Hoa quả không rõ nguồn gốc phạt như thế nào

Xử phạt khi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ? Xử phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn? Biện pháp tịch thu hàng hóa đối với kinh doanh hàng hóa không nguồn gốc?

Hiện nay trên thị trường các mặt hàng kinh doanh hàng hóa ngày càng đa dạng, mặt trái của sự đa dạng này là việc ngày càng xuất hiện nhiều hàng hóa với nhiều chủng loại khác nhau mà không có nhãn, mác ghi nhận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia và sức khỏe, tài chính người tiêu dùng. Pháp luật có những chế tài răn đe hành vi này như thế nào?

I.CĂN CỨ PHÁP LÝ

 Luật Thương mại 2005

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Nghị định 124/2015/NĐ – CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

1. Hàng hóa không rõ nguồn gốc

Xem thêm: Thế nào là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ?

Có thể hiểu rằng Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ  là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.” Nếu trong hoạt động kinh doanh mua bán mà các bên có vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính

Hoa quả không rõ nguồn gốc phạt như thế nào

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

2. Xử phạt khi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Theo quy định của pháp luật tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP , sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ – CP  quy định xử phạt Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

Xem thêm: Tàng trữ, vận chuyển bao nhiêu gam heroin thì bị tử hình?

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

Vậy đối với trường hợp  vận chuyển, mua bán hàng hóa không biết rõ xuất xứ hàng hóa thì pháp luật quy định hình thức xử phạt từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp này, khi nhập hàng, người vận chuyển phải xuất trình hóa đơn thanh toán, bằng chứng giao dịch và xuất trình hóa đơn thanh toán khi mua hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó.Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.

Xem thêm: Xử lý hoạt động mua bán hàng hóa không có hóa đơn nguồn gốc, xuất xứ

II.TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

1.Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Luật sư! Tôi sinh sống ở nông thôn, kiến thức về pháp luật quá kém, muốn biết chút ít về pháp luật không biết hỏi ai. Do đó, nhờ luật sư hỗ trợ cho tôi.

Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đặt tại nơi kinh doanh để kinh doanh lĩnh vực khác có phải bị xử phạt và bị tịch thu hay không?

2.Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty TNHH Luật Dương Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý áp dụng trong trường hợp này gồm:

+ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013

Xem thêm: Ý thức là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức?

+ Nghị định 124/2015/NĐ – CP ngày 19 tháng 11 năm 2015

Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.” Nếu trong hoạt động kinh doanh mua bán mà các bên có vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, bạn có nói thêm một nội dung hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đặt tại nơi kinh doanh để kinh doanh lĩnh vực khác.

Theo đó sẽ có hai hành vi vi phạm bao gồm:

+ Kinh doanh không đúng mặt hàng trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo quy định của Nghị định 124/2015/NĐ – CP ngày 19 tháng 11 năm 2015

“Điều 7. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

Xem thêm: Vô tình không biết đang vận chuyển ma túy có phải chịu trách nhiệm hình sự?

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;

b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.

Mức phạt từ 3.000.000 đồng 5.000.000 đồng, hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi.

+ Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Theo quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013

Điều 21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

Xem thêm: So sánh dịch vụ vận chuyển hàng hóa và dịch vụ Logistics

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Xem thêm: Xử phạt người điều khiển xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

b) Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;

c) Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

Xem thêm: Xử phạt hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

Vậy, trong trường hợp  vận chuyển, mua bán hàng hóa không biết rõ xuất xứ hàng hóa thì có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp này, khi nhập hàng, bạn phải lấy hóa đơn thanh toán, bằng chứng giao dịch và xuất trình hóa đơn thanh toán khi mua hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra hành vi này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó.

Nếu như hàng hóa bên bạn đặt tại tại nơi kinh doanh, bạn không thể chứng minh theo hướng để hàng hóa tại đó nhưng không kinh doanh, theo đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định số lượng hàng hóa để xử phạt.