Kết thúc truyện phong vân như thế nào năm 2024

Khi số lượng tiểu thuyết võ hiệp trở nên phong phú, người đọc đòi hỏi sự cảm nhận chân thực nhất đối với tác phẩm, Phong Vân ra đời như một cơn mưa làm thỏa mãn những độc giả khó tính. Nhanh chóng chiếm được tình cảm của độc giả Việt Nam ngay từ khi ra mắt, Phong Vân thực sự chiếm lĩnh ngôi vị trong rất nhiều phương diện của làng tiểu thuyết võ hiệp cho đến tận ngày nay. Khi được hỏi bộ truyện nào bạn yêu thích nhất chắc chắn Phong Vân luôn nằm trong danh sách đó.

Kết thúc truyện phong vân như thế nào năm 2024

Tác phẩm võ hiệp dài nhất

Không khó nhận ra vị trí hàng đầu của Phong Vân trên phương diện này, tính đến nay đã hơn 10 năm kể từ ngày ra mắt Phong Vân vẫn chưa đi đến hồi kết, và câu chuyện về 2 huyền thoại Bộ Kinh Vân – Nhiếp Phong vẫn liên miên bất tận với hàng trăm biến cố của võ lâm.

Tác phẩm không giới hạn

Cái vô hạn của Phong Vân phải kể đến là số lượng nhân vật và trình độ võ công của họ. Khó có thể xác định ai là người mạnh nhất trong Phong Vân bởi cảnh giới võ học trong con mắt của Mã Vinh Thành dường như là vô hạn, mỗi nhân vật mới xuất hiện lại đưa võ lâm trung nguyên lên một cảnh giới võ học mới.

Kết thúc truyện phong vân như thế nào năm 2024

Tác phẩm công phu nhất

Xây dựng nên một cốt truyện đồ sộ như Phong Vân đã là khó, ở đây còn là sự kết hợp giữa ngòi bút và nét vẽ. Sự kết hợp với họa sĩ Đan Thanh đã khiến Phong Vân trở thành một tác phẩm vô cùng tỉ mỉ, chỉ cần nhìn qua sự chau chuốt trong từng bộ trang phục hay từng món vũ khí cũng đủ thấy 2 tác giả đã hao tổn công sức cho Phong Vân như thế nào.

Kết thúc truyện phong vân như thế nào năm 2024

Ngoài những cái nhất kể trên, Phong Vân trong lòng mỗi độc giả Việt Nam chắc hẳn còn chiếm lĩnh nhiều ngôi vị hơn nữa. Phong Vân kể về cuộc đời của rất nhiều con người xoay quanh 2 nhân vật chính, do đó với mỗi độc giả lại có những cảm nhận khác nhau và sự đồng cảm riêng với từng nhân vật trong tác phẩm.

Tác phẩm có nhiều chuyển thể thành công nhất

Sau hiệu ứng bùng nổ của bộ truyện tranh nguyên bản, các dự án chuyển thể từ bộ truyện này đều thành công vang dội như: Phim Phong Vân Hùng Bá Thiên Hạ năm 1998, Phong vân bản truyền hình năm 2001, bản điện ảnh Phong Vân II năm 2009 … và đặc biệt là bản chuyển thể thành game online Phong Vân Mobile năm 2015 tại thị trường Trung Quốc và năm 2016 tại thị trường Việt Nam.

Kết thúc truyện phong vân như thế nào năm 2024

Trải qua 27 năm huyền thoại, Phong Vân vẫn là tác phẩm có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả và những chuyển thể từ bộ truyện này luôn thành công vang dội trên mọi mặc trận.

Phong là gió. Gió vô hình vô tướng, luân chuyển không ngừng từ nơi này đến nơi khác, khi dịu dàng, khi cuồng nộ. Vân là mây. Mây bay theo gió, lúc tụ, lúc tán, Mây và gió là hai hiện tượng của thiên nhiên, vô thường, vô thuỷ, vô chung. Gió, mây là biểu hiện của thiên ý, tốt hơn hết là con người không nên muốn biết chuyện ngày sau sẽ như thế nào. Hãy cứ để việc gì đến, sẽ đến, thế thôi. "Tại sao con người lại cứ hay muốn biết trước ý trời? Biết mà không tránh được, thà không biết còn hơn" (trích dẫn trong truyện).

Câu truyện Phong Vân bắt đầu từ khi Hoặc Bộ Thiên từ chối gia nhập Thiên Hạ Hội, bị bang này bức hại. Hùng Bá, bang chủ Thiên Hạ Hội đã cho Liệt Diện Song Quái giết chết hết 72 người già trẻ trong gia đình Hoắc Bộ Thiên. May mắn, cậu bé duy nhất trong gia đình họ Hoắc là Hoắc Kinh Giác được Vô Danh kiếm khách và cậu bé Kiếm Thần cứu. Nhìn cảnh cả nhà bị thảm sát, Hoắc Kinh Giác không đổ một giọt nước mắt. "Khóc thì giải quyết được việc gì? Từ đó, trái tim cậu sục sôi một khát vọng trả thù, rửa hận. "Khóc? Khóc thì giải quyết được chuyện gì? Phải bình tĩnh thì mới có cách rửa hận được chứ?". Cậu năn nỉ Vô Danh kiếm khách thu nhận làm đệ tử để được học Mạc Danh kiếm pháp của thầy, rửa hận cho gia đình, nhưng Vô Danh kiếm khách không thu nhận. Ông muốn gửi Kinh Giác đến một nhà sư, bằng hữu của ông. Câu nói của ông thể hiện cái nhìn xuyên suốt tim óc Hoặc Kinh Giác :"Kiếm pháp của ta có thể tạo ra những cái dũng, nhưng không thể diệt được cái ác trong con người". Câu nói thể hiện quan điểm nhân đạo Phương Đông võ học: học võ (cũng như kiếm pháp) là nhằm tiêu diệt cái ác trong chính mình chứ không phải lấy cái dũng để trả thù, rửa hận, giết hại người khác. Hoặc Kinh Giác bẽ bàng ra đi; Vô Danh kiếm khách không ngăn cản. Ông cho rằng một thiếu niên đã chịu được thảm hoạ nhà tan, người chết thì không gì có thể làm cho Kinh Giác ngã gục được. Từ đó Hoắc Kinh Giác thay tên đổi họ thành Bộ Kinh Vân. Đó là ngã rẽ của cuộc đời nhân vật thứ nhất.

Nhân vật thứ hai - chàng trai Nhiếp Phong, con của Bắc ẩm đao vương Nhiếp Nhân Vương lên miền bắc cực tìm cha. Nhiếp Nhân Vương mang một mối thù oán sâu độc từ khi người vợ của mình bỏ ra đi. Ông ở ẩn trong một hang động vùng bắc cực Trung Quốc. Gặp con trai, Nhiếp Nhân Vương chặt đầu một con hổ dữ, lấy trái tim bảo con phải ăn sống cho đỡ lạnh. Nhiếp Phong thấy cha giết hổ đã thương xót, từ chối ăn trái tim sống của con hổ. Nhiếp Nhân Vương sử cây đao chém rách hết áo của con, để con phải chịu lạnh mà ngất đi trên tuyết. Sau cùng thí Nhiếp Phong phải bò vào trong động, ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa và ăn trái tim của con hổ đã nướng chín. Nhiếp Nhân Vương bật cười, cho rằng mình đã thắng được ý chí của đứa con không biết vâng lời ông; cho rằng cái triết lý phải dùng sức mạnh, cái ác dạy con đã có kết quả; đứa con trai biết quy phục mình. Nhiếp Phong từ tốn trả lời cho cha rõ :"Cha lầm rồi, con ăn trái tim của con hổ là để sống và có thể đánh bại cha". Đó là ngã rẽ của cuộc đời nhân vật thứ hai.

Câu chuyện chuyển qua một tình huống khác. Ở nơi giáp của ba con sông Mân, Thanh Y, và Đại Độ, từ thời nhà Đường người ta đã dựng lên một tượng phật lớn gọi là Lạc Sơn đại Phật. Có một cậu bé là Đoạn Lãng, con trai của Nam lân kiếm thủ Đoạn Soái, mỗi ngày ba lần đo mực nước sông. Tương truyền mỗi khi mực nước sông dâng đến đầu gối tượng phật thì lửa sẽ phát ra và thiêu cháy Lăng Vân động này.

Nhiếp Nhân Vương dẫn con trai Nhiếp Phong đến Lăng Vân động để đấu với Đoạn Soái. Cuộc chiến đấu giữa Nhiếp Nhân Vương và Đoạn Soái diễn ra với lời giao ước của hai bên: Nếu Đoạn Soái chết, xin gửi Đoạn Lãng nhờ Nhiếp Nhân Vương nuôi dưỡng; néu Nhiếp Nhân Vương chết thì Đoạn Soái sẽ nuôi dưỡng Nhiếp Phong. Họ say sưa đánh nhau, không ngờ có một lực lượng thứ 3 đang rình rập để chiếm đoạt hai thứ khí giới bảo bối: Hoả lân kiếm và Tuyết ẩm đao. Thế lực đó là Bộ Kinh Vân, đường chủ Thiên Hạ hội cầm đầu. Đúng lúc đó thì nước dâng cao, động Lăng Vân có lửa cháy. Nhiếp Nhân Vương bị kéo vào trong động, Bộ Kinh Vân bắt được Đoạn Lãng và Nhiếp Phong về giao cho Hùng Bá, bang chủ Thiên Hạ hội.

Lời bàn.

Đến đây thì chúng ta có thể hình dung ra một phong cách võ hiệp mới, có phong cách thoát ly ra khỏi phong cách tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, không đi vào "quỹ đạo" Kim Dung. Bí quyết đường kiếm Mạc Danh kiếm pháp mà Vô Danh dạy cho học trò của mình là "hình thức tương hỗ" tức là chiêu thức bên ngoài và mục đích khi sử dụng chiêu ấy bổ xung cho nhau. Nếu Kim Dung thường cho nhân vật của mình sử dụng hư chiêu thì Mã Vĩnh Thành chỉ cho nhân vật của mình sử dụng những thực chiêu, vì chỉ có thực chiêu mới là hình thức tương hỗ.

Cách đặt tên chiêu thức của Mã Vinh Thành cũng có chỗ đặc biệt thú vị. Với một con dao chẻ củi trong tay Nhiếp Nhân Vương có thể sử dụng ra chiêu Hồng Hạnh xuất tường hay Đào chi yểu yểu. Hồng hạnh xuất tường mô tả một dáng hoa lãng mạn, Đào chỉ yểu yểu mô ta vóc dáng của người thiếu nữ trong ngày trọng đại của mình (...).

Cái triết lý Âm dương, Ngũ hành trong triết học cổ Trung Quốc cũng được các tác giả sử dụng, khai thác triệt để. Nam lân kiếm thủ Đoạn Soái đấu với Bắc ẩm cuồng đao Nhiếp Nhân Vương. Hai ngoại hiệu này tiêu biết cho hai phương. Nam lân kiếm đặc trưng cho Dương, cho Hoả. Lân là tia lửa phát ra tử chất photphore - một loại tia lửa xanh mà Kim Dung đã nói đến trong Thiên Long Bát Bộ, bọn thuộc hạ phái Tinh Tú thường dùng để bắn vào người để trừng phát các đồng môn. Bắc ẩm tượng trưng cho Âm, cho Thuỷ. Thuỷ ở đây là khí lạnh của tuyết. Âm - Dương, Thủy - Hoả đối nghịch với nhau, khắc chế nhau là điều mà ai cũng biết. Thế nhưng Âm - Dương, Thủy - Hoả cũng tương thích, tương sinh với nhau để tạp ra một đời sống khác như vợ với chồng, như chàng với nàng, như trai với gái, anh với em. Món quà ấy được người Trung Quốc gọi là... hảo sự!

Sự dung hoà của hai thái cực khác nhau đó đang đợi chờ ở thế hệ thứ hai Đoạn Lãng, con của Đoạn Soái và Nhiếp Phong, con của Nhiếp Nhân Vương - thực hiện. Oán thù có được cởi bỏ, tình nhân ái sẽ được tôn vinh?