Kinh nghiệm làm ca đêm

Một đặc thù quen thuộc của nghề bảo vệ ca đêm là phải sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ 24/24. Bởi vậy, những lính mới bước chân vào nghề này thường gặp khó khăn trong việc thức khuya; hay chưa có nhiều kỹ năng trong quá trình trực ca đêm. Bài viết dưới đây chia sẻ một số kinh nghiệm trực ca đêm cho nhân viên bảo vệ; hy vọng qua đây sẽ giúp những ai làm nghề vững tin và theo đuổi công việc lâu dài.

1. Đảm bảo sức khỏe

Công việc bảo vệ đòi hỏi rất nhiều yêu cầu về sức khỏe thể lực. Nhất là vào ca đêm, nhân viên bảo vệ phải thường xuyên tuần tra tài sản liên tục, thậm chí là phải đứng gác trong một thời gian dài. Bạn phải có đủ sức khỏe để có thể đứng/đi trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, vào những tình huống xấu cần sức mạnh thể lực để ngăn chặn; nhân viên bảo vệ cũng phải luôn sẵn sàng để phản ứng kịp thời, đối phó với mọi tình huống khẩn cấp, nguy hiểm; đủ tỉnh táo để không bị kẻ gian lợi dụng.

Trực đêm cũng đồng nghĩa với việc nhân viên bảo vệ phải thức để làm nhiệm vụ. Nếu không có đủ sức khỏe, bảo vệ sẽ rất dễ ngủ gật; không đủ tỉnh táo để thực hiện công việc. Nếu ngủ quên, kẻ gian có thể lợi dụng sơ hở để trộm cắp, phá hoại. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để giữ cho bản thân luôn tỉnh táo, nhân viên bảo vệ có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau:

Cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất và đủ nước.

Có một lời khuyên là bạn nên uống nước trước khi cảm thấy khát. Nhân viên bảo vệ nên uống nước đủ khi ở nhà và khi trong ca trực.

Ngủ đủ giấc trước ca trực đêm.

Sau ca trực, bạn nên có vài động tác để thư giãn trước thay vì đi ngủ ngay.

Hãy tập thể dục thường xuyên.

Giữ cơ thể bạn khỏe mạnh với các môn thể thao yêu thích như đi bộ, chạy bộ, bơi lội Tham gia vận động rèn luyện sức khỏe sẽ khiến giấc ngủ của bạn sâu hơn và tỉnh táo; trong ca đêm, cơ thể cũng trở nên linh hoạt, năng động hơn.

Vì trực đêm nên bạn sẽ phải tranh thủ ngủ vào ban ngày. Khi ngủ ban ngày, bạn nên chú ý giảm bớt ánh sáng phòng ngủ để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Bạn có thể sử dụng cà phê hoặc trà trước khi vào ca trực để tăng độ tỉnh táo.

Nếu đang ở trong ca trực mà bạn cảm thấy buồn ngủ; hãy đứng dậy thực hiện một số động tác vận động như chạy bộ một đoạn ngắn. Việc chạy như vậy sẽ khiến tim bạn đập nhanh hơn, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn.

Dọn dẹp vệ sinh khu vực làm việc.

Quét rác, lau bàn, sắp xếp lại sổ sách, sửa chữa vật dụng bị hỏng cũng là cách khiến bạn tập trung hơn, và tạm thời quên đi cơn buồn ngủ.

2. Nắm vững các kỹ năng nghiệp vụ

Ban đêm là thời điểm nhạy cảm; kẻ xấu thường lựa chọn thời gian này để thực hiện những hành vi khuất tất. Những kẻ gian này thậm chí khá manh động và nguy hiểm. Vì vậy lực lượng bảo vệ phải nắm vững các kỹ năng nghiệp vụ để có thể đối phó và phản ứng kịp thời.

Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên bảo vệ phải có khả năng để giao tiếp rõ ràng và súc tích bằng lời nói và bằng văn bản.

Trong ca trực đêm, bạn sẽ cần giao tiếp với các đồng nghiệp khác qua bộ đàm hai chiều một cách chuyên nghiệp. Việc có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ khiến bạn truyền đạt thông điệp hoặc tình hình; hiện trạng của sự việc cho đồng nghiệp rõ ràng, ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung.

Kỹ năng giao tiếp cũng vô cùng cần thiết để thương lượng với kẻ xấu; trong trường hợp xấu xảy ra tránh làm tình trạng leo thang căng thẳng.

Nhân viên bảo vệ cũng có thể bị thẩm vấn khi là nhân chứng hoặc khi là nạn nhân; hoặc phải lập các tường trình sự việc hay làm chứng tại tòa án. Khi này kỹ năng giao tiếp tốt là điều vô cùng cần thiết.

Kỹ năng quan sát

Một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp cần phải có kỹ năng quan sát cực kỳ tốt. Nhất là trong ban đêm, trời tối cản trở tầm nhìn, bạn cần có khả năng nhận biết các dấu hiệu bất thường xung quanh; chẳng hạn như cửa sổ mở không khóa, các vết cạy phá, dấu tích nghi vấn; hoặc người xâm nhập trái phép.

Nhân viên bảo vệ cũng cần có kỹ năng quan sát đánh giá con người. Bạn phải nhận ra những đối tượng khả nghi để bắt đầu theo dõi, và ngăn chặn kịp thời các tình huống xấu xảy ra.

Các kỹ năng kỹ thuật

Nhân viên bảo vệ có thể phải sử dụng một số máy móc kỹ thuật; như bộ đàm, máy tính, máy fax, máy photocopy, camera và một số máy móc điều khiển tự động khác.

Nhân viên bảo vệ cần học cách sử dụng thành thạo các công cụ này để phục vụ tốt nhất cho công việc của mình. Chẳng hạn, nhân viên bảo vệ nên biết quy chế vận hành, các góc máy quay có thể vươn tới; cũng như các điểm mù của máy quay để đề phòng kẻ gian có thể lợi dụng sơ hở này để đột nhập và thực hiện các hành vi xấu.

Kỹ năng giải quyết nhanh các tình huống

Nhân viên bảo vệ luôn phải trong tình huống sẵn sàng giải quyết các vấn đề diễn ra. Trộm cắp, gây rối, có người bị thương hoặc thậm chí thiệt mạng.

Trường hợp đánh nhau, gây rối mất trật tự

Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm ngăn chặn xô xát, dùng lý lẽ để lấy lại trật tự. Bên cạnh đó, nhân viên bảo vệ cần mời các bên gây rối vào làm việc; sử dụng toàn bộ lực lượng để giải tán đám đông (nếu có). Trong trường hợp này, nhân viên bảo vệ cần hết sức bình tĩnh, cương nhu đúng lúc; giải quyết xô xát nhưng không quên nhiệm vụ bảo vệ địa điểm tránh các đối tượng xấu tranh thủ thời cơ làm việc xấu.

Trường hợp có người bị thương

Nhân viên bảo vệ phải phản ứng nhanh gọi cho các trung tâm cứu thương cho người bị thương; thông báo cho người quản lý mục tiêu để họ biết và xử lý các bước tiếp theo; báo cho đơn vị chủ quản và công ty bảo vệ bằng điện thoại và sau đó là văn bản.

Trường hợp xấu nhất có nạn nhân tử vong

Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm: Bảo vệ hiện trường, tránh sự tấn công của đám đông hiếu kỳ; đồng thời gọi báo cảnh sát gần nhất, lập biên bản báo cáo về công ty bảo vệ; và giúp đỡ công an trong công tác điều tra nguyên nhân cái chết.

Tóm lại, nhân viên bảo vệ làm ca đêm cần phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt; giữ tinh thần minh mẫn để phân biệt những mối đe dọa cũng như hoạt động của kẻ gian trong bóng tối. Đồng thời phải nắm vững các kỹ năng nghiệp vụ để có thể ứng phó với tất cả tình huống có thể xảy ra.