Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 2019

Nhiều mẹ thắc mắc vào lớp 1 có cần học mẫu giáo hay không? Hoặc nếu không học mẫu giáo thì có được học lớp 1 hay không.

Gần đây, chị Ngọc vô cùng hoang mang khi nghe tin cần có giấy chứng nhận đã học mầm non mới đủ điều kiện nộp đơn vào lớp 1. Khi mang thai, do chỗ làm quá xa, chị quyết định nghỉ chờ sinh. Sau đó chị bắt đầu kinh doanh tại nhà để kiếm thêm thu nhập.

Bé Thỏ hơi nhút nhát, sợ người lạ, lại kén ăn. Chị Ngọc quyết định không gửi bé học mầm non mà để ở nhà cho tiện chăm nom. Nay bé đã đến tuổi chuẩn bị vào lớp 1, chị đắn đo không rõ vào lớp 1 có cần học mẫu giáo hay không?

Có bắt buộc bé trước khi vào lớp 1 phải học mẫu giáo?

Điều 14 trong Luật Giáo Dục năm 2019 về Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc cho biết Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Yêu cầu mọi gia đình tạo điều kiện cho con em mình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 2019

Điều luật này cũng chỉ đề cập đến giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc chứ không bắt buộc đối giáo dục mầm non. Điều đó có nghĩa là các bé không bắt buộc phải đi học mầm non để được cấp giấy chứng nhận học mẫu giáo mới được vào học lớp 1.

Thế nên, việc trước khi bé vào lớp 1 có cần học mẫu giáo hay không vẫn tùy thuộc suy nghĩ và điều kiện của từng gia đình.

Tuy nhiên, các mẹ nếu có điều kiện, nên cho trẻ đi học mẫu giáo trước khi vào Lớp Một. Đi học mẫu giáo sẽ giúp trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết giúp bé hình thành hứng thú đối với việc đến trường như tự lập, khả năng kiềm chế, kỷ luật, khả năng diễn đạt,... giúp bé sẵn sàng bước vào giai đoạn học tập nghiêm khắc hơn ở trường Tiểu học.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 

Không chỉ những bé chưa từng học mẫu giáo mới bỡ ngỡ khi vào lớp 1. Ngay cả những bé đã quen đi học, trường mới, lớp mới,... sẽ khiến bé choáng ngợp. Nếu không được chuẩn bị tâm lý đầy đủ, bé có thể không chịu hợp tác. Bé sẽ không thích đến trường hoặc thậm chí là trầm cảm.

Thường xuyên nói với con về trường lớp

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu trò chuyện với con bạn về việc đi học. Hãy hỏi con bạn xem chúng nghĩ gì về trường học. Bạn có thể bắt đầu một cách thật tự nhiên. Đó là khi đang cùng con xem phim hoạt hình có cảnh các bạn đi học, hoặc thấy anh chị lớn hơn cắp sách đến trường.

Thường xuyên trò chuyện về việc đi học giúp em bé hiểu đấy là việc bình thường. Để bé hiểu là khi mình lớn, mình cũng đi học như các anh chị.

Đến tham quan trường của con bạn

Bạn nên đưa trẻ đến tham quan trường mà bạn định cho bé nhập học để bé làm quen với môi trường mới của mình. Khi bé thấy các anh chị nô đùa, tập thể dục,... bé sẽ háo hức hơn. Từ đó, bé cũng không còn sợ trường mới nữa. Nếu trường tiểu học mà bạn định cho con nhập học không cho phép phụ huynh tham quan, bạn cũng có thể “tình cờ” chạy ngang qua và nói cho con bạn biết “đây là nơi con sẽ học lớp 1”.

Làm quen với giáo viên chủ nhiệm

Không chỉ trẻ con mới sợ người lạ. Ngay cả người lớn cũng không thoải mái khi tiếp xúc với những người không quen thân. Nếu con bạn nhút nhát, bạn có thể đưa bé đến làm quen trước với cô chủ nhiệm.

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 2019

Vào ngày đầu tiên bé đến trường, bạn cũng nên đứng ra giới thiệu cô giáo với bé. Việc này sẽ tạo niềm tin cho bé.

Cho bé xem phim hoạt hình, đọc truyện liên quan đến trường lớp

Không quá khó tìm những bộ phim hoạt hình, truyện tranh có liên quan đến trường lớp. Nobita cũng ngày ngày đi học. Little pony cũng có những bé ngựa nhỏ đến trường. Búp bê Barbie không ngoại lệ. Những đoạn phim có cảnh đi học giúp trẻ mường tượng trước môi trường đi học ra sao, phải làm bài tập khi về nhà,... Bé sẽ không còn thấy bỡ ngỡ nữa.

Xây dựng góc học tập cho bé và thiết lập thời gian học ở nhà

Bạn nên bắt đầu chuẩn bị góc học tập và thói quen học tập sớm cho bé. Bắt đầu từ nơi nào để ngồi viết chữ, nơi nào để cất bút chì,... Ngoài ra, mỗi ngày nên tập cho bé tập tô chữ, hoặc tô màu vào một giờ cố định. Ví dụ như viết chữ 15 phút, sau khi ăn xong, trước khi xem phim hoạt hình, ...

Đưa bé đi mua sắm cùng bạn

Con bạn sẽ  hào hứng khi được tự tay chọn lựa đồ dùng học tập. Bé sẽ càng hào hứng hơn khi sử dụng món đồ mà bé đã mua. Bé sẽ nghĩ “Khi nào học lớp 1, con sẽ được dùng hộp bút chì có hình khủng long này”.

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 2019

Với tâm lý này, chắc chắn bé sẽ đếm từng ngày để được vào lớp 1.

Thực hành những thói quen mới

Không chỉ bé mà cả bạn cũng cần thiết lập những thói quen mới khi bé bắt đầu vào lớp 1. Bạn có lẽ phải thức sớm hơn để chuẩn bị đồ ăn sáng và đưa bé đi học. Bên cạnh đó, bạn có thể cũng phải dời lại công việc buổi tối của mình. Phải cân đối thế nào để có thêm thời gian hướng dẫn bé làm bài?

Việc thực hành những thói quen mới giúp bạn có thể xác định mình cần thêm bao nhiêu thời gian để chuẩn bị. Dần dần sẽ tạo một nếp sinh hoạt nhất quán. Những phút vội vã ban sáng không chỉ làm ngày của bạn tồi tệ, mà còn khiến con bạn căng thẳng. Chẳng ai thích mở đầu ngày mới trong giàn giụa nước mắt cả.

Cảm giác bồn chồn trong ngày đầu tiên đi học là hoàn toàn bình thường. Những cảm giác này có thể giải tỏa khi bé được chuẩn bị tâm lý tốt từ trước. Lo lắng của trẻ thường liên quan đến nỗi sợ hãi trước những điều chưa biết, chưa quen thuộc. Với những bé chưa từng học mẫu giáo trước khi vào lớp 1, cảm giác sợ hãi ấy còn lớn hơn nhiều. Vì thế, mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý cho con càng sớm càng tốt. Mẹ hãy cố gắng để con hiểu được việc vào học lớp 1 là hoàn toàn bình thường.

Chúc cha mẹ và bé sẽ hào hứng vơi cột mốc quan trọng mà mọi em bé ‘lớn’ nào cũng phải trải qua nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Vào lớp 1 là một trong những thời điểm chuyển giao quan trọng của trẻ em. Trong đó, rất nhiều phụ huynh băn khoăn, có bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1 không?

Tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:

“1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.”

Trong đó, tại Điều 5 luật này định nghĩa, phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu.

Theo các quy định trên, Nhà nước chỉ bắt buộc trẻ em phải học cấp 1. Trẻ em 05 tuổi được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện đi học mẫu giáo để thực hiện phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, việc học mẫu giáo không phải là bắt buộc.

Đối với trẻ em vào lớp 1, theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định:

- Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

- Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. 

Ngoài quy định về độ tuổi vào học lớp 1 như trên, Bộ Giáo dục và đào tạo không có quy định nào khác về điều kiện vào lớp 1.

Như vậy, để vào lớp 1, trẻ em chỉ cần đáp ứng đúng quy định về tuổi như trên và không bắt buộc phải học mẫu giáo.

Không học mẫu giáo có được vào lớp 1 2019
Có bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1?(Ảnh minh họa)

Học sinh lớp 1 không có hộ khẩu thường trú có được nhập học không?

Hiện nay, nhiều gia đình muốn con theo học tại nơi không có hộ khẩu thường trú vì đó là “trường điểm, trường hot” hoặc các gia đình có hộ khẩu ở quê lên thành phố sinh sống… Vì thế, nếu giáo dục tiểu học là bắt buộc vậy Nhà nước có chính sách gì để tạo điều kiện cho những đối tượng này?

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 35 Điều lệ trường tiểu học, việc chọn trường để theo học là một trong những quyền của học sinh, quyền này được quy định cụ thể như sau:

“a) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

b) Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.”

Theo quy định trên, học sinh vào lớp 1 có quyền được chọn học ở trường tiểu học nơi mình cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để thuận tiện cho việc đi lại. Ngoài ra, học sinh cũng có quyền chuyển đến trường tiểu học ngoài địa bàn cư trú. Tuy nhiên, việc chuyển đến trường khác không phải nơi cư trú có được chấp nhận không là tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận nhà trường.

Mặc dù quy định là thế nhưng thực tế, khi tuyển sinh, các trường các trường tiểu học thường ưu tiên cho những trẻ có hộ khẩu thường trú, tiếp theo là các trẻ có gia đình, hoàn cảnh thuộc đối tượng ưu tiên (con thương binh liệt sĩ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn,…) và sau đó mới xét đến các trường hợp có hộ khẩu tạm trú.

Đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mật độ dân cư đông đúc, người ngoại tỉnh sinh sống nhiều thì việc các trường tiểu học công lập bị quá tải diễn ra phổ biến. Phụ huynh buộc phải cho con học các trường dân lập, tư thục với chi phí cao hơn.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Có bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể gọi tới 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thủ tục chuyển trường cho học sinh tiểu học.