Hướng dẫn khai tăng bảo hiểm xã hội

Khi có sự thay đổi về nhân sự như thêm nhân viên mới thì doanh nghiệp cần làm hồ sơ báo tăng bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy, thủ tục báo tăng BHXH thực hiện như thế nào, cần những giấy tờ gì?

Doanh nghiệp phải báo tăng BHXH khi nào?

Theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, báo tăng BHXH được hiểu là khi doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin tham gia đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì cần thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH.

Cụ thể một số trường hợp báo tăng BHXH như sau:

- Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.

- Người lao động đi làm sau khi nghỉ thai sản, nghỉ ốm đi làm lại.

- Người lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên đi làm lại…

Thời hạn doanh nghiệp phải thực hiện báo tăng BHXH căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội là:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ, thủ tục báo tăng BHXH

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN cần chuẩn bị theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.

Với người lao động

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

Với đơn vị

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS).

- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Số lượng hồ sơ 01 bộ.

Hướng dẫn khai tăng bảo hiểm xã hội

Hướng dẫn thủ tục báo tăng BHXH mới nhất (Ảnh minh họa)

Trình tự, thủ tục báo tăng BHXH

Hiện tại, để báo tăng BHXH, doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc nộp trực tuyến qua mạng.

Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, người sử dụng lao động nộp trực tiếp đến cơ quan BHXH quản lý của công ty ở cấp huyện hoặc tỉnh. Hoặc có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

Tuy nhiên, để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho cơ quan BHXH và doanh nghiệp, hiện nay có thể khai, nộp hồ sơ trực tuyến trên mạng.

Nộp hồ sơ trực tuyến

Hình thức nộp hồ sơ trực tuyến hiện nay khá phổ biến ở hầu hết các cơ quan BHXH từ cấp quận, huyện đều đã áp dụng. Để nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến, doanh nghiệp cần truy cập và sử dụng phần mềm kê khai trực tuyến như sau:

Bước 1: Truy cập vào website https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/

Sau đó tiến hành đăng ký thông tin doanh nghiệp, đăng ký tài khoản giao dịch điện tử cho công ty.

Bước 2: Tải phần mềm kê khai BHXH về máy tính. Có thể lựa chọn phần mềm kê khai BHXH do Tổng cục BHXH phát hành miễn phí. Người kê khai cần chuẩn bị chữ ký số để ký và nộp lên cơ quan BHXH.

Bước 3: Tùy từng trường hợp báo tăng lao động như báo tăng mới, nghỉ thai sản đi làm lại, nghỉ ốm đi làm lại… mà doanh nghiệp tiến hành kê khai theo hướng dẫn.

Sau đó kê khai bổ sung những thông tin cần thiết để cơ quan BHXH xử lý và giải quyết.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ, yêu cầu tăng lao động của doanh nghiệp sẽ được giải quyết (theo điểm d khoản 3 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội).

Mức phạt khi chậm báo tăng lao động

Trường hợp doanh nghiệp chậm báo tăng lao động dẫn đến chậm đóng, đóng thiếu BHXH cho người lao động là vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc.

Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng khi có một trong các hành vi sau (theo điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP):

- Chậm đóng BHXH bắt buộc.

- Đóng BHXH không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà không phải là trốn đóng.

Trên đây là hướng dẫn hồ sơ, thủ tục báo tăng BHXH mà các doanh nghiệp có thể cần. Nếu còn vấn đề thắc mắc về các thủ tục liên quan đến BHXH, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Thông báo: “Từ ngày 01/03/2022, BHXH Việt Nam đã ngừng áp dụng các thủ tục 600a, 600b. Anh chị vui lòng lập hồ sơ 600 để báo giảm, báo điều chỉnh mức đóng BHXH”.

Trường hợp áp dụng

Thủ tục 600 được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Tăng mới lao động (Chưa có mã số BHXH; Đã có mã số BHXH và không có sổ BHXH; Đã có mã số BHXH và có sổ BHXH).
  • Lao động nghỉ chế độ BHXH đi làm lại (Ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng; Thai sản).
  • Lao động nghỉ không lương đi làm lại.
  • Lao động hết thời hạn được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.
  • Báo giảm lao động (Chuyển đi; Nghỉ việc; Qua đời).
  • Báo giảm nghỉ chế độ BHXH (Nghỉ hưu; Ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng; Thai sản).
  • Báo giảm nghỉ không lương (Từ 14 ngày trở lên trong tháng).
  • Điều chỉnh tiền lương đóng BHXH (Tăng/giảm mức lương, phụ cấp lương, khoản bổ sung, hệ số lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).
  • Thay đổi chức vụ.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chọn kỳ kê khai và chọn thủ tục

  1. Tại phân hệ Hồ sơ điện tử, nhấn Lập hồ sơ;

2. Chọn thời gian cho kỳ kê khai -> chọn thủ tục 600 -> nhấn Thêm.

Hướng dẫn khai tăng bảo hiểm xã hội

Bước 2: Khai báo lao động vào thủ tục

Anh/chị thêm lao động cần khai báo vào danh sách bằng các cách sau đây:

  • Nhập mới. Xem chi tiết tại đây
  • Nhập khẩu từ Excel. Xem chi tiết tại đây
  • Chọn lao động. Xem chi tiết tại đây

Hướng dẫn khai tăng bảo hiểm xã hội

Lưu ý: Đối với trường “Tháng bắt đầu đóng BHXH” và “Tháng kết thúc đóng BHXH”:

  • Các trường hợp báo tăng lao động: chỉ cần điền “Tháng bắt đầu đóng BHXH”.
  • Các trường hợp báo giảm lao động: chỉ cần điền “Tháng kết thúc đóng BHXH”. Tuy nhiên một số cơ quan BHXH (quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Hà Nội; quận Ninh Kiều Cần Thơ…) đang yêu cầu phải nhập cả tháng bắt đầu và tháng kết thúc đóng BHXH, cụ thể: nhập tháng bắt đầu=tháng kết thúc=tháng báo giảm BHXH.
  • Các trường hợp báo điều chỉnh mức đóng hoặc bổ sung đóng (truy thu): điền cả “Tháng bắt đầu đóng BHXH” và “Tháng kết thúc đóng BHXH”.

Sau khi thêm lao động thành công vào thủ tục. Danh sách người lao động và các thông tin cá nhân của người lao động sẽ được hệ thống tự động đưa vào các biểu mẫu của cơ quan BHXH. Để xem trước, Anh/Chị nhấn vào từng biểu mẫu.

Hướng dẫn khai tăng bảo hiểm xã hội

Bước 3: Ký nộp hồ sơ

Lưu ý: Để ký nộp điện tử, đơn vị cần phải:

  • Hoàn thành đăng ký sử dụng dịch vụ BHXH điện tử qua AMIS BHXH. Xem hướng dẫn tại đây.
  • Cắm USB Token chứa chữ ký số vào máy tính (nếu ký nộp bằng USB Token). Xem hướng dẫn
  • Kết nối với chữ ký số từ xa MISA eSign (nếu ký nộp bằng chữ ký số từ xa). Xem hướng dẫn
  • Kết nối với chữ ký số từ xa VNPT SmartCA. Xem hướng dẫn tại đây.

Nhấn Ký nộp hồ sơ.

Hướng dẫn khai tăng bảo hiểm xã hội

Bước 4: Theo dõi trạng thái và kết quả của hồ sơ

Hồ sơ sau khi ký nộp sẽ được chuyển lên cơ quan BHXH tiếp nhận và cập nhật trạng thái về phần mềm. Anh/Chị có thể theo dõi trạng thái hồ sơ tại cột Trạng thái hoặc Xem kết quả xử lý đối với hồ sơ có trạng thái Chờ kết quả.

Hướng dẫn khai tăng bảo hiểm xã hội

Các hồ sơ cần có cho từng trường hợp

Nếu lập hồ sơ trên phần mềm: khai báo đầy đủ thông tin người lao động, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào các biểu mẫu

Nếu lập hồ sơ giấy: chuẩn bị các biểu mẫu hồ sơ giấy theo yêu cầu để khai báo thông tin

Dưới đây là hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (bao gồm cả trường hợp làm hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử):

1. Tăng mới lao động tham gia BHXH tại công ty

  • Đối với báo tăng lao động lần đầu (ngay sau khi đơn vị được cấp mã đơn vị) áp dụng cả với trường hợp làm hồ sơ giấy và điện tử.

Yêu cầu hồ sơ: Mẫu D02-LT, TK1-TS, D01-TS.

  • Tăng đúng quy định về thời hạn: tăng đúng quy định được hiểu là đơn vị thực hiện đóng BHXH cho NLĐ đúng tháng mà NLĐ đủ điều kiện đóng BHXH. Ví dụ: HĐLĐ của NLĐ bắt đầu từ 1/2021-12/2021 thì tăng đúng quy định là làm hồ sơ tăng vào tháng 1/2021.

Yêu cầu hồ sơ: Mẫu D02-LT, TK1-TS.

  • Tăng muộn: được hiểu là đơn vị thực hiện báo tăng lao động không đúng với thực tế NLĐ tham gia BHXH. Ví dụ: NLĐ ký HĐLĐ từ 1/2021 đến 12/2021, đáng lẽ đơn vị phải báo tăng lao động 1/2021 nhưng đơn vị chưa làm mà đến tận 3/2021 mới kê khai hồ sơ thì trường hợp này là báo tăng muộn.

Yêu cầu hồ sơ: Mẫu D02-LT, TK1-TS, D01-TS.

2. Tăng lao động do nghỉ không lương, nghỉ ốm, nghỉ thai sản đi làm lại

  • Tăng đúng quy định về thời hạn: được hiểu là đơn vị thực hiện kê khai tăng cho NLĐ đúng tháng mà người lao động đủ điều kiện đóng BHXH. Ví dụ: NLĐ nghỉ thai sản 06 tháng từ 1/2021 đến 6/2021 thì theo đó, hết tháng 6 sang tháng 7 đơn vị thực hiện báo tăng lại cho NLĐ. Khi đó, hồ sơ báo tăng sẽ đúng về thời hạn.

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT.

  • Tăng muộn: được hiểu là đơn vị thực hiện kê khai tăng cho NLĐ muộn so với tháng mà người lao động đủ điều kiện đóng BHXH. Ví dụ: NLĐ nghỉ thai sản 06 tháng từ 1/2021 đến 6/2021 thì theo đó, hết tháng 6 sang tháng 7 đơn vị thực hiện báo tăng lại cho NLĐ, tuy nhiên vì lý do nào đó đơn vị báo tăng muộn vào tháng 8/2021 trở đi. Khi đó, hồ sơ báo tăng sẽ sai về thời hạn.

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT, D01-TS.

3. Tăng bổ sung nguyên lương

Mục đích lập hồ sơ là báo tăng cho quãng thời gian trong quá khứ do đơn vị lập hồ sơ chưa đúng. Ví dụ, NLĐ đóng BHXH 1/2021 nhưng doanh nghiệp vì lý do nào đó báo tăng từ tháng 3/2021 khi đó cần làm hồ sơ báo tăng nguyên lương từ 1/2021-2/2021 (khác với báo tăng muộn)

Yêu cầu hồ sơ: D02-LT, D01-TS.

4. Tăng BHYT

Mức đóng đối với trường hợp này là 4.5% áp dụng cho trường hợp người lao động chỉ đóng riêng BHYT hoặc báo giảm muộn bị truy thu bảo hiểm y tế.