Hướng dẫn tội vi phạm về quản lý đất đai năm 2024

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Bộ luật hình sự 1999 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Anh hiện đang sống và làm việc tại Bình Phước. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật hình sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Bộ luật hình sự 1999 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!

Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 1999, được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 2009, theo đó:

1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

  1. Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;
  1. Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là tư vấn về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Bộ luật hình sự 1999. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Bộ luật hình sự 1999. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ phân tích để bạn nắm rõ hơn về tội vi phạm quy định về quản lý đất đai.


1. Điều 229 Bộ luật hình sự quy định về tội gì?

Điều 229 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.


2.1 Hình phạt chính

Theo quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội vi phạm quy định về quản lý đất đai là tù có thời hạn.

Thời hạn của hình phạt tù sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp, tình tiết khác nhau của vụ án.

Cụ thể:

2.1.1 Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Bạn sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thực hiện hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2)
  • Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp
  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm

2.1.2 Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Bạn sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thực hiện hành vi phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);
  • Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

2.1.3 Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

Bạn sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 12 năm nếu thực hiện hành vi phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;
  • Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

Hướng dẫn tội vi phạm về quản lý đất đai năm 2024
Hình phạt của tội vi phạm quy định về quản lý đất đai

Dựa theo quy định trên, có thể thấy, người có hành vi phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù ít nhất là 06 tháng. Tùy vào diện tích loại đất do hành vi phạm tội thực hiện lên, giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền, mức độ nguy hiểm của hành vi mà hình phạt có thể cao hơn.

Việc quyết định hình phạt ngoài việc xác định diện tích loại đất dùng cho việc phạm tội, giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền hay mức độ nguy hiểm của hành vi, Thẩm phán còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bên cạnh đó, nhân thân người phạm tội hay hoàn cảnh của họ (phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra, người phạm tội bị đe dọa, cưỡng bức,…) cũng sẽ là một trong những yếu tố liên quan đến việc quyết định mức phạt đối với người phạm tội.

Do vậy, ví dụ, người phạm tội tuy phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai lên diện tích loại đất vi phạm số lượng lớn, giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền ở khung hình phạt cao nhưng có tình tiết giảm nhẹ hay nhân thân tốt, trước đó chưa phạm tội lần nào, thành thật khai báo, khắc phục thiệt hại xảy ra hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ thì Toà án có thể xem xét để giảm nhẹ hình phạt ở khung thấp hơn.

Để xác định được các tình tiết có lợi hay bất lợi cho người phạm tội, xác định được mức phạt cụ thể nhất, bạn nên tìm đến những Luật sư uy tín, có thâm niên, điển hình như Luật Quang Huy.

Tại Luật Quang Huy, các Luật sư đa phần đều từng là Thẩm phán với kinh nghiệm nhiều năm xét xử cũng đã từng là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án hình sự.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.

2.2 Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


3. Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về quản lý đất đai

3.1 Chủ thể tội vi phạm quy định về quản lý đất đai

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Nếu hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai thì chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.2 Khách thể tội vi phạm quy định về quản lý đất đai

Tội vi phạm quy định về quản lý đất đai xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai về việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Đối tượng tác động của tội phạm này là đất đai.

Hướng dẫn tội vi phạm về quản lý đất đai năm 2024
Cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về quản lý đất đai

3.3 Mặt chủ quan tội vi phạm quy định về quản lý đất đai

Người phạm tội vi phạm quy định về quản lý đất đai thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý. Với tính chất là chủ thể đặc biệt, được giao quyền quản lý đất đai, người phạm tội đủ năng lực nhận thức và năng lực điều chỉnh hành vi để nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà nước về quản lý đất đai, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

3.4 Mặt khách quan tội vi phạm quy định về quản lý đất đai

Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về quản lý đất đai bao gồm các hành vi sau:

  • Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật…

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là người có chức vụ, quyền hạn nhưng đã vượt quá quyền hạn được giao để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đai trái pháp luật.

  • Giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.

Được hiểu là hành vi thực hiện các nội dung này không đúng quy định của pháp luật về đất đai. Biểu hiện như:

  • Giao đất đai trái pháp luật như giao đất trái thẩm quyền;
  • Thu hồi đất đai trái luật như thu hồi đất đã giao cho người dân thuê, nhưng khi chưa hết thời hạn thuê đã thu hồi mà không tuân thủ quy định của Luật đất đai;
  • Cho thuê đất trái pháp luật như cho người dân thuê đất sử dụng trái mục đích;
  • Cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật. Ví dụ: cho phép chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đai trái pháp luật;
  • Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Ví dụ:cho phép chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trái pháp luật.

Hậu quả của tội phạm: hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc. Do vậy ta cũng không xét đến mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả phạm tội. Nếu hành vi phạm tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai mà gây hậu quả nghiêm trọng thì bị tính là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này.

Để xác định một vụ việc có phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nếu cần tư vấn để biết trường hợp của bạn hay người thân của bạn có đủ yếu tố cấu thành tội tội vi phạm quy định về quản lý đất đai hay không, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bài viết trên đây của chúng tôi là hướng dẫn cho bạn đọc về Tội vi phạm quy định về quản lý đất đai có thể bị xử lý như thế nào?

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu bài viết chưa giải đáp được toàn bộ thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn hãy liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua Hotline 19006588 của Luật Quang Huy.