Ngang giá sức mua ppp là gì năm 2024

GDP PPP là một thuật ngữ kinh tế và viết tắt của Gross Domestic Product (Purchasing Power Parity), có nghĩa GDP theo sức mua tương đương.

GDP PPP đo lường giá trị toàn bộ của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong một quốc gia trong một năm dựa trên sức mua của tiền tệ địa phương. Điều này có nghĩa rằng GDP (PPP) xem xét sự khác biệt trong giá cả và sức mua giữa các quốc gia, cho phép so sánh trực tiếp giữa các nền kinh tế quốc gia khác nhau mà không bị ảnh hưởng bởi các biến đổi tỷ giá hối đoái.

GDP (PPP) thường được sử dụng để so sánh sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia và để xác định mức sống của người dân trong các quốc gia khác nhau. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về khả năng mua sắm của một quốc gia và giúp đánh giá sự phát triển kinh tế và tiêu dùng của nó.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Ngang giá sức mua ppp là gì năm 2024

GDP PPP là gì? GDP PPP Việt Nam là bao nhiêu?

GDP PPP Việt Nam là bao nhiêu?

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, quy mô GDP (PPP) của Indonesia dẫn đầu trong khu vực ASEAN-6, đạt khoảng 4.023 tỷ USD. Xếp sau Indonesia là Thái Lan với GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.480 tỷ USD.

Cùng với đó, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Singapore có quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt lần lượt là 1.300 tỷ USD; 1.155 tỷ USD; 1.096 tỷ USD và 700,98 tỷ USD. Theo đó, quy mô GDP (PPP) Việt Nam năm 2022 theo dự báo của IMF đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.

Đến năm 2027, quy mô GDP (PPP) của Việt Nam vượt mốc 2.000 tỷ USD theo dự báo của IMF. Cụ thể, GDP (PPP) Việt Nam được dự báo đạt khoảng 2.001 tỷ USD, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6.

Ngang giá sức mua ppp là gì năm 2024

Cùng với đó, quy mô GDP (PPP) Indonesia vẫn dần đầu khối ASEAN-6, đạt khoảng 5.800 tỷ USD năm 2027. Thái Lan xếp ở vị trí thứ 3 với quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.953 tỷ USD. Philippines, Malaysia và Singapore có quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt lần lượt là 1.712 tỷ USD; 1.523 tỷ USD và 886,15 tỷ USD vào năm 2027.

Bên cạnh đó, theo dữ liệu dự báo mới nhất của Viện nghiên cứu kinh tế Lowy (Úc), GDP (PPP) Việt Nam được dự báo vượt mốc 2.000 tỷ USD vào năm 2030. Cụ thể, GDP (PPP) của Việt Nam được dự báo đạt khoảng 2.009 tỷ USD vào năm 2030, xếp thứ 2 trong khối ASEAN-6.

Ngang giá sức mua ppp là gì năm 2024

Cùng với đó, Indonesia là nước có quy mô GDP (PPP) được dự báo lớn nhất trong khu vực, đạt khoảng 5.591 tỷ USD vào năm 2030. Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore lần lượt đứng ở vị trí thứ 3, 4, 5, 6 với quy mô GDP (PPP) được dự báo đạt khoảng 1.816 tỷ USD; 1.616 tỷ USD; 1.507 tỷ USD và 782 tỷ USD năm 2030.

Xem chi tiết: https://kinhtetrunguong.vn/kinh-te/kinh-tet-vi-mo/khi-nao-gdp-ppp-viet-nam-vuot-moc-2.000-ty-usd-va-thu-hang-trong-asean-6-se-thay-doi-ra-sao-.html

GDP PPP có ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động Việt Nam không?

Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo quy định trên mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh dựa trên:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ;

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường;

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế;

- Quan hệ cung, cầu lao động;

- Việc làm và thất nghiệp;

- Năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Như vậy, GDP theo sức mua tương đương (PPP) được các tổ chức quốc sử dụng để phản ánh chính xác hơn sự phát triển của một quốc gia. Cùng với đó, GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực. Do đó, có thể thấy việc GDP PPP biến động cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến các căn cứ điều chỉnh mức lương của người lao động.

Lý thuyết ngang bằng sức mua (purchasing power parity theory) là Lý thuyết về tỷ giá hối đoái cho rằng trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để loại trừ những khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa các nước có quan hệ thương mại với nhau nhằm duy trì sự cân bằng cán cân thanh toán. Tỷ lệ lạm phát khác nhau sẽ gây ra sự thay đổi tỷ giá hối đoái theo hai cách chủ yếu.

Cách thứ nhất liên quan đến ảnh hưởng của những thay đổi trong giá tương đối đối với nhu cầu xuất và nhập khẩu. Khi giá sản phẩm của nước A tăng so với giá sản phẩm của nước B, người mua có xu hướng chuyển từ sản phẩm của A sang mua sản phẩm của B, làm cho nhu cầu về đồng tiền của nước A giảm và nhu cầu về đồng tiền của nước B tăng. Điều này dẫn tới sự lên giá của đồng tiền nước B so với đồng tiền nước A trên thị trường hối đoái. Như vậy, mức giá trong nước cao hơn ở nước A được bù lại bằng sự sụt giảm giá trị đối ngoại của đồng tiền trong nước.

Cách thứ hai là tỷ giá hối đoái có thể thay đổi để đáp lại sự chênh lệch của tỷ lệ lạm phát thông qua hoạt động đầu cơ trên thị trường hối đoái. Khi giá cả ở nước A tăng so với giá cả ở nước B, các nhà quản lý cơ cấu tài sản và đầu cơ ngoại tệ dự kiến có thể có sự giảm sút giá trị thực tế của đồng tiền nước A nếu tính bằng sức mua của nó và họ có xu hướng bán đồng tiền của nước A. Điều này làm cho đồng tiền nước A xuống giá.

Bởi vậy, lý thuyết này dự báo rằng mức chênh lệch lạm phát dẫn đến những thay đổi mang tính bù trừ của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, cũng có thể chính những thay đổi của tỷ giá hối đoái gây ra sự chênh lệch về tỷ lệ lạm phát. Chẳng hạn, nếu nhu cầu nhập khẩu rất ít có thể dẫn tới sự gia tăng lạm phát trong nước. Vì vậy, ở đât chúng ta gặp khó khăn trong việc xem xét chiều của mối quan hệ nhân quả.

Công thức tính ngang giá sức mua và ứng dụng

Công thức tính ngang giá sức mua một cách tương đối như sau: S = P/P*

Trong đó:

"S" là tỉ lệ trao đổi giữa đồng tiền 1 với đồng tiền 2 "P" là giá cả của hàng hoá X trong nước "P*" là giá cả của hàng hoá X ở nước ngoài

Ngang giá sức mua thường được hiểu là ngang giá sức mua tuyệt đối để phân biệt với lý thuyết ngang giá sức mua tương đối_một lý thuyết dự đoán mối quan hệ về tỉ lệ lãi suất giữa hai quốc gia và những sự biến đổi của tỉ giá hối đoái của tiền tệ hai nước đó.

Một tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua sẽ cân bằng sức mua của hai loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định. Loại tỉ giá hối đoái đặc biệt này thường được sử dụng để so sánh chất lượng cuộc sống của người dân tại hai hay nhiều quốc gia khác nhau. Điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa các đồng tiền sẽ cho kết quả khả quan hơn là chỉ đơn thuần so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sử dụng các đồng tiền đó. Tuy nhiên việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái cũng gây nhiều tranh cãi vì việc tạo một giỏ hàng hoá để so sánh sức mua tiền tệ giữa các quốc gia là vô cùng khó khăn.

Thị trường ngoại hối có sự biến động rất mạnh mẽ nhưng có rất nhiều người tin rằng tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua phản ánh sự cân bằng về giá trị trong dài hạn. Nếu sử dụng tỉ giá thị trường, không có sự điều chỉnh thì kết quả có thể sẽ có sự sai lệch bởi vì giá cả của các hàng hoá và dịch vụ phi thương mại ở các nước nghèo thì thường thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Ví dụ: với 1 đôla ở Việt Nam ta có thể mua được nhiều thứ hơn 1 đôla tiêu ở Mỹ. Sự khác biệt giữa tỉ giá hối đoái ngang giá sức mua và tỉ giá hối đoái thị trường là rất lớn.

Ví dụ: theo các thống kê về tình hình phát triển thế giới của World Bank năm 2005, nếu tính ngang giá sức mua thì 1 đôla Mỹ tương đương 1.8 nhân dân tệ của Trung Quốc (tính vào năm 2003), tuy nhiên, tỉ giá danh nghĩa giữa hai đồng tiền này là 1 đôla bằng 7.9 nhân dân tệ. Sự khác biệt này có nhiều ý nghĩa, vd GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là khoảng 1.800$ trong khi nếu tính theo ngang giá sức mua, con số này lên tới 7.204$_một con số khẳng định vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới. Tuy nhiên, cũng tính theo ngang giá sức mua, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản sẽ sụt xuống còn 30.615$ trong khi đó con số danh nghĩa là 37.600$.

Việc tính toán ngang giá sức mua là rất phức tạp vì trên thực tế có sự khác biệt lớn về mức giá giữa các quốc gia, chênh lệch trong giá thực phẩm có thể lớn hơn so với sự chênh lệch trong giá nhà ở, hoặc có thể không biến động nhiều bằng giá các dịch vụ giải trí....Người dân ở các quốc gia khác nhau có thói quen tiêu dùng khác nhau tức là sẽ có các giỏ hàng hoá khác nhau. Vì vậy việc so sánh giá cả của các giỏ hàng hoá khác nhau thông qua chỉ số giá cả là rất cần thiết. Đây cũng lại là một nhiệm vụ rất khó khăn bởi mô hình mua bán và thậm chí các hàng hoá mua bán trên thị trường cũng rất khác nhau giữa các nước. Ngoài ra, khi tiến hành so sánh ngang giá sức mua giữa các thời kì cần tính đến những tác động của nhân tố lạm phát.