Khoa kỹ thuật hóa học đại học bách khoa tphcm năm 2024

Ngành Kỹ thuật Hóa học dành cho các sinh viên có sở thích về kỹ thuật và quá trình ngành Hóa, đặc biệt trong các lĩnh vực: lọc - hóa dầu, hóa dược, sản xuất sản phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, kỹ thuật phân tích, công nghệ điện hóa- chống ăn mòn,...Chương trình bao gồm các môn cốt lõi cần thiết về kỹ thuật hóa học và nhiều môn lựa chọn về công nghệ chuyên ngành. Ngoài ra, chương trình được gắn kết với chương trình đào tạo thạc sỹ/tiến sỹ ngành Kỹ thuật Hóa học tại trường đại học Bách Khoa TP.HCM.

Chương trình sẽ đào tạo thành những Kỹ sư Hóa học có tay nghề cao, có thể thiết kế các giải pháp kỹ thuật về quy trình công nghệ, tính toán kỹ thuật, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực công nghiệp liên quan (lọc - hóa dầu, hóa dược, sản xuất sản phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, kỹ thuật phân tích, công nghệ điện hóa- chống ăn mòn,...).

- Triển vọng Nghề nghiệp

Các kỹ sư Hóa học sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về quản lý vận hành và vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích - quản lý chất lượng sản phẩm,…

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Hóa học tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa:

  • Dầu khí: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Chế biến Khí, Lọc Dầu Dung Quốc, Khí Điện
  • Đạm, Thiết kế dầu Khí, Nghiên cứu Dầu Khí, Petrolimex,…), Sài gòn Petro
  • Các công ty tư vấn thiết kế về quy trình công nghệ (Technip, Toyo,…)
  • Các công ty thực phẩm- dược phẩm (Domesco, Acecook, Tân Hiệp Phát, Ajinomoto, Sabeco, Coca-cola, Lavie,…)
  • Công ty sản xuất sản phẩm ngành hóa, hàng tiêu dùng (Unilever, P&G, Nhựa Rạng Đông, Sơn Á Đông, Sơn Kova, …)
  • Công ty xử lý môi trường (Greentech,…)
  • Công ty xi măng (Holcim, Hà Tiên 1,…)
  • Phân bón (Bình Điền, Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ,…)

- Các điểm đặc biệt

  • Điểm đặc biệt 1 (về nội dung chương trình): Chương trình cung cấp kiến thức nền tảng vững chắc về kỹ thuật Hóa học để sinh viên có khả năng:

- Dễ dàng tiếp thu các kiến thức chuyên sâu (được dạy trong chương trình) như: lọc-hóa dầu, hóa dược, công nghệ hóa hữu cơ, công nghệ hóa vô cơ, công nghệ điện hóa- chống ăn mòn,…

- Dễ dàng tiếp cận các kiến thức về các lĩnh vực liên quan khác như: công nghệ thực phẩm, công nghệ vật liệu, công nghệ môi trường,…

  • Điểm đặc biệt 2 (về lực lượng cựu sinhviên): kỹ sư Hóa học tốt nghiệp đại học Bách Khoa TP.HCM từ năm 1968 đến nay đang công tác tại các công ty, tổ chức luôn đồng hành và là chỗ dựa vững chắc cho các thế hệ kỹ sư Hóa học tiếp theo của Bách Khoa.
  • Điểm đặc biệt 3 (về đội ngũ giảng viên): với trên 40 giảng viên có bằng Tiến Sỹ, phần lớn được đào tạo tại nước ngoài, trong đó có 18 giáo sư và phó giáo sư.
  • Điểm đặc biệt 4 (Hỗ trợ sinh viên): với hệ thống quản lý tiến độ học tập online, hệ thống hỗ trợ học tập - giảng dạy online, hệ thống giáo viên chủ nhiệm tư vấn sinh viên,…
  • Điểm đặc biệt 5 (Chương trình kỹ sư tài năng): là chương trình đặc biệt dành cho các sinh viên giỏi được tuyển chọn từ cuối năm thứ nhất với các hỗ trợ từ nhà trường.

Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện (khoảng 5 đề tài)

Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện (khoảng 5-10 bài báo)

Các cựu sinh viên tiêu biểu (khoảng 5-10 cựu sinh viên)

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI - ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

Kỹ thuật hóa học Bách Khoa lấy bao nhiêu điểm?

Năm:

STT Chuyên ngành Điểm chuẩn
14 Khoa học máy tính 75.63
15 Kỹ thuật ô tô 60.7
16 Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp 73.51
17 Kỹ thuật hóa học 70.83

Điểm chuẩn Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM năm 2023huongnghiep.hocmai.vn › dai-hoc-bach-khoa-dai-hoc-quoc-gia-tphcmnull

Kỹ thuật Hóa học đại học Bách khoa học gì?

Ngành Kỹ thuật hóa học là gì? Ngành Kỹ thuật hóa học là lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức hóa học và kỹ thuật vào quy trình sản xuất để chế tạo nên những sản phẩm hóa học phục vụ đời sống xã hội và công nghiệp.

Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở đâu?

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học Bách Khoa TP HCM tiếng Anh là gì?

Trong Đại học Quốc gia TP. HCM có Trường đại học Bách khoa, nhưng Đại học Quốc gia TP. HCM có tên tiếng Anh là "Viet Nam National University Ho Chi Minh City", còn Trường đại học Bách khoa là "Ho Chi Minh City University of Technology".