Khám sức khỏe đi học đại học bao nhiêu tiền năm 2024

Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều cơ sở giáo dục đại học chủ động đưa ra các mức giảm học phí, giảm các khoản thu đầu năm, giãn thời gian thu phí nhập học… thì cũng có trường đưa ra các khoản chi phí như phí khám sức khỏe, đoàn phí, thẻ sinh viên, thư viện điện tử, học liệu… dù sinh viên bắt đầu năm học mới theo hình thức trực tuyến.

Khám sức khỏe đi học đại học bao nhiêu tiền năm 2024
Sinh viên đang lo về các khoản phí đầu năm.Ảnh: Hải Nguyễn

Nhiều loại giá khám sức khỏe đầu năm

Thu chi phí khám sức khỏe đầu năm của nhiều trường đại học không lạ với sinh viên và các bậc phụ huynh. Nhưng, cùng một đầu mục phí khám sức khỏe, mỗi cơ sở lại có mức giá khác nhau. Có trường thu phí chỉ trên 140.000 đồng như Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Mở (160.000 đồng) thì cá biệt có những trường thu phí lên tới trên 300.000 đồng. Cụ thể, theo thông báo, sinh viên năm nhất Trường đại học Lao động và Xã hội sẽ đóng 337.300 đồng cho phí khám sức khỏe đầu năm hay Trường Đại học Mỏ địa chất có mức thu là 320.000 đồng.

Lý giải về việc thu khoản phí khám sức khỏe trong khi sinh viên chưa quay trở lại trường, các trường học cho biết, sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sau khi dịch bệnh ổn định, học sinh được quay lại trường học.

Tuy nhiên, sự chênh lệch bất thường trong lệ phí khám sức khỏe đầu năm khiến không ít phụ huynh thắc mắc vì sao cùng 1 khoản thu mà xảy ra tình trạng “loạn giá” tại các cơ sở giáo dục đại học như vậy.

Liên quan đến vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông Vận tải - khẳng định, mức giá khám sức khỏe tại mỗi cơ sở giáo dục đại học không thể như nhau. Mức giá này tùy thuộc vào đơn vị mà nhà trường liên kết tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên.

“Tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, hằng năm, chúng tôi ký kết hợp đồng với Bệnh viện Đại học Giao thông Vận tải vì đơn vị này gần trường, việc tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sẽ thuận tiện hơn. Mức giá đưa ra hoàn toàn dựa trên các khoản phí mà bệnh viện kê khai. Nhà trường chỉ đóng vai trò đứng ra ký kết hợp đồng với bệnh viện. Mọi khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, khám cho các em sẽ do bệnh viện phụ trách” - lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải thông tin.

Khám sức khỏe tại trường liệu có cần thiết?

Quan ngại về mức giá chi phí khám sức khỏe là một chuyện, nhiều sinh viên, phụ huynh cho rằng, việc khám sức khỏe ở các trường đại học thường được tổ chức qua loa, hình thức vì số lượng sinh viên quá đông và việc tổ chức khám chữa bệnh tại địa điểm “lưu động” không thể nào đảm bảo bằng việc trực tiếp đến các cơ sở, bệnh viện.

“Tôi đánh giá việc khám sức khỏe tại một số trường đại học không hiệu quả vì số lượng sinh viên rất đông, thời gian khám chữa bị giới hạn. Đa số các trường đều liên kết với bệnh viện, tổ chức khám tại trường và chắc chắn cơ sở vật chất, trang thiết bị không thể tốt như trực tiếp đến bệnh viện khám.

Chưa kể năm nay, trong tình hình dịch bệnh, dù học sinh được quay trở lại trường thì vẫn phải đảm bảo giãn cách nên việc tập trung sinh viên khám sức khỏe tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ” - vị phụ huynh bày tỏ quan điểm.

Cùng chung quan điểm như trên, em Hoàng Cúc Phương - sinh viên năm nhất một trường học ở Hà Nội - cho rằng, các trường đại học không nên tổ chức khám sức khỏe tập trung cho sinh viên. Thay vào đó, có thể cho sinh viên khám sức khỏe tại địa phương và gửi phiếu khám sức khỏe về nhà trường khi quay trở lại học trực tiếp.

Trước quan ngại của phụ huynh, sinh viên chất lượng khám sức khỏe tại trường và ý kiến về việc các trường đại học nên tạo điều kiện để sinh viên khám sức khỏe tại địa phương, hoặc giãn cách khoản phí đầu năm học, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải - khẳng định: “Chúng tôi rất chú trọng trong công tác khám sức khỏe cho sinh viên năm nhất. Thực tế, nhiều năm trước, qua buổi khám sức khỏe, nhà trường đã phát hiện ra nhiều trường hợp sinh viên có một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và đã có phương án cho các em tham gia chữa trị kịp thời. Nếu để sinh viên tự khám bên ngoài, tôi e là có tình trạng đối phó và không kiểm soát được chất lượng”.

Vị Phó Hiệu trưởng này chia sẻ thêm, những năm trước, việc khám sức khỏe và nhập học sẽ được tiến hành gói gọn trong 1 ngày. Nhưng năm nay, do dịch bệnh nên nhà trường đã tiến hành cho sinh viên nhập học và tổ chức khám sức khỏe sau khi sinh viên quay lại trường.

Sinh viên khám sức khỏe đầu khóa tại Học viện Chính sách và phát triển. Trường này thu phí khám sức khỏe mỗi sinh viên 300.000 đồng - Ảnh: H.V.

Thí sinh trúng tuyển nhiều trường đại học, cao đẳng phải đóng đủ các loại lệ phí, chiếm từ 10% đến khoảng 20% chi phí nhập học ban đầu.

Phí tuyển sinh, tài liệu nhập học, vệ sinh, nước uống, sổ liên lạc điện tử, niên giám, thư viện, cơ sở vật chất, hỗ trợ an ninh, phí hồ sơ hành chính... là những loại phí được các trường thu triệt để.

Muôn vàn kiểu phí

Thống kê cho thấy phần lớn các trường đều thu lệ phí nhập học bên cạnh học phí. Đối với lệ phí, ngoài khoản bảo hiểm y tế bắt buộc, không ít trường còn đẻ ra đủ loại phụ phí khác nhau.

Tại Trường ĐH Thái Bình, tân sinh viên nhập học ngoài các khoản bảo hiểm còn có lệ phí khám sức khỏe, thẻ sinh viên 200.000 đồng. Ngoài ra sinh viên cũng phải đóng 150.000 đồng hỗ trợ an ninh, môi trường, thư viện. Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) tạm thu học phí các ngành 6 triệu đồng, trong đó các loại phí dịch vụ chiếm khoảng 15% kinh phí nhập học. Cụ thể, mỗi sinh viên phải đóng lệ phí 910.000 đồng cho các khoản: kiểm tra sức khỏe và hồ sơ nhập học, vệ sinh môi trường, niên lịch đào tạo, thẻ sinh viên, tài liệu "tuần sinh hoạt công dân sinh viên đầu khóa", nước uống...

Tại Trường ĐH Y Hà Nội, ngoài học phí, sinh viên nhập học phải đóng tám khoản lệ phí khác như phí phục vụ thư viện ngoài giờ 180.000 đồng, phí hoạt động áp dụng sinh trắc học 90.000 đồng, hỗ trợ dạy học e-learning 60.000 đồng...

Trường ĐH Giao thông vận tải cũng thu nhiều khoản lệ phí như khám sức khỏe 150.000 đồng; hồ sơ, tài liệu nhập học, sinh hoạt chính trị đầu khóa 200.000 đồng, tin nhắn điện tử 100.000 đồng, khảo sát phân loại trình độ tiếng Anh (tự nguyện) 350.000 đồng.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng thu phí nhập học 300.000 đồng, phí thi xếp lớp tiếng Anh đầu vào 300.000 đồng. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thu lệ phí nhập học 260.000 đồng bao gồm các khoản phí hồ sơ hành chính, cấp thẻ sinh viên... Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam thu lệ phí nhập học 200.000 đồng.

Tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, sinh viên nhập học phải đóng nhiều khoản phụ phí trên dưới 2 triệu đồng. Trong đó có phí thư viện 200.000 đồng, cơ sở vật chất 450.000 đồng/năm, đồng phục gần 700.000 đồng. Trong khi đó, Trường ĐH Bình Dương gom các khoản lệ phí vào thu chung một khoản lệ phí nhập học 1 triệu đồng (đã giảm 50%), các khoản này gồm phí hồ sơ, quản lý hồ sơ, đồng phục áo khoác, đồng phục thể dục, thẻ sinh viên, khám sức khỏe.

Có trường dường như còn đẩy tất cả các loại phí cho thí sinh khi nhập học. Chẳng hạn ngoài học phí và một số loại phí khác, Học viện Chính sách và phát triển còn thu mỗi sinh viên nhập học 500.000 đồng bao gồm các khoản: hồ sơ sinh viên, sổ ngoại trú, giấy chứng nhận tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, phiếu khảo sát tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, giấy chứng nhận ngày công tác xã hội, sổ tay sinh viên, sổ nội ngoại trú sinh viên và tài liệu học tập tuần lễ công dân đầu năm học, chuyên đề thực tế.

Khám sức khỏe đi học đại học bao nhiêu tiền năm 2024

Mỗi nơi một giá

Bên cạnh các lệ phí nói trên, nhiều trường thu các khoản lệ phí khác với sự chênh lệch rất đáng kể, nhất là khoản khám sức khỏe và phí thư viện. Đa số các trường thu phí khám sức khỏe khoảng 50.000 đồng nhưng có trường thu gấp 10 lần. Chẳng hạn Trường ĐH Buôn Ma Thuột thu phí khám sức khỏe đến 500.000 đồng. Ngoài ra sinh viên phải đóng phí vệ sinh, nước uống 100.000 đồng.

Trường ĐH Lao động xã hội thu lệ phí khám sức khỏe ban đầu 337.000 đồng mỗi sinh viên. Ngoài ra trường thu từ 400.000 - 600.000 đồng/kỳ tiền sách giáo trình. Theo trường này, trường sẽ cung cấp tài liệu chuẩn cho sinh viên theo từng ngành tương ứng mỗi học kỳ.

Trong khi đó tại Trường ĐH Thủ Dầu Một, các khoản lệ phí chiếm trên 10% tổng số tiền sinh viên phải đóng khi nhập học (bao gồm học phí). Nhiều ngành học có học phí dưới 5 triệu đồng, sinh viên phải đóng phí nhập học 50.000 đồng, tài liệu học tập 300.000 đồng, đồng phục 180.000 đồng. Ông Ngô Hồng Điệp - phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một - cho biết phần lớn chi phí trong khoản lệ phí nhập học được sử dụng để mua giáo trình các môn học chung như nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Đại diện một trường đại học cho biết lệ phí nhập học được thu để trường chi cho việc tiếp nhận thí sinh nhập học. Theo ông này, "vì số lượng thí sinh nhập học nhiều nên trường phải huy động cán bộ phòng ban và sinh viên các khóa trước hỗ trợ hướng dẫn, xử lý hồ sơ và nhập liệu. Do đó cũng cần có kinh phí trả thù lao cho các bạn".

Một số trường đại học, cao đẳng khác cũng thu các khoản lệ phí rất cao. Chẳng hạn Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ thu lệ phí tuyển sinh với sinh viên nhập học 360.000 đồng. Trường CĐ Đồng An thu lệ phí nhập học 750.000 đồng cho các khoản như sách giáo dục định hướng, niên giám... Riêng lệ phí thư viện lên đến 500.000 đồng.

Phí tiền triệu

Đáng chú ý, một số trường thu lệ phí lên đến hàng triệu đồng. Điển hình như tại Trường ĐH Phan Châu Trinh, thí sinh phải đóng 400.000 đồng cho lệ phí khám sức khỏe. Lệ phí mua lễ phục, đồng phục ở trường này cũng không hề rẻ. Trong đó ngành quản trị bệnh viện thí sinh phải đóng 2.200.000 đồng cho khoản phí này trong khi các ngành còn lại đóng 2.850.000 đồng. Chi phí này được tính cho một bộ lễ phục (nam quần xanh áo trắng, nữ áo dài), đồng phục đi học hằng ngày, áo blouse, đồng phục thực hành tại phòng lab và đồng phục thể dục.

Khám sức khỏe đi học đại học gồm những gì?

Giấy khám sức khỏe đi học là bắt buộc hay tự nguyện?.

Đo chiều cao, cân nặng..

Đo nhịp tim, chỉ số huyết áp..

Khám nội tổng quát: khám tim mạch, khám tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu,….

Khám tai mũi họng..

Khám răng hàm mặt..

Khám mắt, đo thị lực..

Khám vết thương ngoài da..

Lấy mẫu xét nghiệm..

Khám sức khỏe cho bé đi học ở đâu?

Để lấy giấy khám sức khỏe đi học cho bé, ba mẹ có thể tới các trạm y tế tại phường hoặc xã. Nếu có điều kiện hơn, ba mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn tới các bệnh viện phòng khám nhi khoa uy tín để kết quả được chính xác hơn.

Làm giấy khám sức khỏe hết bao nhiêu tiền?

Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 04/BYT năm 2012, mức phí khám sức khỏe là 85.000 đồng. Bệnh viện sẽ thu thêm khoảng 4.000 – 6.000 đồng phí hồ sơ cho mỗi phiếu khám sức khỏe đi làm. Tổng chi phí cho dịch vụ này ở bệnh viện công từ khoảng 100.000 – 120.000 đồng tùy vào số lượng tờ khám.

Khám sức khỏe xin việc bao nhiêu tiền 2023?

Chi phí làm giấy khám sức khỏe xin việc sẽ tùy vào từng cơ sở y tế. Thông thường chi phí tại các cơ sở y tế công lập sẽ dao động từ 100.000 đồng - 200.000 đồng. Trường hợp bạn cần nhân bản nhiều mẫu giấy khám sức khỏe thì mức phí mỗi tờ tăng thêm từ 5.000 đồng – 10.000 đồng, tùy thuộc vào quy định của mỗi cơ sở y tế.