Kết quả lớn nhất của cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông đêm 25 tháng 10 năm 1917 là gì

Kết quả lớn nhất của cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông đêm 25-10-1917 là gì?

B. Cung điện Mùa Đông bị quân khởi nghĩa chiếm

C. Toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt

Đáp án chính xác

D. Quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grát

Xem lời giải

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
  • 2 Diễn biến
  • 3 Những diễn biến sau cách mạng
  • 4 Đánh giá
  • 5 Ghi chú
  • 6 Chú thích
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Liên kết ngoài

Nguyên nhânSửa đổi

Sau Cách mạng Tháng Hai, tình hình nước Nga tồn tại song song hai chính quyền đó là: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trái với kỳ vọng của người dân Nga, lãnh đạo chính phủ lâm thời là Alexander Kerensky vẫn muốn nước Nga tiếp tục tham gia Thế chiến thứ nhất để tranh giành quyền lực với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo – Hung, bất kể việc đất nước đã trở nên kiệt quệ và thương vong của binh sĩ đã quá lớn (tới giữa năm 1917, gần 2 triệu lính Nga đã tử trận và khoảng 5 triệu bị thương). Tâm lý phản chiến dâng cao trong binh sỹ, người dân ở hậu phương cũng bất bình vì hy vọng có được hòa bình đã tan vỡ.

Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bolshevik, Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần phải chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các Xô Viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng". Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi, nếu các Xô Viết bị tấn công.

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai quyết định cách mạng Tháng Mười

Để bày tỏ sự ủng hộ Đảng Bolshevik, Ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1 tháng 5) năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hòa bình, dân chủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mì". Những cuộc biểu tình này làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 (25 tháng 5) trước áp lực của quần chúng, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 tháng 5, Chính phủ lâm thời tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các đảng thỏa hiệp.

Ngày 18 tháng 6 (1 tháng 7), phái Menshevik và Đảng Xã hội Cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quần chúng để biểu dương lực lượng nhưng phái Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối Bolshevik với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các Xô Viết".

Vladimir Lenin, lãnh tụ đảng Bolshevik

Ngoài mặt trận, Cuộc tổng tấn công của Kerensky, một chiến dịch tổng tấn công lớn của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung đã thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt hoặc bị giết, hơn 200.000 bị thương. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.

Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô Viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình, làm hơn 1.000 người chết và 2.000 người bị thương. Sau đó, Chính phủ Lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in và nhà báo bị cấm đưa tin về vụ đàn áp. Chính phủ ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.

Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết" còn Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng Xã hội Cách mạng lên làm thủ tướng. Kornilov Affair, một viên tướng cũ của chế độ Nga hoàng, được sự đồng ý của Kerensky đưa quân đội về Petrograd để thiết lập lại trật tự. Nhưng khi đưa quân về thủ đô, Kornilov quyết định gây bạo loạn để lật đổ chính phủ lâm thời, giành lấy chính quyền cho mình.

Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ở Petrograd, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Đảng Bolshevik đã kêu gọi và tổ chức công nhân và nhân dân bảo vệ thủ đô Petrograd. Công nhân đường sắt phá hoại ngầm các đoàn tàu chuyên chở quân của Kornilov. Các đội Cận vệ đỏ - lực lượng vũ trang của công nhân được nhanh chóng thành lập ở các nơi. Công nhân vũ trang canh giữ bảo vệ các nhà máy và nhà ga xe lửa. Nhờ sự tuyên truyền giải thích của những người Bolshevik và công nhân, các đơn vị quân đội của Kornilov đã kháng lệnh, từ chối tiến về thủ đô và bắt giữ các sĩ quan. Tướng Kornilov bị bắt giam.

Alexander Kerensky

Như vậy, Lenin đã phát động quần chúng đánh tan ý định thiết lập chính quyền quân sự của Kornilov, đồng thời phản đối chính sách tiếp tục theo đuổi chiến tranh của chính phủ Kerensky, do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, uy tín của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Những đại biểu Menshevik và Xã hội Cách mạng dần bị các đại biểu Bolshevik thay thế trong các Xô Viết.

Trong khi đó, chính phủ lâm thời của Kerensky tỏ ra yếu kém, bất lực, không thể điều hành nổi đất nước. Từ mùa thu năm 1917, nước Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng rất trầm trọng. Nền kinh tế đất nước đứng trước thảm họa, sản xuất công nghiệp chỉ bằng 36,4% so với năm trước, nông nghiệp cũng sụt giảm, giao thông vận tải hầu như bị tê liệt. Nạn đói đã xảy ra ở nhiều vùng trong nước, nhất là ở các thành phố. Ngoài mặt trận, quân đội Nga tan rã hàng loạt, quân đội Đức liên tiếp chiếm được nhiều vùng lãnh thổ của Nga. Trong hoàn cảnh đó, người dân Nga cảm thấy rất bất bình với Chính phủ lâm thời.

Ngày 31 tháng 8, Xô viết vùng Petrograd và sau đó ngày 5 tháng 9, Xô viết vùng Moskva đã thông qua các nghị quyết của đảng Bolshevik và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ tháng 9, Xô viết nhiều thành phố, nhiều địa phương khác đều có những thay đổi như Xô viết Petrograd. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 250 Xô viết ủng hộ Đảng Bolshevik. Số lượng các Xô viết ở trong nước Nga đã tăng lên nhanh chóng, 600 Xô viết vào tháng 3 đã lên tới 1.600 Xô viết trong tháng Chín.

Tới giữa tháng 9, Lenin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”. Với sự ủng hộ từ người dân và binh sỹ ở các khu vực lớn, thời cơ để đảng Bolshevik tiến hành Cách mạng đã chín muồi.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã khái quát tình hình[4]

Hồ sơ: Vụ đảo chính mưu toan chặn đứng Cách mạng tháng Mười Nga 1917

VOV.VN - Tháng 9/1917, lực lượng phản động mưu toan đảo chính quân sự để thủ tiêu tình thế 2 chính quyền song song, dập tắt phong trào cách mạng Nga đang lên.

Trong ngày 25/10 (7/11), các đội Cận vệ Đỏ và binh sĩ trung thành với Xô viết bắt đầu tiến quân, đánh chiếm các cơ sở xung yếu như các tòa nhà chính quyền, trạm điện tín, cầu, trục đường chính, và kho vũ khí.

Mục tiêu lớn nhất đương nhiên là Cung điện Mùa Đông, nơi đặt trụ sở của Chính phủ Lâm thời và nơi ở của nhiều bộ trưởng và quan chức tư sản Nga. Nơi này được bảo vệ lỏng lẻo bởi khoảng 3.000 sĩ quan, học viên sĩ quan, quân nhân dự bị và lực lượng Cossack. Nhà báo Mỹ nổi tiếng John Reed len được vào đây vào chiều 25/10 (7/11) cho biết, quân phòng ngự ở đây gồm những kẻ say rượu, đói ăn và rất khổ sở. Trong khi đó, quân cách mạng tập kết xung quanh, vây chặt Cung điện và chỉ đợi lệnh tấn công.

Cuối cùng lệnh tấn công đã được phát đi vào buổi tối hôm đó. Vào lúc 21h45, các thủy thủ từ quân cảng Kronstadt khai hỏa pháo trên tuần dương hạm Rạng Đông để làm tín hiệu cho cuộc tấn công này. Lập tức pháo từ bên kia sông Neva bắn cấp tập vào Cung điện, trong khi lực lượng Cận vệ Đỏ bắt đầu nhả đạn vào các vị trí phòng thủ của khu nhà này.

Lực lượng bảo vệ Cung điện không còn mấy sức để chống trả. Nhiều người trong số họ bỏ vị trí, chạy trốn hoặc gia nhập hàng ngũ của lực lượng tấn công.

Khi lực lượng Bolshevik ồ ạt lao qua các lối vào, các bộ trưởng Chính phủ Lâm thời ngồi đợi điều không thể tránh khỏi. Các bộ trưởng này bị bắt vào thời điểm 4 tiếng đồng hồ sau khi cuộc tấn công bắt đầu. Quá trình này bị chậm lại do quân khởi nghĩa mất nhiều thời gian để tìm kiếm trong 1.500 căn phòng của Cung điện rộng lớn.

Đại hội Xô viết giữa lúc khởi nghĩa

Trong lúc tiếng súng vang dội khắp Petrograd, Đại hội 2 của Xô viết Nga khai mạc tại đại sảnh ở viện Smolny. Phe Bolshevik có khoảng 300 đại biểu, các đồng minh Cách mạng Xã hội Cánh tả của họ có chừng 80 đại biểu. Điều này mang lại cho họ một đa số nhỏ trong Đại hội có tổng cộng 670 đại biểu.

Kết quả lớn nhất của cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông đêm 25 tháng 10 năm 1917 là gì
Lenin phát biểu lần đầu tiên tại Đại hội Xô viết, vào ngày 26/10 (8/11/1917). Tranh: Serov.

Mặc dầu vậy, cuộc họp mở đầu bằng những diễn văn gay gắt của phe Menshevik và Cách mạng Xã hội trung dung, những người đã lên án phe Bolshevik là giành chính quyền một cách bất hợp pháp. Họ cho rằng điều này sẽ kích hoạt một cuộc phản cách mạng quân sự đe dọa tương lai của cách mạng và Quốc hội Lập hiến.

Sau các tranh luận nảy lửa, các đại biểu Menshevik và trung dung bỏ Đại hội ra về để phản đối cuộc khởi nghĩa và việc phe Bolshevik từ chối thỏa hiệp. Đây là một sai lầm chết người nữa của phe Menshevik vì điều này giúp các Xô viết nằm trọn trong tay đảng Bolshevik.

Đại hội Xô viết tiếp diễn trong vài tiếng đồng hồ nữa, thi thoảng lại bị ngưng để tiếp nhận các tin tức tốt lành, như các thông tin về việc quân cách mạng đã chiếm được Cung điện Mùa Đông.

Cuối cùng nghị quyết do Lenin soạn thảo trước đó đã được Đại hội thông qua mà hầu như không vấp phải sự phản đối nào.

Nghị quyết có nội dung: Chính phủ Xô viết sẽ đề xuất hòa bình tức khắc với tất cả nước, trao đất cho nông dân, trao quyền kiểm soát sản xuất cho công nhân, bảo đảm quyền lợi cho binh sĩ, cung cấp bánh mì cho thành phố, nhu yếu phẩm cho làng mạc, bảo đảm các dân tộc trong nước Nga hưởng quyền tự quyết thực thụ. Đại hội chuẩn y rằng tất cả quyền lực ở các địa phương sẽ chuyển giao cho các Xô viết đại biểu Công nhân, Nông dân và Binh sĩ.

Đại hội Xô viết thứ 2 nối lại hoạt động vào đêm tiếp theo – 26/10 (8/11), lần này với sự tham dự của Lenin. Tại Đại hội, Lenin thông báo với các cử tọa rằng giờ họ đã làm chủ nước Nga với tư cách là quần chúng lao động và họ đang đứng ở tuyến đầu của phong trào cách mạng quốc tế đang lớn mạnh. Đại hội sau đó thảo luận và thông qua các sắc lệnh Xô viết đầu tiên về hòa bình và đất đai. Lenin và các đồng chí Bolshevik đã thực hiện những bước đi đầu tiên trong việc tạo ra một nước Nga xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, mọi việc mới chỉ bắt đầu. Việc giành chính quyền dẫu sao vẫn dễ hơn nhiều so với việc chuyển đổi cả một đất nước rộng lớn và khá lạc hậu./.