Hướng dẫn lập hóa đơn thương mại có thuế năm 2024

Đối với trường hợp vẫn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu mà phát hiện hóa đơn GTGT có sai sót phải điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn cũ thì đề nghị không cần có văn bản thỏa thuận giữa hai bên (quy định tại Điểm b1, b2, Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP), do đơn vị nhập khẩu không nhận hóa đơn GTGT trong bộ chứng từ xuất khẩu.

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 4, Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC) quy định:

"Điều 16. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn Điều 17 Thông tư này) để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục nêu tại Khoản 2, Điều 9 và Khoản 1, Điều 15 Thông tư này, cụ thể như sau:

1. Hợp đồng bán hàng hóa, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài…

2. Tờ khai hải quan…

3. Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng…

4. Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan".

Căn cứ quy định trên thì hàng hóa xuất khẩu sử dụng hóa đơn thương mại, không sử dụng hóa đơn GTGT.

Hóa đơn điện tử hiện nay do các doanh nghiệp đang áp dụng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2020/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 32/2011/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính bao gồm hóa đơn GTGT điện tử, hóa đơn bán hàng điện tử.

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót thì doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trường hợp từ ngày ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đến ngày 30/6/2022 mà cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn của cơ quan thuế, khi đó đối với hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp lập hóa đơn GTGT điện tử để chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế theo quy định; trường hợp hóa đơn GTGT điện tử đã lập cho hàng xuất khẩu có sai sót phải điều chỉnh thì việc điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP nêu trên.

Đề nghị doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn thực hiện theo quy định.

Hóa đơn thương mại là gì và mục đích sử dụng của chúng hẳn không phải người mới vào ngành nào cũng nắm được.

Và để giúp các bạn và quý doanh nghiệp giảm khó khăn và thống nhất các mấu giấy tờ lưu hành trong các công tác nghiệp vụ kinh tế, Bộ tài chính đã đưa ra các quyết định về việc lập và sử dụng hóa đơn thương mại cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Bài viết dưới này, Nguyên Đức sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về khái niệm và cách sử dụng hóa đơn thương mại.

Hướng dẫn lập hóa đơn thương mại có thuế năm 2024

hóa đơn thương mại là gì và mục đích sử dụng

Hóa đơn thương mại (tiếng anh là Commercial Invoice): là loại chứng từ cơ bản của công tác thanh toán và do người bán hàng thảo ra để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn.

Hóa đơn thương mại ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng.

Hóa đơn thương mại là gì?

Hóa đơn thương mại được hiểu là một loại chứng từ minh chứng hoạt động mua bán của doanh nghiệp. Hóa đơn thương mại được phát hành bởi bên bán cho bên mua và nhận số tiền tương ứng mà bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ có nghĩa vụ buộc phải thanh toán cho bên bán theo các điều khoản đã đặt ra.

Hóa đơn thương mại thường do các nhà xuất bản in và phát hành. Mỗi một loại hóa đơn thương mại thường sẽ có các điều khoản không giống nhau, điều này phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu do bên bán đưa ra.

Dù là các điều khoản đưa ra là khác nhau nhưng các bảng hóa đơn thương mại đều có các nội dung chính cơ bản sau:

– Thời gian: ngày, tháng, năm lập hóa đơn thương mại. – Thông tin cơ bản bên bán, bên mua hàng hóa: tên, địa chỉ, mã số thuế… – Thông tin hàng hóa: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, ký hiệu mã… – Ngày gửi hàng. – Tên tàu, thuyền, số chuyến. – Ngày rời cảng, ngày dự kiến hàng đến. – Địa chỉ cảng đi, cảng đến. – Điều kiện giao hàng. – Điều kiện và điều khoản thanh toán. Đây cũng chính là các lưu ý mà các kế toán thương mại phải lưu ý bởi hóa đơn thương mại là chứng từ có vai trò và chức năng quan trọng

Mục đích sử dụng của hóa đơn thương mại là gì?

Hóa đơn thương mại là loại chứng từ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Vậy mục đích sử dụng của hóa đơn thương mại là gì? Phần tiếp theo bài viết sẽ trả lời cho các bạn:

-Hóa đơn thương mại có mục đích chính là để làm chứng từ thanh toán. Nó là một loại chứng từ có giá trị pháp lý, làm căn cứ để bên bán thu lại tiền từ bên mua. Bởi vì là loại giấy tờ ghi nhận số tiền phải thanh toán nên hóa đơn thương mại bắt buộc phải chính xác, minh bạch và trình bày rõ ràng.

Đặc biệt là các thông tin cơ bản và không thể thiếu: SỐ TIỀN PHẢI THANH TOÁN đi đôi với các thông tin về hàng hóa, số lượng, điều khoản thanh toán...Lưu ý, nên hoàn thành nội dung của hóa đơn thương mại kỹ lưỡng, không nên bổ sung, chỉnh sửa chứng từ tránh các rắc rối về sau.

Ví dụ: Hóa đơn thương mại được xuất trình cho ngân hàng để thu hồi tiền hàng hóa, dịch vụ, xuất trình cho công ty bảo hiểm trong trường hợp để tính phí bảo hiểm khi mua hàng hóa, xuất trình cho hải quan để tính tiền thuế và thông quan hàng hóa.

Phân biệt hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice) với phiếu đóng gói hàng( Packing list)

Với những người mới vào ngành, chưa quen đọc và hiểu chứng từ, cần phân biệt một chút giữa hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) với phiếu đóng gói (Packing List)

Hai loại chứng từ trên thường nhìn gần giống nhau (vì thường được tạo ra từ 1 mẫu), và có nhiều thông tin trùng nhau, nhưng có chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng. Hóa đơn thương mại là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền.

Còn phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…

Với những chia sẻ về hóa đơn thương mại, Nguyên Đức đã mang đến cho khách hàng những thông tin bổ ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về xuất nhập khẩu mà cần được giải đáp khách hàng có thể liên hệ ngay với Nguyên Đức để được sự hỗ trợ tận tình nhất.