Hướng dẫn người bệnh khạc đờm bệnh viện 30 4

Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng- Bác sĩ Xét nghiệm Vi sinh- Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm tìm vi khuẩn lao

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80-85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Xét nghiệm đờm là cách tốt nhất để phát hiện bệnh lao phổi. Nếu bạn đang điều trị lao phổi, xét nghiệm đờm cũng là cách tốt nhất để chứng minh hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, việc lấy đờm để đạt chất lượng, giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn, cần tuân theo những hướng dẫn sau đây.

  • Nơi lấy đờm: Chọn một nơi thông thoáng để lấy mẫu đờm. Nếu không thể ra khỏi giường, cần mở cửa sổ và giữ phòng thoáng mát. Không có người gần khu vực lấy mẫu, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi hay người mắc bệnh mạn tính, suy yếu vì dễ gây lây nhiễm.
  • Số lượng mẫu và thời điểm lấy: Lấy 2 mẫu đờm liên tiếp: mẫu 1 lấy ngay sau khi khám bệnh, mẫu 2 sau mẫu 1 ít nhất 2 h. Tốt nhất lấy đờm vào sáng sớm, khi chưa ăn uống. Người bệnh đánh răng, súc miệng bằng nước sạch, không sử dụng nước súc miệng.

Kỹ thuật lấy đờm:

  • Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh (2 lần)
  • Hít sâu, thở mạnh lần 3, ho khạc thật sâu từ trong phổi
  • Đặt cốc đờm (đã mở nắp) vào sát miệng, nhổ đờm vào đáy cốc. Vặn chặt nắp.
  • Gửi mẫu đờm và phiếu xét nghiệm cho phòng xét nghiệm, điền đầy đủ thông tin: họ tên, tuổi, giới, giờ lấy mẫu, lần lấy mẫu.

Bệnh phẩm đờm đạt tiêu chuẩn:

  • Đờm lấy từ tổn thương phổi, không lấy từ mũi hoặc miệng, không lẫn nước bọt
  • Nếu lượng đờm quá ít (<2ml) và không có chất nhầy, mủ, làm lại các bước trên để có mẫu đờm đạt chất lượng.
    Hướng dẫn người bệnh khạc đờm bệnh viện 30 4

Bệnh phẩm đờm được lấy làm xét nghiệm tìm vi khuẩn lao không đạt tiêu chuẩn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vui lòng đăng ký khám trực tuyến trên Website để được phục vụ tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Đọc thêm

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính, người bệnh phải sống chung với bệnh suốt đời. Chăm sóc bệnh nhân COPD cần lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, làm sao để hạn chế đợt cấp của bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ trầm cảm do COPD gây ra.

Hướng dẫn người bệnh khạc đờm bệnh viện 30 4

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD (Chronic obstructive pulmonary disease), là một bệnh phổi mạn tính đặc trưng bởi luồng khí thở trong phổi bị tắc nghẽn. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các phân tử khí độc hại, thường là từ khói thuốc lá. (1)

Triệu chứng của bệnh COPD giai đoạn đầu có thể bao gồm:

  • Cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi gắng sức
  • Thở khò khè, tức ngực
  • Ho mạn tính
  • Khạc đờm mạn tính
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên

Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể trải qua các đợt cấp, trong đó các biểu hiện trên có thể trở nên tồi tệ hơn so với sự thay đổi thông thường hàng ngày.

Khi xuất hiện các biểu hiện ở giai đoạn ban đầu, người bệnh thường chủ quan cho rằng những cơn ho, khạc đờm là bệnh bình thường nên không đi khám. Không được can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh COPD sẽ tiếp tục tiến triển nặng lên đến khi xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục. Ban đầu, khó thở thường chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức, càng về sau càng xuất hiện thường xuyên hơn. Đến giai đoạn cuối cùng, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, bệnh COPD có thể gây ra một số biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí nguy hiểm tính mạng. (2)

Tác hại của COPD đến sức khỏe

Tràn khí màng phổi

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn nặng sẽ gặp tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, dẫn tới hiện tượng khí hít vào trong phế nang không được thở ra hết. Lượng khí này tích tụ tăng lên sẽ làm cho phế nang bị căng giãn, mỏng dần đi, hình thành các bóng kén khí và dễ bị vỡ vào khoang màng phổi, gây ra tràn khí màng phổi. Người bệnh có thể bị suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng nếu tình trạng này không được điều trị sớm.

Bệnh tim

Các tổn thương ở phế quản và phế nang càng nhiều sẽ càng khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi tăng. Tim phải làm việc nhiều hơn, lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng suy tim phải, thậm chí là suy tim toàn bộ.

Giảm tuổi thọ

Người bệnh COPD mắc bệnh ở mức độ nhẹ cũng có thời gian sống giảm hơn bình thường, bệnh càng ở giai đoạn nặng thì thời gian sống càng ngắn. Thống kê cho thấy khoảng 30% bệnh nhân COPD tử vong vì suy hô hấp cấp và mạn tính, 13% tử vong vì suy tim. Các nguyên nhân gây tử vong khác là nhiễm trùng hô hấp, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi, nhồi máu phổi.

Hướng dẫn người bệnh khạc đờm bệnh viện 30 4
COPD gây ra nhiều biến chứng lên sức khỏe người bệnh

Tác hại của COPD đến chất lượng cuộc sống

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có thể bị tàn phế hô hấp, tình trạng khó thở và mệt cơ sẽ làm giảm khả năng vận động.

Thậm chí, người bệnh COPD có thể bị tàn phế về mặt xã hội. Người bệnh có cảm giác như bị tách biệt khỏi xã hội, các sinh hoạt thường ngày phải phụ thuộc người khác. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Ước tính khoảng 60% các bệnh nhân COPD có chỉ định thở oxy dài hạn, cần thở oxy từ 15 – 18 giờ/ngày, càng làm gia tăng tình trạng trầm cảm.

Chăm sóc bệnh nhân COPD như thế nào?

Chế độ ăn uống

Đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gây ra khó thở thường xuyên, nên việc ăn uống ở người mắc bệnh này thường khó khăn. Người bệnh có xu hướng ăn ít hơn bình thường, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy 70% bệnh nhân COPD có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở những mức độ khác nhau. (3)

Suy dinh dưỡng kéo dài ở người bệnh COPD sẽ dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng chống chọi với các vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó dẫn tới các đợt cấp, làm bệnh tiến triển nặng thêm. Ngược lại, người bệnh COPD nếu ăn uống quá nhiều cũng không tốt, có thể gây tăng CO2 máu, thừa cân, béo phì…

  • Về chế độ ăn, người bệnh COPD cần ưu tiên sử dụng đạm và chất béo. Nên dùng chất béo có lợi vì ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 máu, nó còn cung cấp năng lượng cao hơn. Các loại chất béo tốt cho người bệnh COPD nên có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế chất béo có nguồn gốc từ gia cầm, động vật có vú, nội tạng động vật…

Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả, đặc biệt là rau củ giàu vitamin A, E, C. Trái cây tươi, rau xanh không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn góp phần giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, hạn chế táo bón.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý tránh ăn quá nhiều tinh bột, các thực phẩm dễ sinh hơi. Đó là hành tây, gia vị cay nóng như hạt tiêu, tỏi, ớt… Chế độ ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, trong khi đó thức ăn dễ sinh hơi sẽ gây trướng bụng, khiến bệnh nhân khó thở, trào ngược, sặc.

  • Về tần suất bữa ăn, người bệnh cần tránh ăn quá no vì có thể gây khó thở, nên chia thành 5-6 bữa nhỏ/ngày. Món ăn nên được chế biến mềm, nhừ để dễ nhai, tránh cho người bệnh phải gắng sức khi ăn. Khi ăn cố gắng ăn chậm, nhai kỹ, ăn từng miếng nhỏ.
  • Về uống nước, trung bình mỗi ngày người bệnh COPD cần uống khoảng 2 – 2,5 lít nước. Uống đủ nước rất quan trọng vì giúp hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho người bệnh ho khạc đờm dễ dàng. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống thêm nước hoa quả vừa để bổ sung nước, vừa bổ sung dinh dưỡng.

Chế độ vận động

Ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, càng ít vận động, cơ bắp càng có nguy cơ yếu dần và khó thực hiện ngay cả những vận động đơn giản hàng ngày. Do đó, người bệnh COPD nên thực hiện đều đặn các bài tập vận động đơn giản để tăng cường sức khỏe. (4)

  • Đi bộ, đạp xe: Đây là một lựa chọn phổ biến, phù hợp với nhiều người bệnh vì nhẹ nhàng, có thể thực hiện ở trong nhà hoặc ngoài trời, trong phòng tập hoặc công viên… Lưu ý tốc độ đi bộ hay đạp xe không quan trọng, vì kể cả đi chậm thì vẫn rất tốt cho người bệnh, ngược lại, việc cố gắng đi nhanh dễ gây đợt cấp. Trong quá trình tập, nếu thấy khó thở, mệt mỏi, quá sức, người bệnh cần dừng lại và ngồi xuống nghỉ ngơi cho đến khi ổn định trở lại.
  • Nâng tạ nhẹ: Nâng tạ nhẹ giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng cường sức khỏe cánh tay, giúp nâng các vật nặng dễ dàng hơn.
  • Các bài tập thở: Thở chúm môi, thở cơ hoành, tập ho có điều khiển là các bài tập được chứng minh rất hữu ích cho người bệnh COPD.
    Hướng dẫn người bệnh khạc đờm bệnh viện 30 4
    Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh COPD

Vệ sinh cá nhân

Nhiều người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị khó thở khi làm những công việc đơn giản như vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, người nhà nên để người bệnh tự làm vệ sinh cá nhân nếu có đủ sức khỏe, việc này giúp họ cảm giác thoải mái, dễ chịu, đặc biệt là cảm giác tự chủ, không lệ thuộc vào người khác.

  • Tắm rửa: Đây là một trong những việc rất dễ gây khó thở, vì vậy người bệnh không nên tắm khi thấy trong người không khỏe và đang ở nhà một mình. Phòng vệ sinh cần thiết kế các thiết bị phù hợp, hạn chế các động tác với tay có thể gây gắng sức. Vòi hoa sen, mắc áo nên để trong tầm với.
  • Các sinh hoạt trong nhà: Nếu người bệnh đủ sức khỏe, người nhà nên để họ thực hiện các công việc nhẹ nhàng trong nhà như dọn dẹp nhà cửa đơn giản, nấu ăn… để giúp người bệnh khuây khỏa.

Để giúp người bệnh COPD quản lý toàn diện, hiệu quả bệnh, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội thành lập Câu lạc bộ người bệnh hen suyễn, COPD. Tại đây, thông qua các buổi sinh hoạt CLB định kỳ, người bệnh sẽ được các bác sĩ trực tiếp hướng dẫn về vấn đề dùng thuốc, cách ăn uống, cách vận động và tập các bài tập phục hồi chức năng phổi. Ngoài ra người bệnh cũng được tham gia group online để tiện trao đổi, lắng nghe tư vấn từ bác sĩ bất cứ lúc nào, nhờ đó quản lý bệnh tốt hơn.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người bệnh COPD

COPD là căn bệnh mạn tính kéo dài cho đến suốt quãng đời còn lại kể từ khi phát hiện bệnh. Do đó, người bệnh cần biết cách thay đổi thói quen, sắp xếp công việc, bố trí đồ đạc trong nhà, tiết kiệm năng lượng, kiểm soát bệnh để giúp cuộc sống sinh hoạt thường ngày dễ dàng, thuận lợi hơn, qua đó giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, chất lượng cuộc sống tốt.

Đời sống tinh thần

  • Ra ngoài: Khi cần ra ngoài, người bệnh COPD nên cố gắng sắp xếp công việc sao cho không phải vội vã, làm việc gì cũng khoan thai, nhẹ nhàng, vừa sức. Đặc biệt, cần tránh đến những nơi đông đúc, kém lưu thông khí như tầng hầm, xe buýt, phòng kín nơi công cộng vì trong không khí sẽ có nhiều thán khí, gây lây nhiễm các bệnh đường hô hấp. Đồng thời, người bệnh chú ý giữ ấm cơ thể nếu thời tiết lạnh, nhiều gió; nên tiêm vắc xin cúm hàng năm và tiêm vắc phòng phế cầu, ho gà.
  • Du lịch: Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn có thể đi du lịch để cảm thấy thư thái, vui vẻ hơn, tuy nhiên nên chọn những địa điểm du lịch không quá lạnh hoặc quá nóng, hạn chế leo núi cao. Trước khi đi du lịch, người bệnh nên chuẩn bị kỹ về thuốc, trang phục cho phù hợp điều kiện khí hậu, nếu cần có thể trao đổi với bác sĩ.
  • Các hoạt động thư giãn, giải trí: Người bệnh nên tìm đến những thú vui nhẹ nhàng như nghe nhạc, đọc sách, xem phim, chăm sóc cây cối, nuôi chim, chơi cờ, để tâm trạng thoải mái, bớt lo âu.
    Hướng dẫn người bệnh khạc đờm bệnh viện 30 4
    Người bệnh COPD nên tìm đến các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc để thư giãn đầu óc.

Quan hệ xã hội

  • Công việc: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở người trên 40 tuổi, nhiều người vẫn trong độ tuổi lao động và có thể cống hiến nhiều giá trị cho xã hội. Do đó, nếu chưa đến tuổi hưu, người bệnh vẫn có thể tiếp tục làm các công việc không đòi hỏi quá gắng sức. Nếu đã nghỉ hưu, người bệnh vẫn có thể tham gia các công tác xã hội, từ thiện để giúp cuộc sống thêm ý nghĩa, đẩy lùi bệnh tật.
  • Gia đình: Nếu không thể tham gia công tác xã hội, người bệnh cũng có thể ở nhà chăm lo cho gia đình, vui vầy cùng con cháu; chia sẻ những tâm sự, khó khăn của mình với người bạn đời để có thêm động lực vượt qua bệnh tật.

Khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội được dẫn dắt bởi 2 chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực hô hấp là GS.TS.BS Ngô Quý Châu, – Cố vấn chuyên môn, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, và PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh – Trưởng khoa đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam. Các bác sĩ đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, COPD, lao phổi, giãn phế quản… với phác đồ điều trị kết hợp toàn diện giữa dùng thuốc và phục hồi chức năng phổi.

Các bác sĩ cũng làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu có độ khó cao như sinh thiết u phổi dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính, nội soi sinh thiết màng phổi… chẩn đoán chính xác các bệnh lý phổi, góp phần điều trị hiệu quả, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.

Khoa được đầu tư hệ thống thiết bị chẩn đoán hiện đại như máy đo chức năng hô hấp, máy đo đa ký hô hấp Alice NightOne, máy đo đa ký giấc ngủ SOMNOtouch™ PSG, ống nội soi phế quản ống mềm Olympus – Nhật Bản… Hệ thống phòng bệnh nội trú tiện nghi, hiện đại, đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng tận tâm giúp người bệnh hô hấp được chăm sóc, theo dõi kỹ lưỡng, phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Để liên hệ đặt lịch khám, tư vấn và điều trị bệnh lý hô hấp với các chuyên gia đầu ngành tại khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về chăm sóc bệnh nhân COPD. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động và tập luyện lành mạnh, khoa học kết hợp các biện pháp nâng cao đời sống tinh thần sẽ giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định thể trạng, giảm tần suất mắc các đợt cấp của bệnh, từ đó giảm gánh nặng lên sức khỏe và kinh tế, giúp người bệnh sống khỏe, sống lâu.