Hướng dẫn mở rộng vốn từ đồ chơi trò chơi tuần 15

Trả lời:

Tranh Đồ chơi Trò chơi
1 Con diều Thả diều
2 Con lân, đèn ông sao, trống Rước đèn ông sao, múa lân
3 Dây, búp bê,  bộ xếp hình nhà cửa - đồ nấu bếp Nhảy dây, trò chơi mẹ con, xếp mô hình nhà cửa - nấu cơm.
4 Máy vi tính, bộ lắp ráp Trò chơi điện tử, trò xếp hình
5 Dây thừng, súng cao su Kéo co
6 Khăn bịt mắt Bịt mắt bắt dê

Trả lời:

Đồ chơi: quả bóng, quả cầu, thanh kiếm, quân cờ, súng nước, đu quay, cầu trượt, que chuyền, viên sỏi, viên bi, tàu hỏa, xe hơi, máy bay...

Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, đánh cờ, đu quay, cầu trượt, bày cỗ, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, nhảy lò cò, đánh bi, đánh đáo, cắm trại, tàu hỏa trên không, cưỡi ngựa.

a. Những trò chơi nào các bạn trai thường ưa thích? Những trò chơi nào các bạn gái thường ưa thích ? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích ?

b. Những đồ chơi, trò chơi nào có ích ? Chúng có ích như thế nào ? Chơi các đồ chơi, trò chơi ấy như thế nào thì chúng trở nên có hại ?

c. Những đồ chơi, trò chơi nào có hại ? Chúng có hại như thế nào ?

Trả lời:

a. Trong trò chơi trên:

  • Những trò chơi các bạn trai ưa thích: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, đánh cờ, cưỡi ngựa...
  • Những trò chơi các bạn gái ưa thích: đá cầu, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, bày cỗ, búp bê, nhảy lò cò, cầu trượt....
  • Những trò chơi cả bạn gái lẫn bạn trai ưa thích: Thả diều, trò chơi điện tử, xếp hình, bịt mắt bắt dê, kéo co, đu quay....

b. Những đồ chơi có ích và tác dụng của nó là:

Tên trò chơi Tác dụng

Rước đèn ông sao

Thả diều

Chơi búp bê

Đu quay

Nhảy dây

Xếp hình

Cờ vua

Đá bóng...

Vui

Thú vị, khỏe

Dịu dàng, chu đáo hơn

Rèn tính mạnh dạn và can đảm

Rèn sức khỏe và tính nhanh nhạy

Rèn tính tư duy, lô gic và trí thông minh, khéo léo

Rèn cách tính toán, tư duy

Khéo léo, thông minh và rèn luyện sức khỏe....

Các trò chơi kể trên có lợi nhưng nếu ham chơi, quên ăn, quên ngủ và học hành sẽ khiến cho việc học giảm sút và sức khỏe không tốt. 

c. Những trò chơi có hại và tác hại của nó

Trò chơi Tác hại của trò chơi

Đấu kiếm

Súng cao su

Chơi cù

Bắn dây chun....

Dễ làm cho nhau bị thương

Gây nguy hiểm cho người khác, thậm chí cả người chơi

Làm người khác bị thương

Dễ bắn vào người khác....

M. say mê

Trả lời:

Các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi: Say mê, chăm chú, hồ hởi, háo hức, say sưa, đam mê, mê mẩn, ham thích, hứng thú, ham thích, thú vị hay miễn cưỡng, gượng ép....

1. Ghi vào cột A tên các trò chơi, đồ chơi đúng với lời giải thích ở cột B

A B
........... Trò chơi tập thể, người chơi chia ra làm hai nhóm, mỗi nhóm nắm đầu sợi dây, bên nào kéo về được phía mình là thắng.
........... Bó que hình đũa, dài và nhỏ, có thể cầm được để dùng vào trò chơi chuyền.
........... Đi thành đoàn có trống ếch, có đèn ông sao và các loại đèn khác, để biểu thị sự vui mừng trong ngày Tết của trẻ em.
........... Đồ chơi làm bằng một khung tre dán kín giấy có buộc dây dài, khi cầm dây kéo ngược chiều gió thì bay lên cao.

2. Giải các câu đố sau (ghi tên đồ chơi tìm được vào chỗ trống)

a) 

     Đỏ, xanh, vàng - áo đủ màu,

Ăn hơi, uống gió, lớn mau lạ lùng.

     No bụng, bay nhảy tứ tung,

Đói bụng nằm xẹp, não nùng biết bao 

                                  (là "quả" gì)

Tên đồ chơi: ..............................................

b)

Đầu tròn lông lốc

Khi ném xuống nước, khi vứt lên trời

Lúc bị người đấm, lúc bị người đá

Lúc bị bỏ giỏ, lúc đau như dần

Trẻ già tíu tít ngoài sân

Cứ thầy nó đến, co chân chạy dài

                     (Là "quả" gì)

Tên đồ chơi: .............................................

c)

Hai đầu hai miệng

Liệng ở trên cao

Tiếng hát vui sao

Ai ai cũng thích.

                   (Là cái gì trên con diều)

Tên đồ chơi: .......................

d) 

    Có cánh mà ở trên cao

Hôm nay bỗng lại rơi vào tay em

    Em cầm, em múa, em xem

Giơ cao, em rước trong đêm trăng rằm.

                   (Là "đèn" gì?)

Tên đồ chơi: ................................