Hoạt động tăng cường văn hóa đọc cho thiếu nhi

Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo. Tuy nhiên ngày nay, cuộc sống hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới văn hóa đọc, nhất là thế hệ trẻ. Nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong thanh niên, hướng tới việc xây dựng một xã hội học tập, thời gian qua, Tỉnh đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần thúc đẩy đam mê đọc sách trong đoàn viên, thanh thiếu niên và nhi đồng.

Xây dựng thói quen đọc sách trong thanh niên

Đến Trường THCS Dị Chế (Tiên Lữ) chúng tôi được tận mắt chứng kiến những học sinh chăm chú vào từng trang sách, từng cuốn tạp chí văn nghệ dành cho thiếu nhi dưới không gian rợp mát mang tên “Thư viện xanh” để cảm nhận rõ hơn sự phấn khích, say mê của các em với không gian đọc sách mới. Dưới không gian thoáng mát, học sinh có thể thoải mái trao đổi, tranh luận với nhau mà không sợ làm phiền đến xung quanh. Cô giáo Bồ Thị Hiến, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Dị Chế cho biết: Mô hình “Thư viện xanh” do Tỉnh đoàn phối hợp với nhà trường xây dựng từ cuối năm 2017. Khác với thư viện truyền thống, “Thư viện xanh” giúp học sinh đọc truyện và sách ngay ngoài sân trường dưới bóng mát của những tán cây vào giờ ra chơi. Các em được tự do thoải mái với những cuốn sách mà mình đã chọn. Ở đây, các em thực sự được chơi mà học – học mà chơi với không gian thoáng đãng giúp các em hứng thú, say mê đọc sách hơn.

Với mong muốn tạo một môi trường đọc sách văn minh và nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc bài trừ, tẩy chay các văn hóa phẩm độc hại, Đoàn Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) sách và hành động. Hoạt động chính của CLB là cung cấp nguồn sách miễn phí, khuyến khích tinh thần đọc sách của sinh viên trong nhà trường.

Đồng thời kêu gọi các thành viên ai có sách hãy mang đến CLB để đọc chung miễn phí. Để phong trào đọc sách thu hút đông đảo sinh viên, ngoài việc tạo ra không gian đọc sách yên tĩnh, các thành viên trong CLB còn rất nhiệt tình giới thiệu sách đến với độc giả. Các thành viên CLB sách và hành động thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể ý nghĩa như: Tổ chức cuộc thi mỗi tuần một cuốn sách, thi xếp sách nghệ thuật, tọa đàm sách và cuộc sống, trao phần quà nhỏ nhưng ý nghĩa cho những sinh viên có nhiều đóng góp vào tủ sách của CLB… Sinh viên Đào Văn Tùng, thành viên trong CLB sách và hành động Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên chia sẻ: CLB đã lập trang facebook, zalo giới thiệu cuốn sách hay để nhiều sinh viên được tiếp cận với sách. Hiện nay, CLB có trên 2 nghìn cuốn sách, báo, tài liệu và mỗi tháng phục vụ trên 100 lượt bạn đọc.

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Hoạt động tăng cường văn hóa đọc cho thiếu nhi

Các em học sinh đọc sách tại thư viện lưu động của Thư viện Trà Vinh

Kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu và phong trào đọc cho thiếu nhi, chú trọng tới các em thiếu nhi ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh cho thiếu nhi, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, hình thành kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, rút ngắn sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận thông tin và các tiện ích, dịch vụ, sản phẩm thông tin thư viện giữa thành thị và nông thôn.

Các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra bao gồm: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; xây dựng thói quen, trang bị kỹ thuật và phương pháp đọc; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện công lập, tăng cường nguồn lực thông tin; đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động thư viện; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức xuất bản phẩm.

UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện và hướng dẫn thực hiện kế hoạch. Chủ trì xây dựng mô hình về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

Chủ động phối hợp với các sở, ngành tỉnh, địa phương trong việc tuyên truyền và lồng ghép việc thực hiện kế hoạch với nội dung các chương trình, kế hoạch, đề án khác có liên quan, gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Vận động xã hội hóa phục vụ phát triển văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sở, ngành tỉnh nghiên cứu, triển khai nội dung kế hoạch này phù hợp với chương trình của từng bậc học, cấp học. Đặc biệt, chú trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện. Bổ sung vào chương trình giáo dục ngoại khóa hướng dẫn học sinh về kỹ năng đọc, phương pháp đọc, phương pháp tiếp cận, sử dụng thông tin, về phương pháp tìm kiếm và khai thác thông tin. Kiện toàn nâng cao chất lượng hệ thống thư viện trường học đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức tốt các hoạt động truyền thông về văn hóa đọc, tăng cường ứng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số phục vụ chuyển đổi số trong thư viện. Bên cạnh đó, phối hợp sàng lọc thông tin, sản phẩm có nội dung phù hợp với lứa tuổi trẻ em, nhất là trên nền tảng công nghệ số, tăng cường tuyên truyền và triển khai các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em.

Báo Trà Vinh, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

Tỉnh đoàn Trà Vinh chỉ đạo các tổ chức đoàn theo thẩm quyền, tổ chức các hoạt động hướng dẫn, thực hành kỹ năng tiếp cận thư viện, thư viện số, nguồn tri thức trên nền tảng công nghệ số cho thiếu nhi. Đầu tư xây dựng các không gian đọc, mô hình phát triển văn hoá đọc theo chủ đề trong hệ thống Đoàn, Hội, Đội và trong Nhà thiếu nhi, Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu nhi; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh xây dựng nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đọc cho thiếu nhi.

Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp tích cực tham gia tuyên truyền, vận động về xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; triển khai lồng ghép với các hoạt động, phong trào do tổ chức mình chủ trì hoặc phối hợp thực hiện có liên quan; chú trọng, triển khai đối với nhóm đối tượng thanh thiếu nhi, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để triển khai thực hiện theo phân cấp quản lý; lồng ghép có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch này với các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch khác có liên quan trên địa bàn. Bố trí nhân sự, ngân sách, huy động nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương, chú trọng phát triển mạng lưới thư viện cấp huyện, cấp xã, tủ sách gia đình, ấp, khóm.... đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Các sở, ban, ngành tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch này.