các hình thức đầu tư này.

Hình thức xây dựng BT là gì?

BT được viết tắt từ Build – Transfer, có nghĩa là Xây dựng – Chuyển giao. * Theo đó thì nhà đầu tư sẽ tiến hành chuyển giao công trình mà mình xây dựng cho Nhà nước và không được tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các công trình đó.

Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức đầu tư BOT và BTO là gì?

Hợp đồng BOT: Loại hợp đồng đầu tư này, lợi ích mà Nhà đầu tư được hưởng phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó, chuyển giao không bồi hoàn công trình. Hợp đồng BTO: Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền được kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

Hình thức hợp đồng BT là gì?

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều ...

BOT là gì trong kinh tế?

BOT (viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao). Chính phủ có thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại.

Chủ đề