Hóa trình phát triển của con tằm sinh học 6 năm 2024

Con tằm dâu là gì và vòng đời của chúng phát triển ra sao? Con tằm dâu mang đến cho đời sống con người lợi ích thế nào mà nhiều phương tiện truyền thông nhắc nhiều đến chúng? Mọi người ai ai cũng thích dùng sản phẩm được làm từ tơ tằm? Viet Queen Silk Nữ Hoàng Tơ Tằm Việt kính gửi đến quý độc giả bài chia sẻ nhỏ về loài sâu tuy nhỏ bé - xinh xắn mà rất nhiều hữu ích này.

Con tằm dâu là gì và vòng đời của chúng phát triển ra sao? Con tằm dâu mang đến cho đời sống con người lợi ích thế nào mà nhiều phương tiện truyền thông nhắc nhiều đến chúng? Mọi người ai ai cũng thích dùng sản phẩm được làm từ tơ tằm? Viet Queen Silk Nữ Hoàng Tơ Tằm Việt kính gửi đến quý độc giả bài chia sẻ nhỏ về loài sâu tuy nhỏ bé - xinh xắn mà rất nhiều hữu ích này.

Giai đoạn đầu tiên của tằm dâu là trứng. Tằm dâu sinh sản bằng việc đẻ trứng. Có thể phân biệt trứng tằm theo vùng phân bố địa lý hoặc theo tính hệ như độc hệ, lưỡng hệ hay đa hệ; tức là 1-2 hoặc nhiều vòng đời trong năm.

Sau khi giao phối khoảng 12-24 giờ, cặp đôi bướm tằm tách ra, con đực… chết và con cái đẻ trứng. Lượng trứng dao động từ 150-300; có khi lên đến 1000 trứng.

Trứng tằm đa hệ được ấp ở 25 °C trứng, sau 08-10 ngày, sẽ nở thành ấu trùng (tằm con)

Thời kỳ tằm có thể kéo dài từ 20-24 ngày đối với giống tằm đa hệ . và 24-28 ngày với giống độc hệ và lưỡng hệ. Trong suốt thời kỳ tằm .tằm lột xác và thay da 4 lần để lớn lên. Ứng với 4 lần lột xác này( gọi là tằm ngủ) , thời kỳ tằm được chia ra làm 5 giai đoạn hay còn được gọi là 5 tuổi , 3 tuổi đầu là tằm con, còn tuổi 4 và 5 là tằm lớn .

Thời gian của từng tuổi khách nhau và thời gian ngủ đối với các giống khác nhau được minh hoạ ở bảng dưới đây:

Tuổi Tằm Giống đa hệ Độc hệ-Lưỡng hệ

Tuổi 5 6-7 ngày 9-10 ngày

Tổng 22-25 ngày 22-25 ngày

Mỗi tuổi tằm có thể chia thành 2 pha; pha ăn và pha ngủ . sau khi ăn và đạt được độ tăng trưởng đúng mức cho một độ tuổi đặc thù , tằm mất sự thèm ăn và chuẩn bị lột xác . bỏ lớp da cũ thay lớp da mới. trước mỗi lần lột xác tằm thôi ăn và nghỉ, đầu ngóc lên , da thân óng mượt dần trở lên trong suốt, rời ra rồi nhăn lại , tằm trông xỉn đi và đi kiếm chỗ ngủ nghỉ. Nó tiết ra chất tơ để bám mình vào lá. Thời kỳ ngủ kéo dài 15-30 giờ. Thời kỳ ngủ nghỉ lột xác này được gọi là tằm ngủ và sau khi lột xác là tằm dậy.

Tằm chín

Hóa trình phát triển của con tằm sinh học 6 năm 2024

Sau khi trải qua 4 lần ngủ và lột xác, đến tuổi 5 tằm đạt trọng lượng tối đa trước khi chín 1 ngày. Khi tằm chín hẳn và đã lên né, nó mất sự thèm ăn , thôi ăn và thải hết phân. ở giai đoạn này vì có sự gia tăng về kịch thước tuyến tơ có thể thấy qua màng bọc của thân. Vì thế các đốt ngực và thân của tằm chín trông không rõ. Tằm chín trở nên linh hoạt và ngẩng cao đầu để tìm chỗ dựa nhả tơ làm tổ.

Sự nhả tơ làm tổ ( kết kén)

Việc nhả tơ tạo kén bắt đầu ngay sau khi tằm lên né và sau 1,2 ngày nữa thì tằm biến thành nhộng trong kén. Thời kỳ nhộng có thể kéo dài 8-14 ngày, sau đó ngài chui qua kẽ da nhộng và đục vỏ kén bằng cách tiết ra chất dịch kiểm làm mềm vỏ kén.

Ngài sẵn sàng giao phối sau khi vũ hoá ( hoá ngài) , sau đó con cái sẽ đẻ trứng, thời kỳ này kéo dài từ 3-10 ngày tuỳ giống tằm và vụ mùa. Con cái giống đa hệ có thể đẻ bình quân khoảng 400 trứng , trong khi đó giống độc hệ có thê đẻ từ 500-600 trứng .

các sản phẩm được dệt và làm từ sợi tơ tằm luôn cho người dùng cảm giác MỀM MỊN MÁT MƯỢT MÀ . giá trị cao đi đôi với giá thành đắt vì vậy sản phẩm tơ tằm xưa kia vốn chỉ dành cho Vua chúa và giới quý tôc sử dụng. Ngày nay tơ tằm không còn là xa lạ với tất cả mọi người. nhất là những người yêu và mê nó .

CHĂN GA GỐI ĐỆM TƠ TẰM - Cho giấc ngủ dễ chịu và ngon

Thời trang tơ tằm cho bạn tự tin, đẹp mỗi khi mặc chúng

VIET QUEEN SILK có rất nhiều sản phẩm tơ tằm phục vụ quí vị, mời các bác ghé qua shop em lựa chọn ạ.

Dòng sông Tam Kỳ vẫn chảy quanh năm, tưới tiêu cho cánh đồng tốt tươi và cánh đồng dâu xanh mướt vẫn giữ nguyên hình tháng năm xưa cũ trong hồi ức của tôi. Ngoài kia, bên thềm nhà mưa xuân lớt phớt trong cái lạnh se sắt, chỉ có người nông dân từ bao đời nay vẫn thế, ăn xong ba ngày tết lại xuống đồng “khai cuốc” cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt, mùa màng bội thu…

Hóa trình phát triển của con tằm sinh học 6 năm 2024

Ảnh minh họa.

Cuối vụ đông, vạt mùi ngồng đã rạc mấy lần hoa còn lại sau chiều 30 tết bên mảnh ruộng phần trăm được tiếp tục chăm bón để làm giống cho vụ sau; rau màu sau tết còn sót lại được thu hoạch nốt, dọn ruộng cho một vụ xuân mới bắt đầu. Thửa ruộng cấy lúa được vào nước đổ ải ngập băng, thau chua, rửa mặn chuẩn bị cấy lúa cho một vụ đông xuân. Cánh đồng dâu sau làng có diện tích vài chục héc-ta, trải dài gần 2km được cuốc đất xung quanh gốc, bón phân chuồng, phân lân, thúc đẩy quá trình đâm chồi của cây dâu và trồng xen canh cây lạc, cây đỗ.

Nghề “ăn cơm đứng”

Quả đúng là thế. Đã chăn nuôi thì nuôi con gì cũng có cái khó, cái khổ, phải thấm đẫm mồ hôi công sức, thức khuya dậy sớm, thấp thỏm và sự trả giá để đúc kết bài học kinh nghiệm. Nghề nuôi tằm cũng vậy, năm 2005 trở về trước, con tằm được gắn liền và thân thuộc với người dân trong làng, hầu như nhà nào cũng trồng dâu nuôi tằm tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Sau khoán 10 cơ cấu lại ruộng đất, mỗi hộ gia đình được HTX phân cho 8 thước dâu/hộ, nhà nào đông nhân khẩu thì được phân nhiều hơn. Cây dâu được trồng thành luống, khoảng cách giữa các cây chừng 50cm. Khi tiết trời chuyển heo may, cành dâu cằn lại, lá nhỏ dần; đó cũng là lúc báo hiệu vụ cuối của người trồng dâu nuôi tằm. Như những cây khác, cuối vụ người trồng dâu đi phát cành dâu, cây nào cao, cây nào cỗi thì được chặt đốn, hạ thấp xuống.

Mùa xuân đến là lúc cây cối đâm chồi, nẩy lộc, như được tiếp thêm sinh khí của đất trời, những chồi dâu non hôm nào đã tạo nên cánh đồng dâu xanh rì, lá dâu non được tích tụ bởi ánh nắng, sương ban mai dần trở nên xanh cứng và bắt đầu ra quả, khi quả dâu chín có màu tím lịm ăn rất ngọt là loại quả hấp dẫn đối với lũ trẻ bọn tôi ngày đó. Tan cuộc nô đùa ở sân kho của xóm, bọn trẻ chúng tôi rủ nhau đi ăn quả dâu chín, ăn xong miệng đứa nào đứa đó đen sì, vì sợ bị bố mẹ phát hiện nên ăn xong đứa nào cũng cho một nắm cát vào áo dúm lại rồi lau miệng cho sạch trước khi về nhà.

Đó cũng là lúc lứa tằm xuân bắt đầu và được người nuôi kỳ vọng nhất. Nghề trồng dâu nuôi tằm được ví như nuôi con mọn. Bởi lẽ, con tằm là loại vật nuôi rất khó tính sống trong môi trường trong lành, nguồn thức ăn của chúng là lá dâu, đòi hỏi dâu phải sạch, không bị nhiễm thuốc trừ sâu.

Hóa trình phát triển của con tằm sinh học 6 năm 2024

Nói về con tằm, có nhiều người cùng lứa tuổi chúng tôi ở quê không biết con tằm có hình hài như thế nào? Con tằm có hình dạng giống con sâu, là loại côn trùng có vòng đời trải qua bốn giai đoạn: trứng, tằm, nhộng và ngài. Quá trình phát triển của con tằm được trải qua các giai đoạn khác nhau như: Tằm vừa mới nở ra gọi là “ngủ giấc 1, giấc 2, giấc 3 sau đó chuyển sang ăn rỗi, rồi 1 chiều, 2 chiều, 3 chiều… cho đến 7 chiều thì tằm chín”, đây là cách tính tuổi của người dân làng tôi.

Thời gian để nuôi một lứa tằm từ 22 - 25 ngày, nhà nào có nhiều dâu thì nuôi 1 vòng trứng hoặc 1,5 vòng trứng; nuôi ít 1/2 vòng trứng; con tằm lúc mới nở có kích thước nhỏ li ti, khi cho tằm ăn người nuôi phải thái dâu thành sợi thật nhỏ, giai đoạn tằm còn nhỏ được nuôi trong cái mẹt, đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận và dành nhiều thời gian cho tằm ăn 6 - 7 bữa/ngày, kể cả ban đêm cũng phải thức dậy để cho ăn rồi thay phân cho chúng 1 hoặc 2 lượt/ngày. Khi tằm chuyển sang giai đoạn ăn “rỗi” là lúc tằm bắt đầu ăn khỏe, ăn nhiều và ăn nhanh; vậy nên người xưa có câu thành ngữ “ăn như tằm ăn rỗi”, lúc này người nuôi bắt đầu chuyển sang cái nia cái nong để nuôi và đòi hỏi người nuôi phải chuẩn bị sẵn một lượng lớn lá dâu trong nhà. Dâu khi hái về phải được hong khô trước khi cho ăn. Cứ nuôi như thế cho đến 6, 7 chiều thì tằm chín.

Khi con tằm chuyển sang màu vàng, trong suốt hơn đó là lúc con tằm đã chín. Người nuôi nhặt riêng những con tằm đã chín, đưa lên “đác” để cho tằm làm tổ, lúc này tằm bắt đầu nhả tơ. Để sợi tơ được dẻo, óng ả, người nuôi phải đốt củi, đốt than sưởi ấm khi tằm làm tổ. Sau 2 - 3 ngày nhả tơ đem lại thành quả cho người nuôi tằm bằng những nong kén vàng ruộm. Kén có 2 loại, kén vàng và kén trắng; đó là do giống con tằm tạo nên.

Niềm vui trên khuôn mặt rạng ngời của người nuôi khi những nong kén của mình đem lại hiệu quả và có giá trị kinh tế. Nhưng không phải niềm vui đó lúc nào cũng đến với người nuôi tằm, bởi không phải lứa tằm nào cứ nuôi là được, có những lứa phải bỏ đi một phần hai, phần ba, có lứa mất trắng, bởi do lá dâu bị nhiễm thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường, thời tiết nóng, ẩm. Nên người dân làng tôi thường ví von “nuôi lợn có năm nuôi tằm có lứa”.

Ở cái thời hoàng kim của nghề ươm tơ, phụ huynh của đám bạn học cùng cấp 2 với tôi ở thôn Hồng Phong, xã Thái Hòa, huyện Thái Thụy gần như nhà đứa nào cũng làm nghề ươm tơ; có đến 1/2 số hộ trong thôn làm nghề ươm, cạnh nhà tôi thì có nhà bác Điệp, chú Hải cũng làm nghề ươm tơ.

Tôi có hỏi về cánh đồng dâu sau làng được trồng từ khi nào? Thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Nguyên nhân của việc cánh đồng dâu bị chặt đi là do những lứa tằm thường xuyên bị hỏng, phải bỏ đi vì nhiễm thuốc trừ sâu, sự khắc nghiệt của thời tiết.

Gần 20 năm rồi nghề trồng dâu nuôi tằm không còn thân thuộc với người dân làng tôi, cánh đồng dâu dần bị chặt đi nhường chỗ cho cánh đồng màu. Và như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, không có gì là mãi với thời gian, nhưng có phần tàn nhẫn không hề nhỏ đối với cánh đồng dâu, với thân phận con tằm.

Để rồi người làng tôi một thời là chủ của những luống dâu, nong tằm phải nhói lòng, khắc khoải với nghề mà mình đã từng gắn bó.