Kịch bản phát thải trung bình b2 năm 2024

Các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan như bão, lũ, mưa lớn, hạn hán, rét đậm, rét hại có xu hướng ngày càng khắc nghiệt hơn. Có dấu hiệu cho thấy hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tập trung hơn vào thời kỳ cuối mùa bão và ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão vào tháng 11, tháng 12, thậm chí vào tháng 1 năm sau. Tuy tần số bão hoạt động trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương và biển Đông không có dấu hiệu rõ rệt về sự gia tăng, nhưng số lượng các cơn bão rất mạnh có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong khoảng 20 năm gần đây. Số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Namcũngcho thấyhầu hếtcác trạm có xu hướng tăngvới mứcbiến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8 mm/năm.

Trong khuôn khổ củaChương trình mục tiêu quốc gia ứng phó vớiBĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trườngđãxây dựng kịch bảnBĐKH vànước biển dâng cho Việt Nam vào năm 2009, và được cập nhật, chi tiết hóa vào năm 2012. Các kịch bản này là cơ sở định hướng cho các bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động tiềm tàng của BĐKH, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó hiệu quả với BĐKH, nước biển dâng.

Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng dựa trên những phương pháp sau:

Kịch bản phát thải KNK:BĐKH phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải KNK, tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, các kịch bản BĐKH được xây dựng dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Các kịch bản phát thải KNK được xây dựng dựa trên các cơ sở: (1) Sự phát triển kinh tế ở quy mô toàn cầu; (2) Dân số thế giới và mức độ tiêu dùng; (3) Chuẩn mực cuộc sống và lối sống; (4) Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng; (5) Chuyển giao công nghệ; (6) Thay đổi sử dụng đất;…

Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) khuyến nghị sử dụng các kịch bản phát thải sắp xếp từ thấp đến cao, cụ thể: kịch bản thấp (B1, A1T), kịch bản trung bình (B2, A1B) và kịch bản cao (A2, A1FI) như được trình bày trong hình 1.

Kịch bản phát thải trung bình b2 năm 2024

Phương pháp xây dựng kịch bản BĐKHbao gồm phương pháp chi tiết hóa thống kê được dùng để tính toán về nhiệt độ, lượng mưa trung bình mùa, trung bình năm đối với các kịch bản phát thải KNK thấp, trung bình và cao. Mô hình AGCM của Viện Nghiên cứu khí tượng Nhật Bản được dùng để tính toán về nhiệt độ, lượng mưa trung bình mùa, năm đối với kịch bản phát thải trung bình. Mô hình khí hậu khu vực PRECIS của Vương quốc Anh được dùng để tính toán về nhiệt độ, lượng mưa trung bình mùa, năm và cực trị đối với kịch bản phát thải khí trung bình.

Phương pháp xây dựng kịch bản nước biển dâng:Kịch bản mực nước biển dâng được xây dựng bằng phương pháp chi tiết hóa thống kê, trên cơ sở mối quan hệ thống kê giữa mực nước biển thực đo, số liệu từ vệ tinh trong quá khứ ở từng khu vực của Việt Nam với mực nước biển toàn cầu.

Thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của khí hậu trong tương lai với khí hậu ở hiện tại là giai đoạn 1980 - 1999, đây cũng là giai đoạn được IPCC dùng trong báo cáo lần thứ 4.

Với những phương pháp nghiên cứu trên, một số kết quả chính về BĐKH ở Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:

Vềnhiệt độ trung bình:Theo kịch bản phát thải trung bình(hình 2), vào giữa thế kỷ XXI, trên đa phần diện tích nước ta, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng từ 1,20-1,6 oC. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ tăng cao hơn, từ 1,6 0- trên 1,8 oC. Đa phần diện tích Tây Nguyên, cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có mức tăng thấp hơn, từ dưới 1 0- 1,2 oC.

Kịch bản phát thải trung bình b2 năm 2024

Hình 4. Bản đồ nguy cơ ngập úng với mực nước biển dâng 1m

Kịch bản phát thải trung bình b2 năm 2024

  1. Về mực nước biển dâng:Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ XXI, mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 - 82 cm; thấp nhất ở khu vực Móng Cái trong khoảng từ 49 - 64cm. Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 - 73cm.

Từ kết quả tính toán, nếu mực nước biển dâng 1 m sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập; nghĩa là gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh sống trong tình trạng ngập úng (hình 4).

Những khuyến nghị

Kịch bản BĐKH mô tả trạng thái khí hậu trong tương lai dựa trên các giả định có cơ sở khoa học về sự biến đổi nồng độ các chất KNK trong khí quyển có liên quan với sự phát triển toàn cầu theo các phương án khác nhau. Kịch bản BĐKH tương lai được tính toán bằng mô hình toán - lý mô phỏng hệ thống khí hậu với số liệu đầu vào là nồng độ các chất KNK. Các kịch bản nồng độ KNK khác nhau sẽ cho kết quả tính toán khí hậu khác nhau. Những yếu tố địa phương và khu vực cũng ảnh hưởng đến kết quả tính toán kịch bản BĐKH.

Việc sử dụng kịch bản trong đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cần được xem xét và lựa chọn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và địa phương với các tiêu chí: Tính đặc thù (của ngành, lĩnh vực, địa phương,…); tính đa mục tiêu; tính hiệu quả nhiều mặt (kinh tế, xã hội, môi trường); tính bền vững; tính khả thi, khả năng lồng ghép với các chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển.

Khi áp dụng kịch bản cho các địa phương, khuyến nghị thực hiện các bước sau:

(1) Xác định các thông số khí hậu quan trọng đối với ngành và đối tượng nghiên cứu phù hợp với địa phương;

(2) Chọn kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho địa phương từ kịch bản quốc gia;

(3) Sử dụng các mô hình thủy văn, thủy lực và các mô hình đánh giá tác động nhằm cung cấp những thông tin đầu vào quan trọng khác như sự thay đổi chế độ dòng chảy, ngập lụt, xâm nhập mặn, nước dâng do bão, biến đổi đường bờ,… phục vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.

Việc triển khai, xây dựng và thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH không nhất thiết phải tiến hành đại trà ở quy mô thế kỷ, mà cần phải có phân kỳ thực hiện. Cần phải xác định được mức độ ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tiễn và nguồn lực có được trong từng giai đoạn để lựa chọn kịch bản phù hợp nhất. Kịch bản phát thải thấp và kịch bản phát thải trung bình có thể được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn; kịch bản phát thải cao cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn.

Những kết quả nghiên cứu mới nhất được đề cập trong dự thảo báo cáo lần thứ 5 (AR5) của IPCC về kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho thấy tốc độ BĐKH gia tăng theo hướng cực đoan hơn so với các đánh giá trước đây, đặc biệt là các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ gia tăng mạnh mẽ. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên rõ rệt, tốc độ tăng cao lên so với trước đó. Lượng mưa cũng thay đổi rõ rệt, có một số vùng lượng mưa tăng, một số vùng giảm, biểu hiện rõ rệt trong 30 năm trở lại đây. Như vậy, sự thay đổi lượng mưa ở quy mô toàn cầu diễn ra mạnh mẽ hơn so với trước đây. IPCC đã công bố Báo cáo AR5 vào cuối năm 2013, do đó theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, kịch bản BĐKH sẽ tiếp tục được cập nhật vào năm 2014 và công bố vào năm 2015. Các đánh giá tác động và khả năng bị tổn thương do BĐKH cần được rà soát, cập nhật khi kịch bản mới được công bố.