Hướng dẫn làm mạch điều khiển động cơ cơ bản

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn mạch cầu H để ứng dụng trong việc điều khiển cùng lúc 2 động cơ DC theo 2 chiều quay bất kì. Bên cạnh đó, mình cũng sẽ giới thiệu đến các bạn IC SN754410 tích hợp sẵn một mạch cầu H, giúp bạn thao tác thuận tiện, không phải tốn công làm mạch điều khiển động cơ.

1. Mạch cầu H là gì ?

Xét một cách tổng quát, mạch cầu H là một mạch gồm 4 "công tắc" được mắc theo hình chữ H.

Hướng dẫn làm mạch điều khiển động cơ cơ bản

Bằng cách điều khiển 4 "công tắc" này đóng mở, ta có thể điều khiển được dòng điện qua động cơ cũng như các thiết bị điện tương tự.

Hướng dẫn làm mạch điều khiển động cơ cơ bản

4 "công tắc" này thường là Transistor BJT, MOSFET hay relay. Tùy vào yêu cầu điều khiển khác nhau mà người ta lựa chọn các loại "công tắc" khác nhau.

2. Mạch cầu H dùng transistor BJT

Mạch cầu H dùng transistor BJT là loại mạch được sử dụng khá thông dụng cho việc điều khiển các loại động cơ công suất thấp. Lí do đơn giản là vì transistor BJT thường có công suất thấp hơn các loại MOSFET (relay thì không phải bàn rồi), đồng đời cũng rẻ và dễ tìm mua, sử dụng đơn giản.

Đây là sơ đồ tổng quát của một mạch cầu H sử dụng transistor BJT.

Hướng dẫn làm mạch điều khiển động cơ cơ bản

Trong sơ đồ này, A và B là 2 cực điều khiển. 4 diode có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện cảm ứng sinh ra trong quá trình động cơ làm việc. Nếu không có diode bảo vệ, dòng điện cảm ứng trong mạch có thể làm hỏng các transistor.

Transistor BJT được sử dụng nên là loại có công suất lớn và hệ số khếch đại lớn.

3. Nguyên lí hoạt động của mạch cầu H

Bạn hãy xem qua cách thức hoạt động của transistor BJT tại bài viết Transistor (BJT) và ứng dụng trong điều khiển động cơ DC.

Theo như sơ đồ trên, ta có A và B là 2 cực điều khiển được mắc nối tiếp với 2 điện trở hạn dòng, Tùy vào loại transistor bạn đang dùng mà trị số điện trở này khác nhau. Phải đảm bảo rằng dòng điện qua cực Base của các transistor không quá lớn để làm hỏng chúng. Trung bình thì dùng điện trở 1k Ohm.

Ta điều khiển 2 cực này bằng các mức tín hiệu HIGH, LOW tương ứng là 12V và 0V.

Nhớ lại rằng: Transistor BJT loại NPN mở hoàn toàn khi điện áp ở cực Base bằng điện áp ở cực Collector, trong mạch đang xét hiện tại là 12V. Transistor BJT loại PNP mở hoàn toàn khi điện áp ở cực Base bằng 0V.

Với 2 cực điều khiển và 2 mức tín hiệu HIGH/LOW tương ứng 12V/0V cho mỗi cực, có 4 trường hợp xảy ra như sau:

A ở mức LOW và B ở mức HIGH

Ở phía A, transistor Q1 mở, Q3 đóng. Ở phía B, transistor Q2 đóng, Q 4 mở. Dó đó, dòng điện trong mạch có thể chạy từ nguồn 12V đến Q1, qua động cơ đến Q4 để về GND. Lúc này, động cơ quay theo chiều thuận. Bạn để ý các cực (+) và (-) của động cơ là sẽ thấy.

Bạn có thể hình dung dòng điện trong mạch nó như thế này

Hướng dẫn làm mạch điều khiển động cơ cơ bản
A ở mức HIGH và B ở mức LOW

Ở phía A, transistor Q1 đóng, Q3 mở. Ở phía B, transistor Q2 mở, Q 4 đóng. Dó đó, dòng điện trong mạch có thể chạy từ nguồn 12V đến Q2, qua động cơ đến Q3 để về GND. Lúc này, động cơ quay theo chiều ngược.

Bạn có thể hình dung dòng điện trong mạch nó như thế này

Hướng dẫn làm mạch điều khiển động cơ cơ bản
A và B cùng ở mức LOW Khi đó, transistor Q1 và Q2 mở nhưng Q3 và Q4 đóng. Dòng điện không có đường về được GND do đó không có dòng điện qua động cơ - động cơ không hoạt động.
A và B cùng ở mức HIGH Khi đó, transistor Q1 và Q2 đóng nhưng Q3 và Q4 mở. Dòng điện không thể chạy từ nguồn 12V ra do đó không có dòng điện qua động cơ - động cơ không hoạt động.

Như vậy, để dừng động cơ, điện áp ở 2 cực điều khiển phải bằng nhau.

4. Điều khiển tốc độ động cơ

Bạn chỉ cần thay đổi điện áp đặt vào 2 cực điều khiển của mạch cầu H.

Để ý rằng:

  • Hiệu điện thế giữa 2 cực điều khiển càng lớn thì động cơ chạy càng nhanh.
  • Động cơ chạy theo chiều thuận khi điện áp ở A nhỏ hơn B và ngược lại.

5. Sử dụng mạch cầu H trong IC SN754410

IC SN754410 là IC tích hợp mạch cầu H, có thể điều khiển cùng lúc 2 động cơ chạy theo 2 hướng độc lập nhau.

Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ DC, dòng tối đa 2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diod bảo vệ và IC nguồn 7805 giúp cấp nguồn 5VDC cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu nguồn cấp <12VDC).

Mạch điều khiển động cơ DC L298 dễ sử dụng, chi phí thấp, dễ lắp đặt, là sự lựa chọn tối ưu trong tầm giá.

Thông số kỹ thuật:

  • Driver: L298N tích hợp hai mạch cầu H.
  • Điện áp điều khiển: +5 V ~ +12 V
  • Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A (=>2A cho mỗi motor)
  • Điện áp của tín hiệu điều khiển: +5 V ~ +7 V
  • Dòng của tín hiệu điều khiển: 0 ~ 36mA (Arduino có thể chơi đến 40mA nên khỏe re nhé các bạn)
  • Công suất hao phí: 20W (khi nhiệt độ T = 75 ℃)
  • Nhiệt độ bảo quản: -25 ℃ ~ +130 ℃

Mạch L298 gồm các chân:

  • 12V power, 5V power. Đây là 2 chân cấp nguồn trực tiếp đến động cơ.
    • Bạn có thể cấp nguồn 9-12V ở 12V.
    • Bên cạnh đó có jumper 5V, nếu bạn để như hình ở trên thì sẽ có nguồn 5V ra ở cổng 5V power, ngược lại thì không. Bạn để như hình thì ta chỉ cần cấp nguồn 12V vô ở 12V power là có 5V ở 5V power, từ đó cấp cho Arduino
  • Power GND chân này là GND của nguồn cấp cho Động cơ.
    • Nếu chơi Arduino thì nhớ nối với GND của Arduino
  • 2 Jump A enable và B enable, để như hình, đừng rút ra bạn nhé!
  • Gồm có 4 chân Input. IN1, IN2, IN3, IN4. Chức năng các chân này tôi sẽ giải thích ở bước sau.
  • Output A: nối với động cơ A. bạn chú ý chân +, -. Nếu bạn nối ngược thì động cơ sẽ chạy ngược. Và chú ý nếu bạn nối động cơ bước, bạn phải đấu nối các pha cho phù hợp.

Sơ đồ nguyên lý và cách đấu nối Mạch Điều Khiển Động Cơ DC L298N

Hướng dẫn làm mạch điều khiển động cơ cơ bản

Hướng dẫn làm mạch điều khiển động cơ cơ bản

Mạch Điều Khiển Động Cơ DC L298N dùng Arduino

  • Nếu bạn điều khiển 2 Động cơ của robot, bạn cần chú ý bài đấu nối Cực +,- của động cơ tương ứng với chân +,- của OUTPUT X.
  • Tiếp bạn cấp nguồn cho Module L298 như phần giải thích ở trên. Chú ý chọn Jump cho đúng.
  • Nếu bạn dùng 5V và động cơ dưới 1A bạn có thể dùng chân 5V của Arduino, nếu không nguồn cấp cho động cơ ở L298 phải là nguồn riêng để không làm hỏng Arduino của bạn.
  • Các chân số D7, D6, D5 và D4 của Arduino sẽ nối tương ứng với IN1, IN2, IN3 và IN4 của L298.
  • Chiều quay của động cơ được điều khiển bằng cách xuất các đầu ra HIGH hoặc LOW tại các chân INx.
    • Ví dụ với Động Cơ A: Logic HIGH ở IN1 và IN2 Logic LOW sẽ làm động cơ quay 1 hướng nếu đặt Logic ngược lại sẽ làm động cơ quay theo hướng khác.
    • Bạn cần phải nhớ, đây là làm động cơ chỉ quay hết công suất mà thôi. Nếu muốn thay đổi tốc độ của nó, bạn cần phải băm xung PWM bằng các chân có hỗ trợ PWM trên Arduino (những chân có dấu ~).
    • Để hiêu rõ, bây giờ mình sẽ giúp các bạn tưởng tượng nhé:
      • Tưởng tượng, chân IN1 là chân OutA.1, chân IN2 là chân OutA.2.
      • Bạn cấp cực dương vào IN1, cực âm vào IN2 => motor quay một chiều (chiều 1).
      • Bạn cấp cực âm vào IN1, cực dương vào IN2 => motor quay chiều còn lại (chiều 2)!
      • Cực dương ở đây là điện thế 5V, cực âm ở đây là điện thế 0V. Hiện điện thế được tính là điện thế ở IN1 trừ hiệu điện thế IN2.
      • Giả sử, hiệu điện thế 5V sẽ là mạnh nhất trong việc điều khiển động cơ. Như vậy, chỉ cần hạ hiệu điện thế xuống là động cơ sẽ bị yếu đi.
      • Và nếu hiệu điện thế < 0 => động cơ sẽ đảo chiều

Ngoài ra mạch này có thể được điều khiển bằng Vi điều khiển hoặc PLC…