Hồi hương ngẫu thư có nghĩa là gì

Vài nét về tác giả Hạ Tri Chương:

  • Hạ Tri Chương (659-744), tự là Quý Chân, hiệu là Tứ Minh cuồng khách; quê ở Vĩnh Hưng (Việt Châu) (tay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Triết Giang)
  • Đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm tại kinh đô Trường An, được vua Đường Huyền Tông (hay còn lại là Đường Minh Hoàng) vị nể. Khi về già ông mới về quê. Lúc ông xin từ quan về quê làm đạo sĩ, ông được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn.
  • Ông là bạn vong niên (người bạn chơi với nhau không kể tuổi chênh lệch) với đại thi hào Lí Bạch, từng gọi Lí Bạch là "trích tiên" (tiên bị đày).
  • Ông còn để lại 20 bài thơ, trong đó hai bài "Hồi hương ngẫu thư" là nổi tiếng nhất.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Năm 744, lúc 86 tuổi, Hạ Tri Chương từ quan về quê và đã sáng tác bài thơ này sau khoảng 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An.

Nhan đề

  • Nguyên tác là "ngẫu thư" nghĩa là "ngẫu nhiên viết" chứ không phải là tình cảm bộc lộ một cách ngẫu nhiên.
  • "Ngẫu nhiên viết" vì tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà.
  • Tác giả không chủ định viết và vì sao lại viết, đến lúc đọc xong bài thơ, người đọc mới rõ. Tình huống đầy kịch tính cuối bài (tác giả bị gọi là "khách": đây là một cú sốc thực sự đối với tác giả, nhưng đó lại chính là "duyên cớ" - mà duyên cớ thì bao giờ cũng có tính chất ngẫu nhiên - khiến tác giả viết bài thơ.
  • Đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên ấy là một nhân tố mới, nói đúng hơn là một điều kiện có tính tất yếu, đó là tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực và bất cứ lúc nào nhà thơ cũng cần và có thể thổ lộ.

Chủ đề

Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một con người xa quê đã quá lâu ngày, trong những phút giây đầu tiên đặt chân trở về quê hương.

Chữ viết

Chữ Hán

Thể thơ

  • Bản nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Hai bản dịch thơ: thể thơ lục bát

Bố cục

Bài thơ chia làm hai phần:

  • Phần 1 (hai câu đầu): Tình cảm quê hương của tác giả.
  • Phần 2 (hai câu cuối): Tâm trạng của tác giả khi về quê hương

NỘI DUNG [edit]

Hồi hương ngẫu thư có nghĩa là gì

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1. Tình cảm quê hương của tác giả

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về

Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng)

  • Hai vế ở câu đầu đối rất chỉnh cả về ý lẫn lời: "thiếu tiểu" (trẻ nhỏ) >< "lão đại" (già, lớn); "li" (đi) >< "hồi" (về). Câu thơ khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, về tuổi tác song đồng thời cũng bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.
  • Trong hai vế ở câu thơ thứ hai, một bộ phận đối chỉnh cả ý lẫn lời (hương âm, mấn mao), một bộ phận tuy đối không thật chỉnh về lời song vẫn rất chỉnh về ý ("vô cải": nói sự không đổi; "tồi": chỉ cái thay đổi), và chức năng ngữ pháp (cả "vô cải" lẫn "tồi" đều đảm nhiệm chức năng vị ngữ). Câu thơ dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Tác giả đã khéo léo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương.

Có thể thấy, tác giả đi suốt cuộc đời vẫn nhớ về quê hương dù có thay đổi về vóc người, tuổi tác, tóc rụng nhưng giọng nói quê nhà không thay đổi. Đó là tình cảm buồn, bồi hồi, gắn bó với quê hương trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi tác.

2. Tâm trạng của tác giả khi về quê hương

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: Khách lòng, hà xứ lai?

Trẻ con gặp mặt, không quen biết

Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?)

Nếu hai câu thơ đầu chủ yếu sử dụng bút pháp tự sự, với giọng điệu có thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về thì hai câu thơ cuối là lời tường thuật khách quan, trầm tĩnh ẩn chứa giọng điệu bi hài hóm hỉnh:

  • Khi trở về quê, tác giả gặp một tình huống bất ngờ, trớ trêu: bị coi là "khách" trên chính quê hương của mình qua câu hỏi của bọn trẻ - thế hệ sau.
  • Hình ảnh đối lập: Trẻ nhỏ tươi vui, hớn hở >< nhà thơ lại ngậm ngùi xót xa, sầu muộn, bơ vơ, lạc lõng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết.
  • Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

\( \rightarrow \) Cảm giác ngỡ ngàng, thấm thía, ngậm ngùi, xót xa khi bị coi như khách lạ ngay trên mảnh đất quê hương.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Không biểu cảm trực tiếp và thể hiện qua lời kể và tả.
  • Giọng thơ tưởng chừng như vui vẻ, hóm hỉnh nhưng thực chất lại thấm buồn.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Hồi hương ngẫu thư có nghĩa là gì

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế