Hóa đơn bán lẻ theo thông tư 77 năm 2024

Ngày 28/07/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước, thay thế cho Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).

Hóa đơn bán lẻ theo thông tư 77 năm 2024

Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên

Để thống nhất phương pháp kế toán đối với tình huống nghiệp vụ về nhập dự toán tạm ứng để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên theo điều hành ngân sách của cấp có thẩm quyền (trong khi chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung cụ thể về kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017), KBNN hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau:

(1) Bổ sung loại dự toán, mã nguồn ngân sách

Loại dự toán 11- Dự toán tạm ứng: Là dự toán tạm ứng khi cấp có thẩm quyền tạm ứng ngân sách từ nguồn thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc hoặc từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới của cấp có thẩm quyền; khi cấp có thẩm quyền quyết định bố trí bổ sung dự toán ngân sách hoàn trả tạm ứng ngân sách, thì thu hồi tạm ứng ngân sách. Dự toán tạm ứng chỉ được sử dụng khi có văn bản của cấp có thẩm quyền theo chế độ quy định (không thuộc trường hợp ứng trước dự toán theo điều 57 Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13).

Mã nguồn 27- Dự toán tạm ứng.

(2) Nhập dự toán tạm ứng để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên

Quy trình nhập dự toán tạm ứng tương tự quy trình nhập dự toán ứng trước.

Phương pháp kế toán tạm ứng: tương tự phương pháp kế toán dự toán ứng trước.

Thực hiện thu hồi khi có dự toán chính thức theo quy định hiện hành.

Lưu ý: hạch toán cùng trên tài khoản dự toán giao trong năm (Nhập Tài khoản dự toán chi thường xuyên phân bổ cấp 1, nguồn dự toán giao trong năm; Phân bổ từ cấp 1- tới cấp 4 Tài khoản dự toán chi thường xuyên giao trong năm, theo dõi chi tiết loại dự toán 11 và mã nguồn 27, tạm ứng và chi theo dõi chi tiết mã nguồn 27, và thu hồi khi có dự toán chính thức, không hạch toán trên tài khoản dự toán ứng trước chi thường xuyên từ năm 2017).

(3) Điều chỉnh

Đến thời điểm hiện tại, các KBNN có phát sinh trường hợp đã nhập dự toán ứng trước thường xuyên, các đơn vị KBNN thực hiện giải ngân cho đơn vị sử dụng ngân sách theo tài khoản dự toán đã nhập trên hệ thống. Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn điều chỉnh từ tài khoản dự toán, chi ứng trước sang tài khỏan dự toán, chi giao trong năm. Hóa đơn bán lẻ đang được sử dụng phổ biến đối với các dịch vụ bán lẻ như siêu thị, shop quần áo, cửa hàng tạp hóa, quán ăn, ... Mặc dù không có giá trị về mặt pháp lý hay thuế nhưng có có một vai trò quan trọng đối với người bán và người mua. Vậy hóa đơn bán lẻ là gì? Hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí hợp lý không? Bài viết dưới đây, iHOADON sẽ giúp các bạn mọi người tìm hiểu vấn đề này.

Hóa đơn bán lẻ theo thông tư 77 năm 2024

Hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí không?

1. Hóa đơn bán lẻ là gì?

Hoá đơn bán lẻ là một loại hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi người đi mua hàng hoá, dịch vụ. Loại hóa đơn này không có nhiều giá trị pháp lý và không được cơ quan thuế quản lý. Các cá nhân, tổ chức có thể tự thiết kế và in ấn hóa đơn để thuận tiện cho việc sử dụng

Nội dung của hóa đơn bán lẻ

Hoá đơn bán lẻ bao gồm các nội dung:

  • Số hóa đơn
  • Ngày phát hành hóa đơn
  • Chi tiết về người mua
  • Chi tiết của người bán
  • Số lượng, trọng lượng
  • Đơn giá
  • Tổng cộng
  • Giảm giá (nếu có)
  • Chữ ký của người bán

2. Bán lẻ thì có cần hóa đơn hay không? Tại sao cần phải sử dụng hóa đơn bán lẻ

Hóa đơn bán lẻ theo thông tư 77 năm 2024

Bán lẻ thì có cần hóa đơn hay không?

Theo nội dung quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC: trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần bán, nếu người mua không lấy hóa đơn hay không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ nội dung: “người mua không lấy hóa đơn” hay “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”

Trường hợp bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì người bán sẽ không cần phải lập hóa đơn cho từng lần nhưng cuối ngày phải lập một hóa đơn bán hàng điền đầy đủ số tiền đã bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày kèm theo Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ hoặc bảng tổng hợp dữ liệu hàng hoá, dịch vụ bán ra trong ngày. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn sẽ ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Mặc dù không có nhiều giá trị về mặt pháp lý hay về thuế, nhưng hóa đơn bán lẻ cũng có vai trò quan trọng đối với người bán với người mua trong việc:

- Chứng minh được sự mua bán giữa 2 bên. Nếu 2 bên xảy ra tranh chấp thì hóa đơn bán lẻ sẽ là một bằng chứng quan trọng.

- Thể hiện nội dung việc mua bán diễn ra (theo tên hàng hóa, số lượng, thành tiền, ngày tháng,…)

3. Đối tượng được sử dụng hóa đơn bán lẻ

Theo nội dung được quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC:

  • Đối tượng chính được cấp hóa đơn bán lẻ bao gồm: những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và cần có hóa đơn bán lẻ để giao cho khách hàng.
  • Đối với những trường hợp tổ chức không phải là DN hay hộ và cá nhân không kinh doanh mà thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn bán lẻ.

4. Hóa đơn bán lẻ thì có được tính vào chi phí hợp lý không?

Hóa đơn bán lẻ theo thông tư 77 năm 2024

Hóa đơn bán lẻ thì có được tính vào chi phí hợp lý không?

Về việc hoá đơn bán lẻ có giá trị tính vào chi phí không? Điều này đã được quy định rõ tại khoản 1 và Điểm 2.4, Khoản 2 Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC:

Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  1. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn thì được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC nhưng sẽ không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua hàng hóa là nông sản, thủy sản, hải sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra

- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT 100 triệu đồng/năm (không bao gồm các trường hợp nêu trên)

Khi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị dưới 200.000 đồng, doanh nghiệp được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy, theo quy định này thì các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu có đầy đủ hóa đơn và chứng từ theo quy định sẽ được tính vào chi phí hợp lý, không bắt buộc phải là hóa đơn đỏ. Với các hóa đơn bán lẻ có giá trị dưới 200.000 đồng nếu được chứng minh là hợp lý sẽ vẫn được đưa vào việc tính chi phí.

Lưu ý: Mặc dù theo quy định thì hoá đơn bán lẻ vẫn được tính vào chi phí hợp lý nhưng nếu DN thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ với số lượng nhiều và có giá trị lớn mà thường xuyên sử dụng hóa đơn bán lẻ dưới 200.000 đồng thì sẽ rất dễ bị cơ quan thuế kiểm tra, trong một số trường hợp Cơ quan thuế sẽ không chấp nhận việc các khoản chi phí này được tính vào khoản giảm trừ hợp lý.

Hiện nay, hóa đơn bán lẻ đang được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng, quán ăn, siêu thị... Để biết hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí không sẽ phụ thuộc vào việc chứng minh tính hợp lý của hoá đơn đó. Kế toán có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh tập hợp đầy đủ các thông tin, số liệu, hóa đơn chứng từ đầy đủ để đưa hoá đơn vào chi phí hợp lý.