Hướng dẫn chơi bóng chuyền hơi có tác dụng gì

Kỹ thuật đánh bóng chuyền hơi bao gồm phát bóng, đỡ bóng, chắn bóng và đập bóng chuyền.

1. Kỹ thuật phát bóng

Kỹ thuật phát bóng bao gồm cách phát bóng thấp tay và phát bóng cao tay.

Cách phát bóng thấp tay

Tư thế chuẩn bị: Người phát bóng quay mặt vào lưới, chân trái đứng lên trước và mũi chân đặt thẳng với đường biên ngang, trọng lượng cơ thể được dồn đều lên cả hai chân. Tay trái cầm bóng hướng ra phía trước, cao ngang mặt, tay phải để tự nhiên.

Tung bóng: Với tư thế tay trái cầm bóng ngang mặt, người phát bóng thực hiện tung bóng thẳng lên trước mặt, cao hơn đầu khoảng cách 80 đến 100cm, hướng bóng hơi nghiêng sang phải để tay phải thực hiện động tác đánh bóng đi. Khi tung bóng, người phát bóng đồng thời thực hiện hạ thấp trọng tâm bằng việc hơi khuỵu gối và vươn thẳng hai chân, kết hợp với động tác tung bóng.

Hướng dẫn chơi bóng chuyền hơi có tác dụng gì

Kỹ thuật phát bóng trong bóng chuyền hơi

Cách vung tay: Khi tay trái thực hiện tung bóng, tay phải cũng co lại, chuyển động theo hướng từ trước, lên cao và ra sau. Người phát bóng mắt nhìn theo bóng và ngả về phía sau. Khi bóng rơi xuống, tới tầm tay giơ thẳng thì thực hiện đánh bóng đi. Khi tiếp xúc với bóng, người đánh bóng cần mở bàn tay và các ngón tay chụm lại tự nhiên vào phía phần dưới tâm của bóng.

Kết thúc: Khi bóng được phát đi rời tay, người đánh để tay phải vươn theo hướng bóng về phía trước, khi bóng lên cao chân phải đi theo đà bước lên để giữ thăng bằng, từ đó nhanh chóng chạy vào sân và tham gia vào phòng thủ bóng.

Cách phát bóng cao tay

Tư thế chuẩn bị: Người phát bóng để vai trái hướng về phía lưới, hạ thấp trọng tâm bằng việc hơi khuỵu hai chân và tay trái cầm bóng trước mặt.

Tung bóng: Khi thực hiện tung bóng, người phát bóng để tay hơi hạ xuống, rồi tung bóng lên thẳng với độ cao 40 đến 50cm.

Vung tay đánh bóng: Khi bóng tung lên, tay phải thực hiện phát bóng đi, theo hướng từ dưới lên, dùng phần cạnh của ngón trỏ và ngon cái đánh bóng. Tiếp xúc đánh bóng đi vào phần dưới bóng, tâm hơi lệch về sau để đẩy bóng đi lên thẳng và di chuyển vào sân.

Thực hiện phát bóng xong, cần quay mặt luôn vào lưới và nhanh bước vào sân để thi đấu.

2. Kỹ thuật đỡ bóng

Cũng giống như môn bóng chuyền, trong bóng chuyền hơi cũng có 2 kỹ thuật đỡ bóng chính là đỡ bóng bằng cách búng bóng và đệm bóng.

Kỹ thuật búng bóng

Bước 1: Để búng bóng chuyền tốt, khi chạm bóng hai ngon tay cái của người đánh bóng phải để thành hình chữ “bát”, khoảng cách giữa hai đầu ngón tay tùy vào độ dài của ngón tay mỗi người và không được để quá rộng. Nếu để rộng, bạn đỡ bóng sẽ không chuẩn, bóng có thể bị trượt ra sau.

Bước 2: Đỡ bóng phía trước mặt theo hướng bóng bay tới và chuyền bóng lên cao về phía trước. Khi đỡ bóng, hay tay để song song với mặt đất và mặt ngửa lên chú ý theo hướng bóng bay.

Bước 3: Để đỡ bóng tốt, người chuyền bóng cần xác định được hướng bóng bay và di chuyển nhanh tới đón bóng.

Bước 4: Sau khi xác định được vị trí và di chuyển tới, người đỡ bóng đưa hai tay lên đỡ bóng và thực hiện chuyền bóng. Khi chuyển bóng, thân người cần hơi ngả ra sau, các ngón tay tiếp xúc bóng ở tầm trước và cách mặt chừng 15cm. Tay chạm vào bóng, để chuyền bóng đi cần phối hợp nhịp nhàng giữa cơ thể và tay, khi toàn thân người hơi rướn lên để có lấy lực tay chuyền bóng lên.

Kỹ thuật đệm bóng

Bước 1: Đệm bóng bằng hai tay

Bước 2: Tư thế đứng đệm bóng, người đứng ở độ cao trung bình, hai chân có thể đứng chân trước, chân sau hoặc hai chân rộng bằng vai. Hai tay đỡ bóng để co tự nhiên, mắt quan sát theo hướng bóng bay và thân người hơi gập.

Hướng dẫn chơi bóng chuyền hơi có tác dụng gì

Đỡ bóng chuyền hơi

Bước 3: Khi xác định được điểm rơi của bóng, người đỡ bóng dơ hai tay lên đỡ bóng. Khi đỡ bóng, hai tay cần duỗi thẳng để bóng rơi vào khu vực cổ tay. Đỡ bóng, hai cần nắm chặt và hai bàn tay đặt chéo lên nhau, hai ngón tay cái để song song kề nhau.

Bước 4: Đánh bóng, khi bóng rơi tầm ngang hông cách thân người đứng khoảng gần một cánh tay thì thực hiện đánh bóng đi. Để bóng lên cao, người đánh bóng cần dùng cả lực chân rướn người lên và lao về trước.

3. Kỹ thuật đập bóng

Đập bóng là một phương thức tấn công, dễ có điểm nhất. Bởi vậy, để đập bóng tốt đòi hỏi người đập bóng phải có kỹ thuật trong lấy đà bật nhảy và đập bóng đi.

Bước 1: Tư thế chuẩn bị

Người thực hiện đập bóng cần đứng cách lưới từ 2 đến 3m và không đứng nguyên một chỗ. Người đập bóng, cần di chuyển để khi có bóng dễ dàng điều chỉnh bước nhảy và góc độ có thể chạy lấy đà.

Khi chạy lấy đà, đầu gối hơi chùng và thân người ngả về phía trước một chút, mắt để ý theo dõi hướng bóng bay.

Bước 2: Lấy đà

Để lấy đà và đập bóng nhanh hay chậm, dựa vào độ rơi của bóng. Nếu bóng được chuyền 2 ở độ rơi thấp thì thời gian lấy đà nhanh hơn và bóng chuyền cao thời gian lấy đà chậm hơn.

Góc độ lấy đà tùy thuộc vào khả năng của người đập, bình thường chúng ta sẽ chạy 1 đến 4 bước đà và bật đập bóng.

Hướng dẫn chơi bóng chuyền hơi có tác dụng gì

Kỹ thuật đập bóng chuyền hơi

Bước 3: Giậm nhảy

Khi di chuyển đến bước đà cuối cùng, chúng ta sẽ bắt đầu dậm nhảy. Khi dậm nhảy, có người nhảy một chân cũng có nhảy bằng cả hai chân.

Để dậm nhảy hiệu quả, ở bước chạy đà cuối người chơi phải để gót chân ở bước chạy đà cuối đặt xuống đất, hay chân ngang nhau và thân người ngả về trước, đầu gối khuỵu xuống thấp, chuyển sức mạnh của gót chân lên mũi chân rồi bật.

Chân nhảy dậm lên, kết hợp với hai tay đánh mạnh ra phía sau và khi chân đã khuỵu hết mức thì hay tay đánh bóng thẳng góc xuống với mặt đất.

Bước 4: Đập bóng

Khi đập bóng, tay đập bóng được đưa lên cao và sát với mang tai hướng ra sau, duỗi thẳng cánh tay và cổ tay gập vào bóng. Kết hợp thân người vươn thẳng, duối thẳng hai chân ra phía trước (đầu gối thẳng) để có sức mạnh đập vào bóng. Thông thường bóng được đập ở tầm cao hơn đầu, ở phía trước mặt khoảng cách chừng 10 đến 15cm.

4. Kỹ thuật chắn bóng

Để chắn bóng, người thực hiện chắn cần đứng đối diện với hướng mà bóng di chuyển tới và xác định được độ rơi. Thường người chắn bóng sẽ đứng cách lưới khoảng cách từ 0,25 – 0,35m để nhảy lên chắn.

Hướng dẫn chơi bóng chuyền hơi có tác dụng gì

Chắn bóng trong bóng chuyền hơi

Khi xác định được hướng đánh của người đập bóng, bạn sẽ thực hiện nhảy lên chắn bóng, tốc độ nhảy phụ thuộc vào tầm bóng. Nếu bóng cao, bạn có thể nhảy thấp và bóng thấp thì bạn cần nhảy cao.

Tay chắn bóng phải mở rộng ngón tay và ngửa về phía sau, các gân tay phải lên hết để khi tay chạm vào bóng, bóng sẽ tự động bật lại khung thành đối phương.

  • Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ trận đấu tuy nhiên phát bóng là một kỹ thuật bóng chuyền hơi quan trọng, quyết định đến việc ăn điểm của đội. Phát bóng hiệu quả thì khả năng dành điểm càng lớn, thậm chí phát bóng tốt, đối thủ không chắn được cũng có thể dành điểm. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ thuât này rất cần thiết. 1. Phát bóng xoáy

    Phát bóng xoáy là kỹ thuật phát bóng mà bóng trong thời gian bay sẽ quay quanh trục của nó do cách tác dụng lực của vận động viên khi phát bóng. Kỹ thuật này đòi hỏi kĩ năng cao và sức khỏe tốt. Những người mới chơi thường rất khó để sử dụng kỹ thuật này.

    2. Phát bóng thấp tay trước mặt

    Khác với bóng chuyền da, kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong giao lưu và thi đấu bóng chuyền hơi. Giai đoạn chuẩn bị: người phát bóng đứng mặt hướng lưới, hai chân rộng bằng vai, một chân bước lên trước khoảng nửa bước. Thân người hơi lao về trước, tay cầm bóng gập ở khớp khuỷu, để bóng về phí trước ở độ cao ngang thắt lưng.

    Sau khi tung bóng, tay đánh bóng đưa ra sau để lấy đà, trọng tâm thân thể chuyển sang chân sau.

    Giai đoạn đánh bóng: Trong khi bóng rơi, tay đánh bóng chuyển động từ sau ra trước, trọng tâm thân thể chuyển qua chân trước và dùng cùi tay đánh vào một phần ba phía dưới và phía sau của bóng ở tầm cao ngang thắt lưng.

    Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh vào bóng, chân bước lên trước, mắt quan sát đường bay của bóng và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị thích hợp cho phòng thủ.

    Kỹ thuật này không quá khó khăn như phát bóng xoáy tuy nhiên nó đòi hỏi sự chính xác và sức mạnh của người đánh.

  • 3.3. Phát bóng cao tay chính diện

    Phát bóng cao tay là kỹ thuật bóng chuyền hơi được sử dụng phổ biến trong thi đấu hiện nay. Giai đoạn chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị giống như ở phát bóng thấp tay chính diện. Sau khi chuẩn bị xong, người chơi sẽ thực hiện động tác tung bóng,

    Giai đoạn đánh bóng : Khi bóng tung đạt độ cao nhất, tay đánh bóng chuyển động về trước để đánh bóng (đồng thời chân chống đạp thẳng), tay duỗi thẳng để lợi nhất về tầm cao. đánh bóng vào phần dưới của bàn tay để tự nhiên, các ngón tay bao lấy bóng và gân cứng. Tốc độ bóng bay sẽ tăng lên nếu như động tác phát bóng có biên độ vận động lớn và động tác gập cổ tay tích cực. Để đạt được mục đích này, nhiều người đã thực hiện động tác phát bóng với đà, bà tay trượt trên bóng từ dưới – phía sau lên cao và ra trước để tạo cho bóng có độ xoáy nhất định.

    Giai đoạn kết thúc: Kết thúc bằng động tác gập chân người tích cực và sau đó theo đà chân sau bước lên trước tiến vào vị trí nhanh chóng ổn định tư thế phòng thủ.

    Xem thêm: Ngành Công nghệ Phần mềm là gì? Xu hướng tuyển dụng của ngành

    Để thực hiện tốt kỹ thuật này, bạn cần có động tác chuẩn bị tốt, động tác tay chuẩn.

    4. Phát bóng cao tay nghiêng mình (bổ nghiêng)

    Phát bóng tay nghiêng mình là một kỹ thuật bóng chuyền hơi được sử dụng nhiều trong thi đấu. Kỹ thuật này đòi hỏi người chơi phải có sức mạnh tay lớn để tạo ra những đường phát bóng mạnh và nhanh.

    Giai đoạn chuẩn bị: người phát bóng đứng vai hướng lưới giống như phát bóng thấp tay nghiêng mình, đứng thoải mái, thả lỏng. Trong khi tung bóng với độ cao 120-150cm, tay đánh bóng chuyển động vòng ra sau, xuống thấp, đồng thời chuyển trọng tâm thân thể sang bên phải (nếu tay phải đánh bóng).

    Giai đoạn đánh bóng: Khi tung bóng đến tầm cao nhất và bắt đầu rơi người phát bóng vươn thẳng chân chống đỡ và thân, phối hợp với động tác tích cực của tay đánh bóng chuyển động thành vòng cung từ dưới lên cao ra trước và đánh bóng bằng phần dưới của bà tay để tự nhiên ở tầm bóng cao nhất. Tay không đánh bóng phải tăng nhanh trong giai đoạn đánh bóng. Có thể tăng lực của bóng nhờ vào sự tăng biên độ động tác và thực hiện động tác với đà.

    Kỹ thuật này đòi hỏi kỹ năng cao vì thế bạn nên tập luyện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Kỹ thuật đập bóng là một trong những kỹ thuật bóng chuyền hơi khó và cần sự tập luyện, kết hợp ăn ý giữa đồng đội với nhau Thông thường để thực hiện được kỹ thuật này, đội hình được tổ chức thành từng cặp một: một chuyền, một đập. Trọng tâm chú ý là động tác đưa tay sau lấy đà và động tác đánh vào bóng. Có hai tư loại kỹ thuật đập bóng bao gồm:

    Khi bóng nâng xa lưới:

    Điểm giậm nhảy phải ở sâu trong tầm bóng, để người gần bóng hơn, thân người ngả ra sau nhiều hơn bật mạnh về phía trước để tăng thêm sức mạnh đập bóng. Phải gập bụng trước gập tay. Khi gập bụng không được cúi xuống, mà chỉ co mạnh các bắp thịt bụng, cánh tay khi hạ xuống theo đà bóng phải ngừng lại một chút, như vậy bóng ít va vào lưới.

    Khi bóng nâng gần lưới:

    Góc độ đường lấy đà phải thu hẹp lại. Khi đập bóng chủ yếu phải dùng sức cánh tay trước và cổ tay, gập bụng rất ít. Như vậy mới tránh được lỗi chạm lưới.

    Với những người mới học thì kỹ thuật này tương đối khó thực hiện cần phải có một sự tập luyện chăm chỉ và kết hợp với đồng đội để thực hiện tốt nhất kĩ thuật bóng chuyền hơi này.

  • Sau khi đối phương phát bóng, người chơi phải đứng ở tư thế sẵn sàng để chắn bóng. Vị trí tốt nhất để chắn bóng là đứng đối diện với hướng mà bóng di chuyển tới. Vì vậy, người chơi phải đoán được chính xác hướng bóng để có thể chắn bóng hiệu quả nhất. Nhảy và chắn bóng: Cú nhảy bóng sẽ phụ thuộc vào tầm bóng cao hay thấp, đối với những tầm bóng cao, bạn có thể nhảy chậm, còn tầm bóng thấp thì nên nhảy cao. Người chơi cần phải điều chỉnh thời gian nhảy chắn bóng để đạt được kết quả tốt nhất.

    Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi trò chơi rút gỗ, xếp gỗ số

    Khi nhảy chắn bóng bạn phải lưu ý rằng tay chắn bóng cần phải mở rộng, ngửa về phía sau và thực hiện lên gân tay để khi bóng của đối phương chạm tay bạn, bóng sẽ tự động bật bổng lên quay ngược trở lại sân của đối thủ.

    Điểm lưu ý cần phải nhớ của kỹ thuật này là việc đoán chính xác hướng bóng và căn chỉnh thời gian hợp lý nhất để chắn bóng đạt hiệu quả.

  • Đệm bóng (chuyền bóng thấp tay) là kỹ thuật bóng chuyền hơi sử dụng cẳng tay, bàn tay dể chuyền bóng đi, diện tiếp xúc giữa tay với bóng rộng nhưng điểm tiếp xúc lại ít hơn chuyền bóng cao tay, do đó hạn chế được phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng, hai tiếng …Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ dùng chủ yếu để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng.

    Đệm bóng trong bóng chuyền có tác dụng :

    Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi đối phương tấn công sang.

    Phạm vi khống chế rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân người.

    Cấu trúc kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp thu và thực hiện thuận lợi hơn kĩ thuật chuyền bóng cao tay.

    Đệm bóng gồm 3 kỹ thuật chính:

    Đệm bằng hai tay.

    Đệm bằng một tay và lăn ngã cứu bóng.

    Ngoài ra còn có thể dùng thân người, dùng chân đỡ bóng.

  • Búng bóng chuyền hơi là một kỹ thuật bóng chuyền hơi cơ bản và cần phải được tập luyện tốt. Để các bạn hiểu hơn về kĩ thuật này…