Học viện Quản lý giáo dục sai phạm

 

Học viện Quản lý giáo dục sai phạm

Kết luận Thanh tra Bộ GD&ĐT chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Học viện Quản lý giáo dục - Ảnh: Việt Anh


Hội đồng học viện, Giám đốc, Phó giám đốc bị đề nghị xử lý kỷ luật

Theo Thông báo số 110/TB-BGDĐT về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục, nhiều sai phạm về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự; quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản; công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học; triển khai các quy định về công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được kết luận rõ tại đơn vị này.

Trước những hạn chế, thiếu sót và sai phạm như Thanhtravietnam.vn đã nêu rõ trong các bài trước, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu xử lý trách nhiệm nêu rõ từng cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm ở Học viện Quản lý giáo dục.

Trong đó, Thanh tra đã kiến nghị Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét trách nhiệm của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quản lý giáo dục trong công tác thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kiến nghị Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, tham mưu tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng học viện, Chủ tịch Học viện, Giám đốc Học viện liên quan đến hạn chế, thiếu sót, sai phạm tại kết luận thanh tra.

Hướng dẫn Học viện tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm và xem xét kỷ luật thẩm quyền với các tập thể, cá nhân, liên quan đến hạn chế, thiếu sót, sai phạm đã được thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra.

Đối với Học viện Quản lý giáo dục, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hội đồng học viện tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm và xem xét kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề xuất người có thẩm quyền đối với Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc Học viện và các cá nhân liên quan đến hạn chế, thiếu sót, sai phạm đã nêu tại Kết luận thanh tra số 88/KL-BGDDT.

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng kiến nghị Giám đốc Học viện tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm và xem xét kỷ luật theo thẩm quyền đối với Trưởng, Phó các đơn vị: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản trị thiết bị, Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Đào tạo sau đại học, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục, Văn phòng Học viện, Trưởng Tiểu ban chuyên môn thực hiện nhiệm vụ Chương trình ETEP, các trung tâm, viện và các đơn vị, cá nhân liên quan trách nhiệm đến hạn chế, thiếu sót, sai phạm.

Đồng thời, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Học viện Quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra, trong đó ghi rõ lộ trình, giải pháp khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót, sai phạm nêu tại Kết luận thanh tra.

Học viện Quản lý giáo dục sai phạm

Thanh tra Bộ GD&ĐT kiến nghị xử lý nghiêm các sai phạm xảy ra tại Học viện Quản lý giáo dục - Ảnh: Việt Anh


Hàng loạt các vấn đề cần phải khắc phục

Các kiến nghị biện pháp xử lý, Thanh tra Bộ đã yêu cầu Học viện Quản lý giáo dục rà soát, cập nhật các quy định hiện hành của nhà nước để ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản về tổ chức, nhân sự, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng; quy chế tổ chức và hoạt động; quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên; quy định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể đơn vị; quy định về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm để khắc phục các hạn chế, thiếu sót, sai phạm liên quan đến công tác tổ chức bộ máy, nhân sự.

Khẩn trương rà soát các văn bản, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn theo Luật Giáo dục đại học; sửa đổi Quy chế 346 phù hợp với Luật Giáo dục Đại học; Luật Phòng, chống tham nhũng.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy, Thanh tra Bộ yêu cầu Học viện Quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các đơn vị thuộc và trực thuộc theo yêu cầu tinh gọn bộ máy, giảm số lượng đơn vị đầu mối theo Nghị quyết 19-NQ/TW. Thực hiện nghiêm quy định thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP: quy định về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.

Trong công tác tuyển dụng, Học viện Quản lý giáo dục phải chấn chỉnh công tác tuyển dụng viên chức, không để tiếp tục xảy ra các thiếu sót, sai phạm đã nêu tại Kết luận thanh tra; không để tái diễn các thiếu sót, sai phạm về công tác quy hoạch; thực hiện quy hoạch cán bộ bảo đảm nguyên tắc quy hoạch động, mở.

Rà soát và làm rõ cơ cấu, vị trí pháp lý của bộ môn và quy định cụ thể trong Quy chế tổ chức và hoạt động để trên cơ sở đó xem xét quy định rõ việc quy hoạch, bổ nhiệm đối với cấp bộ môn.

Hủy bỏ các quyết định đã nêu trong kết luận thanh tra, đồng thời rà soát, xử lý thiếu sót, sai phạm trong công tác bổ nhiệm đối với các trường hợp bổ nhiệm từ nguồn nhân sự tại chỗ (nếu có)...

Thanh tra Bộ cũng yêu cầu Học viện này thu hồi quyết định tuyển dụng, tiếp nhận và bổ nhiệm đối với 8 trường đã nêu trong Kết luận. Xem xét, tuyển dụng lại đối với 8 trường hợp này để bảo đảm quyền lợi của nhân sự do trước khi được tuyển dụng về Học viện, các nhân sự đã là viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập khác.

Rút kinh nghiệm về hạn chế, thiếu sót trong giải quyết, thực hiện chế độ báo cáo kết quả giải quyết đơn của ông Nguyễn Văn Đoài về việc không trả lương theo yêu cầu của Thanh tra Bộ.

Xử lý, giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chế độ làm việc, quy chế lao động, chế độ tiền lương đối với các cá nhân được nêu trong Kết luận thanh tra.

Chấn chỉnh công tác đánh giá xếp loại viên chức, thi đua, khen thưởng: việc lưu trữ hồ sơ khen thưởng; bổ sung, hoàn thiện và quản lý hồ sơ viên chức theo quy định. Khẩn trương rà soát, đánh giá đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, hạn chế, thiếu sót trong tổ chức, hoạt động, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Học viện đã nêu trong Kết luận thanh tra để rà soát, điều chỉnh, bổ sung Chiến lược phát triển Học viện giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2035. Đề xuất, báo cáo Bộ trưởng về cơ chế, chính sách đổi mới tổ chức và hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của Học viện cho phù hợp với đặc thù của một cơ sở giáo dục đại học như Học viện và các quy định của Luật Giáo dục đại học.

Học viện Quản lý giáo dục phải thu hồi, nộp ngân sách Nhà nước theo quy định về kinh phí cấp bù sư phạm do chi sai nguồn theo Thông báo kết quả Kiểm toán Nhà nước năm 2019.

Rà soát 124 lượt giảng viên để xác định rõ số người không dạy đủ số tiết chuẩn hoặc không đứng lớp theo quy định để thực hiện truy thu nộp ngân sách hoặc khấu trừ đối với những trường hợp chi không đúng quy định.

Rà soát, thu hồi số tiền chi chưa dùng quy định đối với một số giảng viên được chi giờ giảng sau đại học chưa bảo đảm định mức giờ chuẩn (số tiền 191,5 triệu đồng) theo Thông báo số 608 TB-KTNN ngày 24/11/2020 của Kiểm toán Nhà nước.

Báo cáo Bộ trưởng việc tiếp nhận, thực hiện khoản viện trợ 121.150 bảng Anh từ Đại học QUB theo đúng quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC và quy định liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí.

Chấm dứt việc ban hành tờ trình, hợp đồng, thông báo, biên bản liên quan đến các khoản thu ngoài học phí, lệ phí không có căn cứ cho khoản thu, dự toán khoản thu...

Thực hiện việc thu học phí, các khoản quy định qua tổ chức tín dụng; chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt, theo dõi khoản phải thu, phải trả cụ thể đối tượng, cuối năm tài chính đối chiếu, xác nhận công nợ theo quy định. Thực hiện trích quỹ dự phòng ổn định thu nhập theo quy định pháp luật.

Đáng chú ý, Học viện Quản lý giáo dục phải báo cáo kết quả khắc phục và việc thực hiện các kiến nghị nêu tại Kết luận thanh tra về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan) sau 30 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận thanh tra số 88/KL-BGDDT./.

Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật; việc áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định này áp dụng đối với: Cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, công chức, viên chức và cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Việc xử lý kỷ luật dựa trên nguyên tắc "Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau".

Theo ThanhtraVietNam.vn

Học viện Quản lý giáo dục sai phạm

Kiến nghị dừng tuyển sinh một số ngành tại Học viện Quản lý Giáo dục

0

Trước hàng loạt sai phạm của Học viện Quản lý Giáo dục, Thanh tra Bộ GD&ĐT kiến nghị dừng tuyển sinh một số ngành đồng thời yêu cầu học viện khắc phục hậu quả.

Học viện Quản lý giáo dục sai phạm

Thanh tra Bộ GD&ĐT kết luận sai phạm tại Học viện Quản lý Giáo dục

0

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa thông báo kết luận về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý Giáo dục. Theo kết luận với 4 vấn đề, học viện đều có sai phạm.

Học viện Quản lý giáo dục sai phạm

Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh: 'Tôi thì dư luận phán xét xong rồi'

0

Chia sẻ về vụ tiêu cực thi cử ở Hà Giang, Bí thư Triệu Tài Vinh nói ông muốn làm nhanh nhưng việc gì cũng có quy trình. Về bản thân mình, ông nói đã bị dư luận phán xét.