Hướng dẫn thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp

Tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với Ngân hàng mà còn với cả xã hội. Tuy nhiên để tín dụng Ngân hàng phát huy được hết vai trò của nó thì các nhà quản lý Ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng phải tạo ra một hành lang pháp lý cũng như các quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người vay và người cho vay. Vừa qua Ngân hàng nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật như: TT 09/2015/TT-BTC ngày 29-01-2015 Hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiêp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt; TT 43/2014/TT-NHNN ngày 25-12-2014 Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú; TT 46/2014/TT-NHNN ngày 31-12-2014 Hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; TT 189/2014/TT-BTC ngày 11-12-2014 Quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư; ….

Để quý cơ quan doanh nghiệp và ngân hàng, tổ chức tín dụng, bạn đọc quan tâm... có được tài liệu nói trên, vì vậy, Nhà xuất bản Tài Chính xuất bản cuốn sách:

HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ XỬ LÝ CÁC RỦI RO VAY VÀ CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Nội dung của cuốn sách bao gồm những phần chính sau:

Phần thứ nhất. Quy định mới về chính sách, tổ chức trong hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng

Phần thứ hai. Quy định mới về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng

Phần thứ ba. Quy định mới về vay, hỗ trợ cho vay lãi suất cho vay

Phần thứ tư. Quy định mới về hoạt động thanh toán, mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng

Trung Tâm Sách Pháp Luật Tài Chính. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới các bạn đọc rất mong quy vị sẽ ủng hộ và đặt mua tài liệu phục vụ cho công tác của đơn vị mình.

Hầu như chắc chắn rằng thẩm định khoản cho vay giữa doanh nghiệp và cá nhân là khác nhau, thế nhưng thực tế khác nhau như thế nào thì ít ai phân biệt rõ được.

Tín dụng doanh nghiệp là những khoản cho vay tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích đi vay của doanh nghiệp thường là để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, đầu tư khác hay bổ sung vốn lưu động. Vì là doanh nghiệp nên những khoản cho vay tương đối lớn, tùy theo quy mô và mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp thì khoản vay được tài trợ từ phía tổ chức tài chính tín dụng sẽ khác nhau. Vì vậy, quá trình thẩm định khoản vay sẽ kỹ càng hơn, quy trình và giấy tờ cần thiết nhiều hơn nếu doanh nghiệp cần khoản vay lớn hơn.

Còn tín dụng cá nhân là những khoản cho vay tài chính cá nhân phục vụ tiêu dùng cá nhân và gia đình, như mua xe ôtô, các loại xe khác, bất động sản và các vật dụng cá nhân và gia đình. Đương nhiên, những khoản vay này sẽ không quá lớn, nên quá trình thẩm định sẽ rất nhanh và đơn giản, thậm chí trong vòng vài tiếng đồng hồ đã giải ngân xong nếu như khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ.

Trong thực tế vẫn có trường hợp mà tín dụng doanh nghiệp cũng chính là tín dụng cá nhân. Trường hợp này xảy ra khi người chủ doanh nghiệp vay tiền để cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp của mình, thường là những doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình, lúc này, tài sản doanh nghiệp cũng chính là tài sản cá nhân (Theo Luật Dân sự 2015, chương VI quy định rằng Hộ gia đình và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự). Chính vì vậy, khi thẩm định cho khoản vay này, nhân viên tín dụng của tổ chức tài chính tín dụng sẽ xem xét kỹ đến tín dụng cá nhân. Không giống như tín dụng cá nhân ở trên, khách hàng muốn vay thì buộc phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình vì số tiền vay là tương đối lớn và nhiều rủi ro cho các tổ chức tài chính tín dụng.

Đối với hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cũng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính sẽ phân chia khách hàng ra làm hai mảng chính là tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân. Đối với mỗi loại hình thì mỗi tổ chức tín dụng đưa ra danh sách hồ sơ khác nhau, và tất nhiên là thẩm định tín dụng cho doanh nghiệp sẽ nhiều hơn, có thể kể ra một số loại như: Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (Giấy đăng ký kinh doanh, Mã số thuế, Điều lệ công ty, Chứng nhận đăng kí mẫu dấu,…), Hồ sơ tài chính (Báo cáo tài chính năm trong 2 năm gần nhất, Tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng trong vòng 2 năm gần nhất, Sổ phụ tài khoản ngân hàng trong 6 tháng gần nhất,…), Hồ sơ khác (Đơn thuê tài chính hay vay vốn kinh doanh, Danh sách tài sản cố định – bao gồm giá trị sổ sách và khấu hao, Báo giá tài sản dự kiến thuê tài chính – đối với công ty cho thuê tài chính, Dự án kinh doanh – đối với vay vốn ngân hàng,…),…Nhưng còn những khoản vay tài chính cho cá nhân thì chỉ cần yêu cầu CMND, sao kê bảng lương thôi là đủ rồi! (Loại trừ trường hợp cấp tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình).

Dựa vào những phân tích ở trên, khi có nhu cầu vay cá nhân hay vay doanh nghiệp thì chúng ta nên chuẩn bị hồ sơ trước cho phù hợp vì thẩm định tín dụng doanh nghiệp sẽ rất khác với thẩm định tín dụng cá nhân!

Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp là gì?

Khái niệm thẩm định tín dụng Công việc thẩm định tín dụng nhằm xác định mức độ rủi ro vỡ nợ thích hợp liên quan đến các người vay cụ thể. Tóm lại, thẩm định tín dụng là hoạt động xem xét, đánh giá mọi mặt về khách hàng và hồ sơ vay vốn của khách hàng để làm cơ sở ra quyết định cho vay hay không cho vay.

Tại sao phải thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng?

Việc thẩm định cho vay sẽ giúp đánh giá chính xác nguồn trả nợ phù hợp khả năng tài chính của khách hàng, làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để khách hàng đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Tại sao phải thẩm định tín dụng trước khi quyết định cho vay?

Mục đích của quá trình thẩm định tín dụngGiúp đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn. Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

Tại sao ngân hàng phải tiền hành thẩm định khoản vay?

Như đã nói ở trên, thẩm định vốn vay là việc rất cần thiết. Để chứng minh bạn là người có tài sản thế chấp, đủ khả năng để giải ngân được khoản vay và tránh rủi ro ngân hàng không thể lấy tiền cho vay từ khách hàng thì thẩm định là khâu quan trọng quyết định của ngân hàng có cho vay với hạn mức vay thấp hay cao.