Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024

Kinh doanh homestay cần rất nhiều vốn, khởi điểm bạn có thể đầu tư từ 200 triệu cho tới cả tiền tỷ. Chính vì vậy, để kinh doanh homestay thành công bạn cần phải biết rất nhiều để tránh những rủi ro và có doanh thu cao. Bài viết này mình chia sẻ những điều cần biết khi khởi nghiệp homestay để bạn có định hướng làm đúng ngay từ đầu.

Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm làm homestay hay lĩnh vực du lịch nên tham khảo về dịch vụ thiết lập setup homestay từ A-Z để tránh mất thời gian và tiền bạc.

Mục lục đọc nhanh

1. Cần nghiên cứu thị trường trước khi làm homestay

Công việc này sẽ quyết định việc thành bại khi bạn làm homestay. Nghiên cứu thị trường bao gồm:

  • Số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực bạn định làm.
  • Giá homestay trung bình trong khu vực.
  • Lượng khách du lịch đến có đông không, chủ yếu khách quốc tế hay trong nước.
  • Khách thường rải đều trong tuần hay chỉ có cuối tuần.
  • Dự tính tiềm năng doanh thu, lợi nhuận và thời gian hoàn vốn.

Đa số các bạn làm homestay đều chủ quan bỏ qua bước này, thích là làm luôn dẫn đến thực tế mất tiền. Nên bạn hãy xem xét kỹ lưỡng tất cả những yếu tố trên rồi mới nên quyết định làm nhé.

2. Làm việc với chủ nhà

Nếu bạn phải đi thuê homestay thì chọn đúng căn tốt để thuê và chủ nhà tốt là điều vô cùng quan trọng. Nhiều chủ nhà lúc chưa thuê thì nói rất ngọt, rất tuyệt đến khi thuê rồi thì phát sinh đủ thứ rắc rối khiến người thuê ngán ngẩm và trả nhà sớm.

Những điều cần phải kiểm định với chủ nhà trước khi thuê:

  • Khảo sát về chủ nhà và căn chuẩn bị thuê trước từ những hàng xóm hay đi thăm dò bằng cách này hay khác. Nếu căn đó mà qua nhiều đời chủ homestay trong thời gian ngắn thì cần xem xét lại.
  • Giá thuê tăng mỗi năm bao nhiêu.
  • Hỗ trợ của chủ nhà.
  • Những điều khoản sang nhượng hợp đồng trước thời hạn, có hỗ trợ tốt khi chuyển cho chủ mới không.
  • Thời gian đặt cọc và thanh toán tiền nhà.
  • Luôn lên hợp đồng rõ ràng và đi công chứng.

3. Thiết kế homestay đẹp và thu hút khách

Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024

Đừng để homestay của bạn nhàm chán với thiết kế giống hệt nhà nghỉ và các khách sạn giá rẻ. Khách chọn ở homestay là để ở phòng đẹp, khác biệt và ấm cúng chứ không phải khách sạn. Những yếu tố cơ bản để bạn thiết kế homestay là:

  • Có phong cách: Tối giản, nhiệt đới, Bắc Âu, bungalow gỗ, Indochina.
  • Nhiều chỗ thư giãn, sống ảo: khu sinh hoạt chung (common area), sân thượng, sân vườn, cổng vào homestay, view…
  • Tất cả thiết kế, nội thất, màu sắc của homestay phải hòa hợp với phong cách đã chọn.
  • Sử dụng ra trải giường, đồ trang trí: cây xanh, đèn, decal dán tường, màu sơn tường, kệ sách… để làm đẹp, tạo không gian ấm cúng cho homestay.
  • Tiện nghi homestay: nên sử dụng nệm êm thay vì nệm gòn cứng, gối cũng phải êm, đầu tư chăn ra gối nệm tốt sẽ giúp homestay bạn bán giá cao hơn.

Xem thêm các ý tưởng trang trí homestay đẹp.

4. Đăng homestay trên các kênh bán phòng (OTA)

Làm homestay luôn kín phòng thì chắc chắn phải dựa vào các kênh bán phòng OTA trừ khi căn của bạn độc nhất ở khu đó. Để đăng bán phòng trên Agoda, Booking, Airbnb… cực kỳ đơn giản bạn chỉ cần đăng ký tài khoản rồi điền các thông tin như hướng dẫn từng bước.

Lưu ý khi làm các bạn cần điền đầy đủ thông tin và làm đúng với mô hình của từng kênh. Nên đa dạng làm nhiều kênh OTA tùy theo đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Quan trọng nhất vẫn cần có 3 kênh tối thiểu: Airbnb, Booking và Agoda. Xem hướng dẫn đăng bán phòng trên Airbnb.

Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024

5. Marketing homestay của bạn

Đừng mở homestay để rồi hy vọng lúc nào cũng đông khách. Bạn phải cần làm rất nhiều khâu, trong đó có marketing quảng cáo cho homestay của bạn. Xem thêm bài viết 9 cách marketing homestay mình đã viết rất chi tiết để bạn làm theo.

Những điều không nên khi làm marketing homestay:

  • Spam group facebook. Cái điều này mình thấy nhiều lắm, bất kỳ post nào trên group facebook review ở địa phương là có cả dàn các homestay và cho thuê xe comment bán hàng.
  • Viết thông tin vô cùng sơ sài trên facebook.
  • Làm cho có, chỉ tốn thời gian chứ không hiệu quả. Tức là bạn làm không tới nơi tới chốn, thấy nhiều người làm nên làm theo.
  • Chạy quảng cáo facebook ồ ạt, không có hình đẹp, viết bài không hay, tỷ lệ chuyển đổi từ quảng cáo sang đặt phòng thấp.

6. Biết tối ưu hóa các kênh OTA

  • Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024
    Đăng hình lên kênh OTA
  • Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024

Khi đăng lên kênh OTA homestay của bạn đang cạnh tranh với hàng chục thậm chí hàng trăm homestay khác. Do đó, bạn cần phải tối ưu cho căn của bạn “ngoi” lên được top đầu của kết quả tìm kiếm thì mới có nhiều khách.

Các bước tối ưu cơ bản:

  • Tăng lượng click vào link của căn bạn.
  • Hình thật đẹp nhìn là muốn click vào đặt ngay. Nên thuê photographer chuyên nghiệp chụp.
  • Giá hấp dẫn, thay đổi theo nhu cầu lên xuống của khách và thị trường.
  • Nhiều review đánh giá của khách.
  • Tựa đề và Mô tả chi tiết về homestay hấp dẫn. Áp dụng với kênh Airbnb.
  • Nhiều tiện nghi khách thích lựa chọn (ví dụ gồm ăn sáng, bồn tắm, hồ bơi, máy lạnh, máy sưởi…).
  • Tăng % hoa hồng kênh OTA cũng giúp tăng vị trí hiển thị lên đầu. Áp dụng với Agoda, booking… không áp dụng với Airbnb.

7. Tạo quảng cáo trên kênh OTA

Để thu hút khách luôn luôn lấp đầy được phòng bạn cần biết cách chạy quảng cáo cho các kênh OTA. Gợi ý các quảng cáo thường hiệu quả như sau:

  • Ở 2 đêm tặng 1 đêm.
  • Khuyến mãi giảm giá trong tuần.
  • Giảm giá để có các review đầu tiên (áp dụng cho kênh Airbnb).

Tất cả khuyến mãi này đều được cài đặt tự động trên hệ thống các kênh OTA. Bạn nên nhớ tính toán khuyến mãi phù hợp để không bị lỗ hay không lời như mong muốn.

Tỷ lệ chạy khuyến mãi khuyên sử dụng là: % giảm giá <= % tỷ lệ trống phòng. Ví dụ trước khi chạy khuyến mãi tỷ lệ lấp phòng đạt 90% cuối tuần, 70% trong tuần. Thì bạn có thể tạo khuyến mãi giảm 20-30% vào các ngày trong tuần.

Bạn nên học thêm cách tối ưu homestay khách sạn để tăng doanh thu từ 2-3 lần. Khóa học sẽ chỉ cho bạn cách tăng ranking hiển thị trên kênh OTA, vận hành homestay hiệu quả ít tốn chi phí, tăng lượng đặt phòng, thiết lập doanh thu từ nhiều nguồn khác nhau…

8. Làm quy trình vận hành chuẩn ít tốn chi phí

Chi phí vận hành thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hàng tháng của homestay. Do đó, bạn cần kiểm soát chi phí này thật chặt chẽ từ những cái nhỏ nhất. Chi phí vận hành thường gồm:

  • Tiền điện nước.
  • Lương nhân viên lễ tân, dọn dẹp.
  • Đồ dọn dẹp.
  • Sửa chữa lặt vặt.
  • Tiện nghi cơ bản: dầu gội, sữa tắm, bộ kit khách sạn, giấy toilet…
  • Internet.
  • Truyền hình cáp.

Bạn có thể tiết kiệm chi phí hơn với:

  • Tiền điện: thường tốn nhiều, đặc biệt những chỗ có máy lạnh. Bạn có thể quản lý tiền điện bằng cách sử dụng thẻ từ tự ngắt điện khi khách ra ngoài.
  • Nhân viên lễ tân: Rất nhiều homestay thuê nhiều nhân viên mà không sử dụng tối ưu nguồn lực thời gian làm việc của nhân viên dẫn đến tốn kém chi phí lương. Do đó, bạn cần có 1 quy trình công việc rõ ràng từ cách check in, quản lý lịch phòng, trả lời, đặt dịch vụ, hỗ trợ khách, quản lý kênh OTA… Từ đó 1 nhân viên có thể làm nhiều công việc một lúc và có hiệu quả.
  • Đồ tiện nghi cơ bản nên mua ở dạng gói lớn và san vào các hũ đựng dầu gội, sữa tắm bằng sứ, vừa sang và khách sẽ không lấy đi khi họ check out. Giấy toilet cũng khuyên bạn nên mua dạng cuộn lớn loại 800gram trở lên.

9. Quản lý lịch phòng tránh “Over booking”

Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024

Over booking là tình trạng số lượng đặt phòng vượt quá số phòng của homestay bạn. Điều này thường diễn ra vào cuối tuần. Lý do bị over booking là bạn không kịp đóng phòng trên các kênh OTA.

Over booking sẽ ảnh hưởng tới uy tín của homestay bạn, còn có khi bị phạt tiền từ các OTA (điển hình là Airbnb có phạt 100$/lần hủy phòng từ chủ homestay).

Có các cách đóng phòng trên kênh OTA đơn giản như sau:

  • Xuất lịch và nhập lịch đặt phòng giữa các kênh OTA với nhau. Ví dụ: Bạn chỉ cần vào export calendar của Booking.com rồi dán import lịch vào Airbnb, sau đó xuất export lịch Airbnb import ngược lại vào Booking.com. Làm tương tự cho các kênh OTA, nhớ có xuất lịch thì phải nhập lịch 2 chiều nhé. Bước này chắc chắn phải làm để khi có đặt phòng của 1 kênh thì sẽ tự động khóa các kênh khác.
  • Xuất nhập lịch của các kênh OTA vào google calendar để quản lý toàn bộ các kênh OTA và khi có đặt phòng trực tiếp từ website/fanpage/gọi điện bạn cũng bỏ lịch đặt phòng của khách vào Google Calendar.
  • Dùng phần mềm hotel manager để quản lý từ giá phòng tới lịch phòng, bạn có thể làm rất nhiều kênh và chỉ cần quản lý qua 1 phần mềm.

10. Tạo các dịch vụ cộng thêm bán cho khách

  • Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024
    Cooking class lớp học nấu ưn
  • Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024
    Workshop dệt vải
  • Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024
    Workshop pha chế cafe

Dịch vụ cộng thêm giúp cho homestay của bạn tăng doanh thu lên tới 2-3 lần và khách cũng rất thích nơi có đầy đủ dịch vụ. Những dịch vụ bạn nên làm cho homestay:

  • Tour tham quan trong ngày.
  • Hoạt động du lịch hấp dẫn: zipline, trekking, đạp xe, food tour, walking tour, motorbike tour, … phù hợp với từng địa phương.
  • Phương tiện đi lại: tới homestay và đi tới thành phố khác, thuê xe du lịch có tài xế, thuê xe máy.
  • Dịch vụ ăn uống.
  • Giặt ủi laundry.
  • Bán cả sản phẩm độc đáo của địa phương.
  • Workshop hay: dệt vải, xay pha cafe, thưởng thức rượu…

Xem thêm bài hướng dẫn 10 cách tăng doanh thu cho homestay.

Hướng dẫn bán dịch vụ homestay hiệu quả trên fb năm 2024

Nhung Phung

Nhung là 1 travel blogger và founder của E-dulich, online travel agency Local-Bali và Localvietnam. Nhung đã có hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch, đào tạo và hỗ trợ các homestay, khách sạn, travel blogger và các công ty du lịch.