Hướng dẫn hs lớp 1 học nội quy trường lớp

Nội quy lớp học là gì? Hiện nay, trường tiểu học có bắt buộc phải xây dựng nội quy lớp học hay không?

Nội quy lớp học là tập hợp các quy tắc, nguyên tắc và hướng dẫn mà học sinh cần tuân theo trong quá trình học tập và tham gia vào môi trường học tập. Nội quy lớp học được xây dựng bởi giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp, sau đó được phổ biến và thống nhất thực hiện trong cả lớp.

Theo Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì không có quy định bắt buộc phải xây dựng nội quy lớp học. Nếu trường tiểu học xây dựng nội quy lớp học phải xây dựng theo quy định pháp luật và phù hợp với nội quy nhà trường, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

Hướng dẫn hs lớp 1 học nội quy trường lớp

Nội quy lớp học là gì? Hiện nay, trường tiểu học có bắt buộc phải xây dựng nội quy lớp học hay không? (Hình từ Internet)

Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì đối với nội quy lớp học?

Học sinh tiểu học có nhiệm vụ gì đối với nội quy lớp học, thì theo quy định tại Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Nhiệm vụ của học sinh
1. Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
3. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
4. Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
5. Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Theo quy định trên thì học sinh tiểu học phải học tập và rèn luyện theo quy định nội quy của nhà trường.

Nếu nhà trường có nội quy lớp học thì học sinh có nhiệm vụ phải học tập và rèn luyện theo nội quy lớp học, chấp hành nội quy lớp học.

Học sinh tiểu học không tuân thủ nội quy lớp học thì có thể xử lý kỷ luật bằng các hình thức nào?

Học sinh tiểu học không tuân thủ nội quy lớp học thì có thể xử lý kỷ luật bằng các hình thức được quy định tại Điều 38 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Khen thưởng và kỷ luật
1. Thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Học sinh có thành tích xuất sắc, học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, có nhiều đóng góp cho tập thể được các bạn trong lớp bình chọn hoặc có thành tích đột xuất khác thì được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức: tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường, tặng giấy khen hoặc thư khen.
3. Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Như vậy, theo quy định trên thì học sinh tiểu học không tuân thủ nội quy lớp học thì có thể xử lý kỷ luật bằng các hình thức sau:

- Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn;

- Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Học sinh tiểu học có các quyền như thế nào?

Học sinh tiểu học có các quyền theo quy định tại Điều 35 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Được học tập

+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

(+) Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

(+) Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

(+) Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

- Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.