Hồng ban đa dạng là gì

Hồng ban đa dạng (Erythema multiforme) là bệnh da cấp tính do nhiều căn nguyên, trong đó có lý do nhiễm trùng hoặc do thuốc điều trị.

Xem thêm

Nước cứng sinh hoạt làm tăng tỷ lệ mắc bệnh chàm ở người lớn

Đặc điểm lâm sàng trứng cá đỏ thay đổi theo từng độ tuổi

Ngăn chặn và cải thiện triệu chứng rụng tóc do lực kéo bằng cách nào?

Liệu có nên dùng chiết xuất từ thực vật như cần sa trong điều trị mụn?

Đại cương về hồng ban đa dạng

Hồng ban đa dạng là gì
Hồng ban đa dạng (Erythema multiforme) là một phản ứng tăng nhạy cảm gây ra bởi nhiễm trùng, hay gặp nhất là herpes simplex (HSV).

Hồng ban đa dạng (Erythema multiforme) là một phản ứng tăng nhạy cảm gây ra bởi nhiễm trùng, hay gặp nhất là herpes simplex (HSV). Phát ban da đặc trưng bởi các tổn thương hình bia bắn điển hình. Niêm mạc cũng có thể có tổn thương. Đa số trường hợp, bệnh diễn biến cấp tính, tự giới hạn và thường lành không để lại triệu chứng.

Hồng ban đa dạng chia làm 3 thể nhẹ (minor), nặng (major) và được xem thể riêng của hội chứng Steven-Johson và Ly thượng bì bóng nước hoại tử (TEN).

Hồng ban đa dạng thường gặp ở lứa tuổi 20-40 tuổi, tuy nhiên tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nam giới gặp nhiều hơn nữ giới và yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc bệnh.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
Nhiễm trùng: liên quan tới khoảng 90% trường hợp. Trong đó nổi bật là herpes simplex đặc biệt là herpes môi và ít gặp hơn là herpes sinh dục. HSV-1 găp nhiều hơn HSV-2. Nhiễm herpes thường đi trước phát ban 3-14 ngày. Tiếp theo là viêm phổi do Mycoplasma.

Một số nhiễm virus khác cũng được cho là nguyên nhân của bệnh: Parapoxvirus, Herpes varicella-zoster, Adernovirus, virus viêm gan, HIV, cytomegalovirus,… hoặc nhiễm nấm da.

Thuốc: là một nguyên nhân không thường gặp (<10%) trường hợp hồng ban đa dạng. Một khi nghĩ đến nguyên nhân này, cần loại trừ các phát ban do thuốc khá như hội chứng Steven-Johnson, ly thượng bì bọng nước nhiễm độc, hồng ban cố định toàn thân, phát ban hồng ban bong vảy đa dạng do thuốc và mày đay.

Các thuốc có thể gây ra hồng ban đa dạng là kháng viêm non-steroid, penicillins, sulphonamides, barbiturates, phenothiazines và chống động kinh.

Triệu chứng và chẩn đoán

Hồng ban đa dạng là gì
Tổn thương hình bia bắn điển hình với bờ rõ và có 3 vùng màu sắc.

Đa số thể nhẹ của hồng ban đa dạng thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, thể nặng thường có tiền triệu là sốt hoặc mệt mỏi, đau khớp.
Vài hoặc hàng trăm tổn thương xuất hiện trong 24 tiếng.

Tổn thương hình bia bắn điển hình với bờ rõ và có 3 vùng màu sắc. Trung tâm tối màu hoặc đỏ đậm có mụn nước hoặc vảy tiết, bao ngoài là vòng hồng nhạt và hơi gờ cao, ngoài cùng là màu đỏ tươi. Đầu tiên xuất hiện ở mu tay hoặc đầu ngón chân rồi lan từ từ lên chi hướng về thân mình, chi trên hay gặp hơn chi dưới.

Lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng có thể bị. Mặt, cổ và thân mình là vị trí hay gặp nhất. Tổn thương da thường hợp thành nhóm ở khuỷu tay và gối. Niêm mạc cũng có thể bị.
Ngứa nhẹ hoặc hơi bỏng rát.

Điều trị

Hồng ban đa dạng là gì
Ngứa thì dùng thuốc chống ngứa hoặc thuốc bôi corticoide tại chỗ

Điều trị hồng ban đa dạng tùy thuộc vào từng giai đoạn, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Ở thể nhẹ, hầu hết bệnh tự khỏi, điều trị triệu chứng là chính. Ban tự giới hạn sau vài tuần mà không để lại biến chứng.

+ Do thuốc: hạ sốt antipirin, thuốc ngủ seduxen, trợ tim digitalis, Hg,các loại salixalat,penicillin,phenolphtaleine, sulfamid, tiêm chủng BCG, chủng đậu, bại liệt.

+ Các bệnh nhiễm khuẩn :  bệnh bạch hầu, érysipèle, viêm phổi, thương hàn.

+ Nhiễm siêu vi khuẩn :  1/3 do herpes, các viêm phổi do siêu vi khuẩn, nhiễm nấm canidiomycose, histoplasmose.

+ Các loại bệnh kí sinh trùng , kí sinh trùng sốt rét, trùng roi.

+ Các bệnh tạo keo : lupus đỏ.

1.2  Cơ chế sinh bệnh :

Cơ chế cảm ứng của cơ thể đặc biệt là của thành mạch nhỏ đối với kháng nguyên hoặc các độc chất, các loại kháng nguyên siêu vi khuẩn, vi khuẩn và sản phẩm của chúng. Kháng nguyên siêu vi khuẩn , vi khuẩn cảm ứng với thành mạch gây phát ban kiểu hồng ban đa dạng.

1.3  Giải phẫu bệnh lý :

Nhìn chung không có tính chất đặc hiệu, phụ thuộc vào mức độ lâm sàng. Thông thường thấy viêm ở chung bì, biểu hiện lâm sàng bằng giãn các mao mạch, thâm nhiễm quanh các mao mạch các tế bào đơn nhân.

Ơ thể ban sẩn có phù ở lớp đệm và thâm nhiễm tế bào đa nhân. ở thể bọng nước, bọng nước nằm dưới thượng bì giống bệnh Duhring, có thể thấy thoát dịch.

  1. Lâm sàng.

Bệnh do Hebra mô tả lần đầu tiên năm 1960. Các triệu chứng lâm sàng: có rất nhiều tổn thương trên da. Các thương tổn có thể là dát, sẩn cục, có thể là mụn nước bọng nước và các thương tổn đó sắp xếp theo nhiều hình dạng khác nhau như hình nhẫn, hình vòng cung hoặc hình bia bắn, hình huy hiệu

Các thương tổn tồn tại lâu kiểu cố định có thể xuất hiện chấm xuất huyết, ban mề đay sắp xếp có tính chất đối xứng.

Vị trí khu trú: thường thấy ở mặt cổ, cẳng tay, cẳng chân, mu bàn tay, bàn chân. ở cẳng tay thương tổn hình bia bắn xuất hiện ở mặt duỗi, thương tổn phát ra từng đợt và lan dần ra, có đợt xuất hiện theo thời tiết và mùa, nhất là mùa xuân, có thể kết hợp munk rộp ở môi, nhất là đợt toàn phát.

Hai thể lâm sàng hay gặp:

+ Thể dát sẩn:

Thương tổn là những dát sẩn màu đỏ giới hạn rõ, xung quanh có sẩn phù hoặc sẩn chắc nhưng đầu tù, có khuynh hướng lan rộng ra ngoại vi và liên kết với nhau thành từng mảng, có nhiều vòng cung, màu sắc xanh xám, hơi vàng, hơi đỏ, liên kết với nhau thành hình nhẫn,hình bia bắn, ở trung tâm sáng hơn, tiến triển 1-5 tuần, giai đoạn cuối một số trường hợp có bong vẩy.

+ Thể mụn nước và bọng nước:

Thông thường các mụn nước cụm lại, có thể liên kết với nhau thành bọng nước. Điển hình về lâm sàng là có phỏng nước hoại tử ở giữa, tiếp đó là một vòng mụn nước nhỏ ngoài rìa là một vòng ban đỏ. Hình ảnh dó tạo thành hình bia bắn. Nếu xuất hiện thể bọng nước trên nền ban đỏ sẽ giúp cho chẩn đoán phân biệt với pemphigus.

Nếu tiến triển nặng, hình thể bọng nước chuyển sang hội chứng Stevens-Johnson.

Vị trí khu trú đặc biệt: lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhưng có thể có cả ở vị trí khác: niêm mạc miệng, sinh dục.

Triệu chứng chức năng: thông thường không có nhưng cá biệt có trường hợp ngứa nhẹ, khi tổn thương phù mề đay,

Các biểu hiện ở nội tạng : máu tăng bạch cầu ái toan, bạch cầu ở thận thường gặp.

Tiến triển thành từng đợt liên tiếp 2 – 8 tuần.Càng ngày càng nặng dần.

  1. Chẩn đoán.

3.1  Chẩn đoán xác định :

Căn cứ vào tiền sử, vào hình ảnh lâm sàng , vào các xét nghiệm đặc hiệu để tìm căn nguyên gây bệnh

3.2   Chẩn đoán phân biệt :

–         Thể có dát sẩn khác với : giang mai II, mày đay.

–         Thể hình nhẫn : khác với vẩy phấn hồng Gibert .

–         Thể bọng nước, mụn nước khác với viêm da herpes, Duhring ( mụn nước căng) bọng nước lớn khác pemphigus ( làm xét nghiệm chẩn đoán tế bào học có tế bào Tzanch ; dấu hiệu Nikosky (+) ).

  1. Điều trị .

Điều trị theo nguyên nhân :

Do herpes : dùng acyclovir 200mg   x  5 viên/ngày  x  7 ngày

Do sốt rét : điều trị bệnh sốt rét…

Nếu do thuốc : phải ngừng loại thuốc gây bệnh và điều trị với corticoid. Thể nhẹ :  1mg/kg thể trọng/24 giờ ; thể trung bình dùng: 1,5 – 2 mg/kg thể trọng/24 giờ. Có thể kết hợp với kháng sinh nhóm ít gây dị ứng ( macrolit ).

Tại chỗ: xoa bột talc, chăm sóc hộ lý tốt sau bôi thuốc màu: eosin 2%. Dung dịch milian, dung dịch betadne ( iod loãng ).

TAM CHứNG GOUGEROT

( Mladie trisymtomatique de Gougerot)

( Arteriolise allergique de ruiter)

+ Căn sinh bệnh : bệnh hay gặp ở người lớn, cho đến nay căn sinh bệnh học còn chưa rõ , nhưng phần lớn các tác giả chấp nhận là do dị ứng, nhiều khi phụ thuộc vào ổ viêm tai, viêm túi mật, ống thận hoặc do các thuốc :  sulfamide, phenylbutazol, novocain và tetracyllin.

+ Lâm sàng : trong thể hoàn chỉnh tam chứng này kết hợp ba thể thương tổn da :

–         Chấm xuất huyết 2 – 5 mm.

–         Dát đỏ hoặc dát đỏ phù nề, đường kính 5 – 10mm, có khi rộng hơn vì triệu chứng hồng ban đa dạng hoặc ban mề đay.

–         Nhưng u nhỉ ở trung bì đường kính 3 – 5 mm, cứng , rắn, chìm dưới da, da ở bên trên màu hồng hay màu da bình thường. Những u hạt này còn mang tên hạt chì đặc trưng cho bệnh này.

Tổn thương chủ yếu ở chi dưới nhưng cũng có thể ở vùng khác, không đau, có khi có ngứa.

+ Toàn trạng vẫn tốt, nhưng đợt tái phát có khi có sốt và mệt mỏi.

+ Có nhưng hình thái lâm sàng đặc biệt sau :

–         Đơn triệu chứng chỉ có u trung bì là triệu chứng duy nhất,

–         Hai loại triệu chứng u trung bì kèm chấm xuất huyết hoặc dát đỏ phù nề.

–         Tam chứng có bọng nước có loét hoại tử thành chấm hoặc mảng rộng và u.

–         Nhiều loại triệu chứng có nốt xuất huyết mảng đỏ rất rộng các u ở sâu dưới hạ bì.

+ Ngoài các thể thông thường này, người ta còn mô tả thể cấp tính ( lan rộng và hoại tử rất mạnh có khi ảnh hưởng đến các phủ tạng ) và các thể bán cấp ( thương tổn nhỏ, hoại tử và những mảng u rất lớn).

+  Tiến triển từng đợt tự mất đi và có những đợt tự phát.

+ Mô bệnh học: thương tổn chủ yếu ở mao động mạch, mao tĩnh mạch. Ơ trung bì các mao mạch bị tắc nghẽn dẫn đến các hoại tử, thâm nhiễm các tế bào đa nhân.