Hướng dẫn 136 của tòa án nhân dân tối cao

Thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và Hướng dẫn 136/HD-TANDTC ngày 30/3/2017 của Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn về công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Sáng ngày 25/08/2017, Tòa án nhân dân thị xã Tân Châu phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tân Châu tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp đối với vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn Zac Ki Giah với bị đơn bà Nguyễn Thị Xí, AbDulaZiz. Trong vụ án có 01 Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn và 03 Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị đơn. Tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm còn có các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân thị xã Tân Châu và Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Tân Châu.

Hướng dẫn 136 của tòa án nhân dân tối cao

Quang cảnh phiên tòa

Tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã thực hiện tốt kỹ năng điều hành phiên tòa từ khi khai mạc cho đến khi kết thúc phiên tòa, đặc biệt là việc điều hành tranh tụng. Hội đồng xét xử đã tuyên bản án theo đúng trình tự thủ tục và có căn cứ pháp luật quy định. Thông qua phiên tòa rút kinh nghiệm, giúp nâng cao kỹ năng xét xử của Thẩm phán đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp, giúp cho các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân có điều kiện học hỏi, trau đổi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ; rèn luyện bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm trong công tác.

Tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số: 136/HD-TANDTC ngày 30/3/2017 của Tòa án nhân dân tối cao và Kế hoạch số: 519/KH-TA ngày 16/11/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam về tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp. Ngày 19/01/2021, Tòa án nhân dân huyện Phước Sơn phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân huyện Phước Sơn tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án dân sự về “Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản”. Mục đích của phiên tòa rút kinh nghiệm là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng điều khiển phiên tòa, trình độ nghiệp vụ trong công tác xét xử các vụ án.

Hướng dẫn 136 của tòa án nhân dân tối cao
Quang cảnh phiên tòa rút kinh nghiệm

Ngoài những người tiến hành tố tụng trong vụ án, thành phần tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm gồm Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân huyện.

Phiên tòa diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm; ngay sau khi phiên tòa kết thúc, Lãnh đạo Tòa án và Viện kiểm sát đã tổ chức họp rút kinh nghiệm để đánh giá những ưu, khuyết điểm của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký trong việc áp dụng pháp luật, kỹ năng điều hành, xử lý tình huống, bản lĩnh nghề nghiệp…và kỹ năng, chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử của Kiểm sát viên, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng điều khiển phiên tòa của Thẩm phán và chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án./.

Thực hiện Hướng dẫn số 136/HD – TANDTC ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao, Kế hoạch số 519/KH-TA ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam về công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm và Kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng, công tác văn phòng năm 2018 của đơn vị, ngày 16 tháng 01 năm 2018, Tòa án nhân dân thành phố Tam Kỳ tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm, xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Hồ Văn Ninh, bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Tam Kỳ truy tố về tội “Cướp tài sản” theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999. Tham dự phiên tòa có đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên, Thẩm phán của Tòa án và Kiểm tra viên, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Tam Kỳ.

Hướng dẫn 136 của tòa án nhân dân tối cao

Phiên tòa đã diễn ra nghiêm túc, Hội đồng xét xử đã thực hiện đầy đủ các nguyên tắc của tố tụng theo quy định của pháp luật, theo tinh thần cải cách tư pháp.

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc phiên tòa, đơn vị đã tổ chức phiên họp rút kinh nghiệm nhằm đánh giá những ưu, khuyết điểm của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa và các thành viên Hội đồng xét xử trong việc áp dụng pháp luật, kỹ năng điều hành, xử lý tình huống, bản lĩnh nghề nghiệp…, từ đó rút ra các bài học nhằm nâng cao chất lượng, kinh nghiệm giải quyết các vụ án, đồng thời xác định những vướng mắc và kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc qua công tác xét xử.

Thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành tổng kết 05 năm công tác phát triển án lệ. Qua tổng kết cho thấy, mặc dù Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 04/2016/CT-CA ngày 30-5-2016 về việc tăng cường công tác phát triển và công bố, áp dụng án lệ trong xét xử nhưng thực tế mới chỉ có một số Tòa án, đơn vị, cá nhân trong hệ thống Tòa án nhân dân có đóng góp trong việc rà soát, nghiên cứu, đề xuất các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để đề xuất phát triển thành án lệ; còn lại đa số các Tòa án, đơn vị, cá nhân chưa tham gia vào công tác phát triển án lệ; nhiều Thẩm phán chưa thực sự quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng các bản án, quyết định dẫn đến một số bản án, quyết định của Tòa án được ban hành chưa bảo đảm tính chuẩn mực, không đáp ứng được yêu cầu làm nguồn án lệ; số lượng bản án, quyết định được đề xuất là nguồn án lệ còn hạn chế... dẫn đến số lượng án lệ được công bố trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Để tiếp tục tăng cường công tác phát triển và áp dụng án lệ trong Tòa án nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phát triển án lệ và nâng cao chất lượng các bản án, quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quán triệt như sau:

1. Về yêu cầu trong công tác phát triển, áp dụng án lệ

1.1. Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Vụ trưởng Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, III Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi thẩm quyền được giao có trách nhiệm:

- Nghiêm túc tổ chức thực hiện các quy định tại Điều 3 và Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18-6-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc đề xuất các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ và áp dụng án lệ;

- Quán triệt cho Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh tư pháp khác trong cơ quan, đơn vị chủ động tìm hiểu, nghiên cứu nội dung của các án lệ đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố để xem xét áp dụng vào thực tiễn công tác;

- Tăng cường công tác tập huấn về kỹ năng viết bản án cho các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cơ quan, đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng các bản án, quyết định; đối với các vụ án có định hướng đề xuất phát triển thành án lệ thì cần lên ý tưởng “xây dựng án lệ” từ khi tiến hành viết bản án, quyết định có chứa đựng lập luận, phán quyết để đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn án lệ, nhằm nâng cao chất lượng nguồn án lệ; hướng dẫn cách viện dẫn án lệ.

1.2. Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định tại mục 3 đến mục 9 phần I của Chỉ thị số 04/2016/CT-CA ngày 30-5-2016 về việc tăng cường công tác phát triển và công bố án lệ, áp dụng án lệ trong xét xử.

2. Chỉ tiêu đề xuất bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ

- Các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 05 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm;

- Các Vụ Giám đốc kiểm tra I, II, IIImỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 03 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm;

- Các Tòa án quân sự quân khu và tương đương mỗi đơn vị phải đề xuất ít nhất 02 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là nguồn để phát triển thành án lệ/01 năm (Tòa án quân sự trung ương có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ này của các Tòa án quân sự quân khu và tương đương).

3. Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao theo Chỉ thị số 04/2016/CT-CA ngày 30-5-2016 về việc tăng cường công tác phát triển và công bố, áp dụng án lệ trong xét xử; Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18-6-2019 của Hội đồng Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ và Công văn này.

Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị thường trực theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện, thường xuyên báo cáo Chánh án và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc thực hiện nhiệm vụ này.