Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

Hướng dẫn đăng ký bán phòng trên Traveloka

Nói đến những kênh lữ hành trực tuyến “thịnh hành” nhất tại thị trường Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến Traveloka – một kênh lữ hành trực tuyến được lòng của rất nhiều dân mê du lịch Việt. Hôm nay Sophiasolution.com sẽ hướng dẫn mọi người cách thức đăng ký bán phòng trên website và ứng dụng Traveloka. Đây là một trong những cách rất quan trọng để tăng doanh số bán phòng cho các khách sạn cũng như những dịch vụ lưu trú khác.

1. Đăng kí bán phòng trực tuyến trên Traveloka.com cho căn hộ, khách sạn, resort - khu nghỉ dưỡng:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ đăng ký khách sạn của Traveloka: https://tera.traveloka.com/register

Bước 2: Điền các thông tin về email, tên doanh nghiệp và loại hình kinh doanh lưu trú và chọn List Now để xác nhận thông tin

Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

Bước 3: Truy cập email đã đăng kí bên trên để nhận email xác nhận đăng kí từ Traveloka

Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

Bước 4: Sau khi bấm vào link xác nhận đăng ký từ Traveloka, tiếp tục hoàn thành form thông tin từ Traveloka như hình ảnh bên dưới

Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

General Information ( Thông tin chung)

Property Detail (Chi tiết)

Property Facilities ( Cơ sở vật chất ),

Rooms (Phòng)

Room Facilities (Tiện nghi phòng)

Photos (hình ảnh)

Payment Information (Thông tin thanh toán)

2. Đăng nhập và cài đặt thông tin phòng:

Truy cập https://tera.traveloka.com/v2/login. Sau đó nhập thông tin đăng nhập bao gồm Username và Password đã đăng kí đến trang quản lý phòng của bạn

Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

Sau khi đăng nhập, trong giao diện của trang đã để sẵn 4 thanh công cu là 4 chức năng mà sử dụng nhiều nhất để quản lý khách sạn, bao gồm: Room Rates (Giá phòng), Room Allotment (Phân bổ phòng), Booking List (Danh sách booking), Promotions ( Quảng cáo).

Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

3. Lưu ý:

· Cập nhật chi tiết đăng ký

Sau khi hoàn tất đăng ký, bạn có thể cập nhật chi tiết bất cứ lúc nào. Ví dụ, nếu bạn bổ sung một tiện nghi mới hay cho Traveloka biết thêm một địa điểm đặc biệt gần khách sạn của bạn như sân bay, bãi biển, khu du lịch ...

· Bạn nên tải những hình ảnh nào

Khi đăng ký, bạn sẽ được yêu cầu tải hình ảnh chỗ nghỉ lên. Đó là vì du khách rất thích xem ảnh khi tìm kiếm chỗ nghỉ. Bạn nên tải những hình ảnh có thể giới thiệu bên trong lẫn bên ngoài chỗ nghỉ của mình. Những hình ảnh này không cần phải rất chuyên nghiệp — ảnh được chụp bằng điện thoại smartphone vẫn sẽ gây ấn tượng đẹp với khách về chỗ nghỉ.

· Vì sao Traveloka thu phí hoa hồng cho mỗi đặt phòng

Sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ

Chổ nghĩ của bạn sẽ được Traveloka tích cực quảng bá trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo để đảm bảo rằng chỗ nghỉ được hiện diện đối với du khách toàn cầu, cũng như lượng khách tiềm năng cao nhất có thể

Hoa hồng sẽ không được tính nếu khách không đến nhận phòng (Khách vắng mặt)

· Khách thanh toán cho các đặt phòng bằng cách nào?

Khách sẽ thanh toán đặt phòng khi đến nhận phòng. Traveloka cách cung cấp thêm nhiều lựa chọn trong việc nhận thanh toán từ khách. Vì thế có thể sẽ có thêm nhiều lựa chọn khác khi các bạn đăng ký.

Hiện nay, xu hướng chọn đặt phòng lưu trú qua các app book khách sạn vì những ưu điểm như tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí,... đang ngày càng nở rộ. Chính vì thế, để không ngừng gia tăng lượng khách và doanh thu cho khách sạn của mình, những người kinh doanh cần nắm rõ mức phí chiết khấu của từng ứng dụng book phòng để có chiến lược đăng ký tham gia đúng đắn.

Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

Phí hoa hồng OTA là gì?

Phí hoa hồng OTA là cụm từ chỉ một khoản phí cụ thể, theo tỷ lệ % nhất định mà cơ sở kinh doanh lưu trú phải trả cho kênh OTA hợp tác tương ứng cho một lượt đặt phòng thành công trên kênh đó, theo thỏa thuận đã chốt từ trước.

Các kênh OTA khác nhau quy định mức phí hoa hồng cao - thấp khác nhau. Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cân nhắc số tiền phải bỏ ra so với doanh thu và giá trị nhận về khi liên kết bán phòng trên nền tảng đó để quyết định có bán phòng hay không.

Xem thêm: Quản Lý Khách Sạn Bằng Phần Mềm: Giải Quyết Bài Toán Nan Giải Của Phương Pháp Quản Lý Thủ Công

Phí hoa hồng OTA nào cao - thấp nhất hiện nay

Booking, Agoda, Expedia, Airbnb, Traveloka, VnTrip… là những kênh OTA được nhiều khách sạn, homestay hay cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung tại Việt Nam tin tưởng lựa chọn. Dưới đây là các thông tin tổng hợp về biểu phí hoa hồng cho từng kênh OTA uy tín và phổ biến dành cho các chủ khách sạn tham khảo!

Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

Các kênh OTA khác nhau quy định mức phí hoa hồng cao - thấp khác nhau

  • Booking: 15%
  • Agoda: 20% trở lên
  • Expedia: phổ biến ở mức 15-17%; tuy nhiên, có giai đoạn lên đến 25% cho các khách sạn 3 sao, phân khúc 4-5 sao có thể thỏa thuận mức phí thấp hơn
  • Airbnb: chỉ phải trả 3%, khách trọ sẽ share bớt và trả 6-12% tùy thời hạn lưu trú dài hay ngắn
  • Hotels.com: khoảng 15-18%
  • Traveloka: hiện không được công khai; tuy nhiên, nguồn tin nội bộ cho hay mức thu vào khoảng 15%
  • Mytour: linh hoạt, theo mức chiết khấu - tỷ lệ % theo thỏa thuận từ giá phòng bán được
  • Luxstay: tối đa là 15%
  • VnTrip: linh hoạt, theo thỏa thuận

Đặt phòng trực tuyến qua các kênh OTA có thật sự là giải pháp bán phòng tối ưu nhất và đem lại nhiều lợi ích nhất?

OTA hiện đang là một trong những kênh bán phòng trung gian hiệu quả nhất cho khách sạn. Các khách sạn khi hợp tác với OTA sẽ có sẵn một lượng khách hàng truy cập vào OTA biết đến mình và hỗ trợ du khách dễ dàng đặt phòng.

Ưu điểm của kênh trung gian OTA trong đặt phòng trực tuyến

  • Tiết kiệm chi phí quảng cáo online cho khách sạn: hợp tác với các trung gian OTA, hình ảnh của khách sạn có thể xuất hiện nhiều hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Các trang trung gian sẽ tiến hành marketing ồ ạt để đạt mục tiêu.
  • Quản lý toàn bộ quá trình đặt phòng của khách hàng: OTA chỉ gửi các thông tin xác nhận đặt phòng cho khách sạn ở bước cuối cùng.
  • Khách hàng tìm kiếm được các khách sạn với chất lượng và giá cả hợp lý với các mức giá phù hợp với các chương trình khuyến mại.
  • Có sẵn một lượng khách hàng truy cập vào các trang OTA.

Nhược điểm của kênh trung gian OTA trong đặt phòng trực tuyến

  • Khách sạn phải chịu thêm mức phí hoa hồng ít nhất từ 15-20% trên mỗi lượt book cho các kênh OTA.
  • Quá lệ thuộc khách hàng vào các trang OTA, nếu các trang OTA gặp vấn đề thì lượng khách hàng của mình cũng sẽ ảnh hưởng.
  • Khách sạn chỉ được tạo các chương trình khuyến mại theo quy định của các trang OTA dẫn đến việc khách sạn không xây dựng được sự khác biệt.
  • Để có thể bán được phòng trên OTA, khách sạn nên có đội ngũ sale OTA, trên OTA có rất nhiều khách sạn tham gia, làm sao để du khách biết đến và book khách sạn của mình?

Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Biệt Các Loại Phòng Khách Sạn Phổ Biến

Có thể thấy, bán phòng trên các kênh OTA (Traveloka, Booking.com,..) là một cách hiệu quả để khách sạn tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu không có cách quản lý hiệu quả thì thông tin phòng sẽ bị chồng chéo, không thể kiểm soát, đặc biệt là làm bằng cách thủ công. Ví dụ như khi khách hàng đặt phòng trên 1 kênh OTA này thì khách sạn ngay lập tức phải cập nhật lại số phòng trên các kênh OTA còn lại.

Hướng dẫn bán phòng trên traveloka năm 2024

Bán phòng trên các kênh OTA là một cách hiệu quả để khách sạn tăng lợi nhuận

Phần mềm quản lý khách sạn KiotViet giúp chủ khách sạn / người quản lý tiết kiệm thời gian bởi nó sẽ tự động hóa toàn bộ quy trình, giúp giá và số lượng phòng luôn được cập nhật liên tục trên hệ thống online bao gồm các kênh trung gian bán phòng OTA, kênh bán phòng trực tuyến trên website. Phần mềm quản lý khách sạn sẽ mang đến một giải pháp tổng thể trong kinh doanh khách sạn, giúp các nhà quản lý, nhân viên không cần phải tốn nhiều thời gian trong việc theo dõi và cập nhật phòng một cách thủ công. Mỗi khi có đơn đặt phòng trực tuyến, hệ thốn sẽ đưa những đơn đặt phòng này về phần mềm quản lý khách sạn theo thời gian thực để có những thống kê chính xác. Đồng thời sẽ tự động đóng các phòng đã được đặt để hạn chế tình trạng overbooking gây ảnh hưởng đến hình ảnh của khách sạn.

Thời đại công nghệ số, gần như mọi khách hàng đều hứng thú với việc tìm kiếm và trải nghiệm mọi thứ trên Internet, qua điện thoại hay các thiết bị thông minh. Tìm kiếm, tham khảo thông tin và đưa ra các quyết định đặt phòng khách sạn cũng tương tự bởi sự thuận tiện, nhanh chóng, đặc biệt là giá rẻ, thậm chí có thể săn deal hay voucher giảm giá… Chính vì vậy, việc đăng ký bán phòng khách sạn trên các kênh OTA đang là lựa chọn phổ biến của hầu hết những người kinh doanh trong ngành khách sạn.