Hướng dẫn thẩm tra lý lịch người xin vào đảng

* Hỏi: Tôi là cán bộ công chức, bản thân công tác tốt nên được cơ quan xem xét kết nạp vào Đảng. Tuy nhiên, trong quá trình xác minh lý lịch đã phát sinh vấn đề như sau: đảng ủy xã nơi mẹ tôi từng sống từ chối xác nhận lý lịch vì lý do anh ruột của mẹ tôi (tức là cậu ruột của tôi) chưa chấp hành việc nhận tiền đền bù giải tỏa di dời do ông cho rằng chưa được đền bù thỏa đáng. Người của địa phương đó đề nghị gia đình tôi nên thuyết phục cậu tôi nhận tiền đền bù thì sẽ giải quyết, xác minh lý lịch cho tôi vì họ cho rằng cậu tôi không chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của địa phương. Xin hỏi, địa phương đó giải quyết như vậy có đúng quy định không? Trong trường hợp này tôi phải làm sao?

Trả lời:

Tại điểm 3, mục 3.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư (khóa XI) “Một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Đảng” có nêu việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:

1. Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

- Người vào Đảng;

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

2. Nội dung thẩm tra đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, trường hợp anh ruột của mẹ bạn (tức là cậu ruột của người vào Đảng) không phải là đối tượng cần thẩm tra về việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bạn nên yên tâm tiếp tục phấn đấu, vận động người thân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vì công tác thẩm tra lý lịch của người vào Đảng là trách nhiệm của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng và nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch.

* Hỏi: Chi bộ chúng tôi đang thực hiện công tác phát triển đảng cho một cảm tình đảng và đã tiến hành xác minh lý lịch. Theo chúng tôi hiểu, căn cứ Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư thì ngoài bản thân cảm tình đảng, người cần xác minh là “cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, nhưng khi đưa hồ sơ lên đảng ủy thì đảng ủy yêu cầu phải xác minh cả anh, chị, em ruột của bản thân cảm tình đảng và bên vợ của người đó. Xin hỏi, yêu cầu này có đúng không? Chi bộ nên thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm 3, mục 3.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư “Một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Đảng” có nêu:

  1. Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

- Người vào Đảng;

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

  1. Phương pháp thẩm tra:

Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng)….

Như vậy, anh, chị, em ruột của người vào Đảng hoặc anh, chị, em ruột của vợ (chồng) người vào Đảng không phải là đối tượng cần thẩm tra về lý lịch; tuy nhiên, nếu một trong những trường hợp vừa nêu đang là đảng viên thì chi bộ có thể đến tổ chức đảng đang quản lý đảng viên để xác nhận và đối chiếu lý lịch. Chi bộ nên liên hệ trực tiếp ban tổ chức quận ủy, huyện ủy (hoặc tương đương) để được hướng dẫn liên quan đến trường hợp cụ thể nêu trên.

Trong thực tế, có trường hợp: bản thân của người xin vào Đảng, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của bản thân và của vợ hoặc chồng có vấn đề về chính trị cần thẩm tra, Ban Tổ chức Thành ủy có hướng dẫn người xin vào Đảng cần khai lại lý lịch, trong đó phải khai bổ sung những thân nhân khác là bác, chú, cô, cậu, dì ruột (theo mẫu M5).

Thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là một trong những bước quan trọng để xem xét kết nạp Đảng viên. Vậy, thủ tục này được tiến hành như thế nào?

Người xin vào Đảng phải tự khai lý lịch trung thực

Theo điểm 1.3.1 khoản 1.3 Điều 1 về quy trình, thủ tục kết nạp Đảng viên nêu tại Hướng dẫn số 09 năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu:

Người vào Đảng phải tự khai lý lịch của người xin vào Đảng, không nhờ người khác viết hộ; khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa; không viết cách dòng.

Đồng thời, lý lịch này phải được khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực và người vào Đảng phải chịu trách nhiệm về nội dung đã khai. Nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ (căn cứ điểm a khoản 3.3 Điều 3 Hướng dẫn 01 năm 2016).

Đặc biệt, tại quy định này, lý lịch của người vào Đảng phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Trong đó, người vào Đảng phải khai theo hướng dẫn tại Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW năm 2017 gồm các nội dung:

- Họ tên đang dùng; giới tính; họ, tên khai sinh; bí danh…

- Trình độ hiện nay, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…

Xem thêm: Hướng dẫn viết lý lịch Đảng viên mới nhất

Những người cần thẩm tra về lý lịch

Việc thẩm tra lý lịch áp dụng với các đối tượng nêu tại khoản 3.4 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW gồm:

- Người vào Đảng.

- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân;

- Vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

Nội dung thẩm tra, xác minh

Việc thẩm tra, xác minh áp dụng với cả người xin vào Đảng và người thân của người đó. Tuy nhiên, với từng đối tượng, nội dung thẩm tra sẽ khác nhau. Cụ thể:

- Với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

- Với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Hướng dẫn thẩm tra lý lịch người xin vào đảng

Toàn bộ thủ tục xét lý lịch Đảng viên mới nhất (Ảnh minh họa)

Phương pháp thẩm tra, xác minh

Hướng dẫn 01 năm 2016 nêu rõ:

Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ

Như vậy, cách thức thẩm tra, xác minh được hướng dẫn như sau:

- Thẩm tra, xác minh nội dung chưa rõ.

- Nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở Đảng từ ông, bà nội đến nay thì không cần thẩm tra riêng.

- Nếu người vào Đảng có cha, mẹ đẻ; anh chị em ruột, con đẻ đang là Đảng viên và lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực thì không phải thẩm tra, xác minh.

- Người vào Đảng trong lực lượng vũ trang: Đối chiếu lý lịch của người này khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển dụng, tuyển sinh. Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh.

- Người vào Đảng đang ở nước ngoài: Đối chiếu lý lịch của người đó đang được quản lý ở trong nước hoặc xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán, cư trú, làm việc ở trong nước;

- Người thân của người vào Đảng đang ở nước ngoài: Cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung xác nhận. Nếu chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi để thẩm tra.

- Người vào Đảng và người thân đang làm việc ở tổ chức đại diện, phi chính phủ nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam: Đại diện cấp ủy cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra.

Các bước xét lý lịch Đảng viên

Bước 1: Người vào Đảng khai lý lịch Đảng viên;

Bước 2: Chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng.

Lưu ý: Chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch.

Bước 3: Chi bộ và cấp ủy cơ sở gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử Đảng viên đi thẩm tra.

Bước 4: Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung đã khai trong lý lịch.

Tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức Đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”.

Bước 5: Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

Trên đây là thủ tục xét lý lịch để kết nạp Đảng mới nhất. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.