Kiểm tra bếp ăn cơ quan btl hóa học

Tổng số trường học có bếp ăn bán trú được kiểm tra: 20 trường, gồm: 14 trường mầm non, 1 nhóm trẻ tư thục, 5 trường tiểu học. Các trường mầm non đều tự tổ chức nuôi ăn bán trú tại trường, đối với các trường tiểu học tổ chức ăn bán trú theo hình thức thuê đơn vị cung cấp suất ăn thực hiện nấu ăn tại chỗ hoặc mua suất ăn.

Quá trình kiểm tra, đoàn ghi nhận ý thức chấp hành, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nấu ăn trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các nhà trường.

Về hồ sơ pháp lý lĩnh vực ATTP đáp ứng theo quy định. Khu vực bếp nấu đã sắp xếp, bố trí thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu sơ chế, chế biến và chia thức ăn. Bếp được vệ sinh thường xuyên. Tất cả bếp ăn bán trú các trường có đầy đủ dụng cụ và trang thiết bị phục vụ chế biến, nấu nướng, ăn uống, sử dụng bằng các vật liệu dễ làm vệ sinh. Về nguyên liệu thực phẩm sử dụng có hồ sơ chứng minh nguồn gốc.

Kiểm tra bếp ăn cơ quan btl hóa học

Đoàn kiểm tra bếp chế biến thực phẩm tại cơ sở cung cấp suất ăn sẵn

Tuy nhiên, đoàn cũng ghi nhận một số bất cập trong công tác bảo đảm ATTP như: Đối với cấp học mầm non, nhân viên nuôi dưỡng đều là lao động hợp đồng ngắn hạn không thực sự yên tâm công tác. Cơ sở vật chất của nhà trường chủ yếu do kinh phí địa phương hỗ trợ nên nhiều trường còn gặp khó khăn.

Từ thực tế đó, đoàn kiểm tra có một số đề xuất, kiến nghị UBND các cấp tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát công tác nuôi ăn bán trú cũng như quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho các trường trên địa bàn quản lý. Đối với ngành giáo dục và đào tạo, đề nghị ngành nghiên cứu đề xuất, tham mưu với cơ quan cấp trên bổ sung thêm biên chế cho ngành, đặc biệt là cán bộ y tế, cán bộ dinh dưỡng trong các trường học.

Kiểm tra bếp ăn cơ quan btl hóa học

Kiểm tra lưu mẫu thức ăn

Trước đó, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn kiến thức cho 2.450 cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường khuyết tật… công lập và ngoài công lập trên địa bàn 9 huyện của tỉnh Nam Định.

Do yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị của Quân đoàn 1 đóng quân trên địa bàn trung du thuộc 5 tỉnh, thành phố, trong đó, một số đơn vị đóng quân gần khu đông dân cư, hằng năm, thường xảy ra dịch bệnh ở người và gia súc, gia cầm. Đặc biệt, có đơn vị đóng quân gần khu vực bãi rác thải (Trung đoàn 165/f312), nguồn nước phục vụ ăn uống bị ô nhiễm dễ phát sinh dịch bệnh, gây ngộ độc trong ăn uống. Nguồn nước phục vụ ăn uống của các đơn vị chủ yếu lấy từ giếng khoan qua xử lý bằng hệ thống lọc thông thường nên vẫn còn tạp chất và một số vi khuẩn có hại với sức khỏe con người. Trong khi đó, quân số ăn tập trung tại các bếp đông, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn... Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh ATTP trong ăn uống luôn được lãnh đạo, chỉ huy và cơ quan hậu cần các cấp đặc biệt coi trọng và thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả. Cụ thể:

Hằng năm, Quân đoàn chỉ đạo các đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục, quán triệt quy định, hướng dẫn về “Luật vệ sinh ATTP”, “10 điều quy định vệ sinh ATTP trong Quân đội”, “Nếp sống ăn ở vệ sinh khoa học…” bằng nhiều hình thức khác nhau như: quán triệt trong hội nghị giao ban; huấn luyện hậu cần; hội nghị kinh tế công khai... thông qua đó nâng cao nhận thức và ý thức tự giác thực hiện của cán bộ, chiến sĩ. Phòng Quân nhu kết hợp với Phòng Quân y tham mưu với chỉ huy Cục Hậu cần và chỉ huy các đơn vị thường xuyên kiểm tra, quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với nhân viên nuôi quân, chế biến, tiếp phẩm... biên chế tại các nhà ăn, trạm chế biến tập trung. Theo đó, những trường hợp mắc các loại bệnh truyền nhiễm, tuyệt đối không được bố trí làm nuôi quân, nhân viên chế biến. Khi làm việc, nhân viên phải mặc trang phục bảo hộ, đội mũ, đeo khẩu trang, đeo găng tay chuyên dụng. Định kỳ 6 tháng, nhân viên nuôi quân, trạm chế biến, tiếp phẩm được kiểm tra sức khỏe 1 lần, nếu phát hiện mắc bệnh truyền nhiễm sẽ bố trí làm nhiệm vụ khác. Các nhà ăn, nhà bếp thường xuyên duy trì nền nếp chế độ vệ sinh, phòng dịch lây qua đường tiêu hóa; có biện pháp chống ruồi, gián hiệu quả; thực hiện lưu nghiệm thức ăn theo quy định; tuyệt đối không chế biến các món sống (gỏi, tiết canh), tái… Thức ăn phải được nấu chín kỹ và chia ăn ngay, tuyệt đối không được chia thức ăn đã ôi thiu.

Một trong những biện pháp quan trọng được các đơn vị trong Quân đoàn thực hiện hiệu quả là phát triển mạnh hoạt động tăng gia sản xuất, chế biến tạo nguồn lương thực, thực phẩm sạch, hạn chế mua ngoài thị trường. Trên cơ sở lợi thế sẵn có, các đơn vị kết hợp nguồn quỹ vốn cùng với kinh phí trên cấp, tích cực đầu tư xây dựng vườn, ao, chuồng, giàn cơ bản quy mô lớn, tập trung; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Tổ chức chăn nuôi theo hướng sạch, áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng chế phẩm vi sinh vào sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, cá và xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường. Thức ăn cho gia súc, gia cầm tuyệt đối không được pha trộn hóa chất kích thích, chất tạo nạc, kháng sinh cấm sử dụng.

Kết hợp trên dưới cùng làm, từ 2013 - đến nay, toàn Quân đoàn đã đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng 73.137 m2 vườn rau trong nhà lưới và 271.818 m2 vườn rau được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. Một số đơn vị đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới để trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP (Sư đoàn 312). Nhờ đẩy mạnh TGSX, hiện nay, toàn Quân đoàn có 11 chuồng chăn nuôi lợn thịt tập trung cấp trung đoàn trở lên, 10 chuồng chăn nuôi lợn nái tập trung, 95 chuồng chăn nuôi lợn thịt cấp tiểu đoàn và tương đương, 20 chuồng chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, 940.000 m2 ao hồ nuôi thả cá. Thường xuyên duy trì 7.000 - 8.000 lợn thịt; 700 - 800 lợn nái; 25.000 - 30.000 gia cầm thịt; 45.000 - 50.000 gia cầm đẻ trứng.

Cùng với chăn nuôi, trồng trọt, các đơn vị đã gắn kết chặt chẽ với hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện nay, ngoài việc việc tổ chức chế biến (muối chua rau, quả, ủ giá đỗ, làm dấm ớt...) tại bếp ăn, toàn Quân đoàn duy trì hoạt động hiệu quả 04 trạm xay xát, 13 trạm chế biến tập trung để sản xuất gạo, thực phẩm phục vụ bữa ăn bộ đội. Các trạm chế biến được quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, bảo quản và tuyệt đối không sử dụng hóa chất bảo quản, hàn the... Nguồn nguyên liệu chính phục vụ sản xuất, chế biến như: lợn hơi, gia cầm, cá... các trạm chế biến phải thu mua từ các khu TGSX của đơn vị để đảm bảo chất lượng tốt. Nhờ đẩy mạnh hoạt động tăng gia sản xuất, chế biến, hiện nay, toàn Quân đoàn tự túc 100% nhu cầu rau xanh, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, đậu phụ, giò, chả và 90% nhu cầu cá tươi... đảm bảo vệ sinh ATTP.

Đối với khâu bảo quản sản phẩm chế biến, Quân đoàn đã trang bị tủ bảo quản chuyên dụng cho 100% bếp ăn và trạm chế biến. Hiện nay, toàn Quân đoàn có 140 tủ bảo quản thực phẩm, mỗi bếp 2 tủ (01 tủ bảo quản thực phẩm tươi sống và 01 tủ bảo quản thực phẩm chế biến sẵn như: giò, chả...), giúp khâu bảo quản thực phẩm được tốt hơn.

Để quản lý chặt chẽ chất lượng lương thực, thực phẩm, Quân đoàn xây dựng bộ tiêu chí vệ sinh ATTP trong ăn uống. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí chất lượng lương thực, thực phẩm, nước ăn, nước uống phục vụ bộ đội. Đến nay, các đơn vị đang thực hiện nền nếp, hiệu quả bộ tiêu chí. Phòng Quân nhu kết hợp với Phòng Quân y thường xuyên kiểm tra vệ sinh ATTP các đơn vị, nhất là các ngày lễ tết, hội nghị và các đợt huấn luyện dã ngoại dài ngày của đơn vị.

Ngoài biện pháp nêu trên, từ năm 2013, Cục Hậu cần giao Phòng Quân nhu phối hợp với Phòng Quân y rà soát lại chất lượng toàn bộ hệ thống máy lọc nước ăn uống tại các đơn vị. Trên cơ sở đó, Cục Hậu cần đề xuất và được Bộ Tư lệnh Quân đoàn nhất trí đầu tư 2,7 tỷ đồng, lắp đặt trên 600 máy lọc nước tinh khiết cho cấp trung đội và tương đương để cung cấp đủ nước uống hằng ngày cho bộ đội. Định kỳ 3 tháng/lần, Đội Vệ sinh phòng dịch Quân đoàn tiến hành kiểm tra mẫu nước nấu ăn tại bếp và nước uống tại máy lọc để đánh giá tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý kịp thời, không để bộ đội sử dụng nước không đạt tiêu chuẩn.

Nhờ thực hiện đồng bộ các các khâu từ giáo dục, khai thác, tiếp nhận, bảo quản, chế biến, tổ chức ăn uống tại bếp... 10 năm qua, Quân đoàn 1 không để xảy ra trường hợp ngộ độc do ăn uống, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng bộ đội, góp phần quan trọng cho Quân đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.