Kinh tế xây dựng là làm gì năm 2024

Kinh tế xây dựng là một ngành chuyên sâu của nhóm ngành xây dựng. Ngành này được kết hợp giữa hai mảng lĩnh vực về kinh tế và quản lý xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên quan giữa tài chính, kinh tế và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng. Khảo sát trên các diễn đàn, câu hỏi được khá nhiều tân sinh viên đặt ra là học ở đâu và ra trường làm gì? Toàn bộ những điều đó sẽ được JobsGO giải đáp trong nội dung dưới đây!

Kinh tế xây dựng là làm gì năm 2024

Kinh tế xây dựng là làm gì năm 2024
Học ngành kinh tế xây dựng học ở đâu?

Mục lục

1. Tìm hiểu chung về ngành kinh tế xây dựng

Kinh tế xây dựng (Construction economics) – Mã ngành: 7580301. Là ngành có kiến thức tổng hợp hai lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Nhiệm vụ cụ thể của ngành kinh tế xây dựng là thống kê, tài chính, kế toán; thẩm tra và thẩm định dự toán, quyết toán công trình xây dựng; thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng,…

Kinh tế xây dựng là làm gì năm 2024
Ngành kinh tế xây dựng là tổng hợp của kinh tế và quản lý xây dựng

Sinh viên ngành kinh tế xây dựng được trang bị kiến thức chuyên ngành và được tập trung nâng cấp kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng thuyết phục đàm phán,… nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau khi ra trường.

Ngành kinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa kinh tế và quản lý xây dựng. Mục tiêu đào tạo chung của ngành không chỉ có phẩm chất tốt mà còn có cả kiến thức về kinh tế, quản lý đô thị và các kỹ năng chuyên môn. Chính vì vậy mà khi theo đuổi ngành này bạn sẽ phải học rất nhiều môn từ đại cương đến chuyên ngành. Cụ thể như sau:

  1. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG Giải tích Đại số tuyến tính Ngoại ngữ 1, 2 Pháp luật đại cương Tin học đại cương Giáo dục thể chất Giáo dục Quốc phòng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2 Đường lối Cách mạng Đảng CSVN Tư tưởng Hồ Chí Minh Xác suất thống kê Kỹ năng làm việc nhóm II. KIẾN THỨC THEO CƠ SỞ NGÀNH VÀ CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH Học phần bắt buộc: Kinh tế học Hình họa và vẽ kỹ thuật Nguyên lý thống kê Kinh tế lượng Địa kỹ thuật Tài chính tiền tệ Trắc địa đại cương Điều tra quy hoạch Công trình nhân tạo 1, 2 Sức bền vật liệu Xây dựng đường ô tô Thiết kế đường ô tô Đo bóc khối lượng xây dựng Máy xây dựng Vật liệu xây dựng Cơ học xây dựng Thực tập kỹ thuật Học phần tự chọn: Khoa học quản lý Pháp luật kinh tế Pháp luật xây dựng Quản trị kinh doanh Tài chính doanh nghiệp xây dựng Quản lý hợp đồng xây dựng Thị trường tài chính Thủy văn Đường sắt Quản lý dự án đầu tư xây dựng III. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 1. Kinh tế – Quản lý khai thác cầu đường a) Học phần bắt buộc Kinh tế quản lý khai thác công trình cầu đường Kế toán đơn vị khai thác Tổ chức thi công bảo dưỡng sửa chữa công trình Bảo dưỡng, sửa chữa đường ô tô Kế hoạch khai thác và an toàn giao thông Khai thác và kiểm định cầu Phân tích hoạt động khai thác công trình Định mức kỹ thuật và định giá khai thác thác cầu đường Đồ án tốt nghiệp Thực tập tốt nghiệp b) Học phần tự chọn Quản lý đơn vị khai thác Thống kê khai thác cầu đường Quản lý tài chính trong khai thác công trình cầu đường Thanh toán, quyết toán trong xây dựng 2. Kinh tế xây dựng công trình giao thông a) Học phần bắt buộc Lập và phân tích dự án đầu tư Kế toán xây dựng cơ bản Kinh tế xây dựng Tổ chức và quản lý thi công xây dựng Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa Thống kê đầu tư xây dựng Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp xây dựng Định mức kỹ thuật và định giá sản phẩm xây dựng Đồ án tốt nghiệp Thực tập tốt nghiệp b) Học phần tự chọn Marketing trong xây dựng Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu trong xây dựng Hạch toán nội bộ Thanh toán, quyết toán trong xây dựng

3. Ngành kinh tế xây dựng có được ưa chuộng không?

Kinh tế xây dựng là một ngành có nhiều cơ hội nghề nghiệp và được đông đảo sinh viên lựa chọn. Ngành này kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên quan giữa tài chính, kinh tế và quá trình xây dựng, triển khai dự án. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể tham gia vào các công việc như: Lập và thẩm định dự án, dự toán, quyết toán, đấu thầu, hợp đồng, quản lý chi phí, kiểm toán, định giá và quản lý chất lượng trong xây dựng,…

Ngành kinh tế xây dựng cũng được ưa chuộng bởi nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Đặc biệt khi nước ta đang bước vào thời kỳ mở cửa phát triển, hệ thống xây dựng sẵn sàng hội nhập kinh tế thế giới. Ngoài ra, ngành này cũng có mức lương khá cao, cơ hội rộng mở, vì vậy lại càng được nhiều bạn trẻ quan tâm chú ý đến.

4. Cách xác định bạn có phù hợp với ngành kinh tế xây dựng

Bất cứ ngành học nào, bạn cũng cần xem xét thật kỹ bản thân có thực sự phù hợp với ngành đó hay không và cần xét trên nhiều phương diện. Với ngành kinh tế xây dựng, do đặc thù công việc khô khan nên ngành này yêu cầu khá cao về mặt nhân sự.

4.1. Yêu thích ngành kinh tế xây dựng

Như đã đề cập ở trên, ngành kinh tế xây dựng cần học rất nhiều, từ kiến thức chuyên môn đến thực hành kỹ năng. Chắc chắn sẽ có những khó khăn nhất định, để vượt qua được và theo đuổi ngành bạn cần phải có đam mê. Một khi yêu thích và có hứng thú với ngành sẽ giúp bạn tìm cách giải quyết vấn đề và phát triển tốt nhất.

Kinh tế xây dựng là làm gì năm 2024
Đặc thù ngành kinh tế xây dựng yêu cầu khá cao về mặt nhân sự

4.2. Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích cực kỳ quan trọng với kinh tế xây dựng. Bởi vì nó dùng để đánh giá khả năng thực hiện của dự án, ước lượng nguồn kinh phí cần thiết trước khi bắt đầu các kế hoạch xây dựng. Đây là kỹ năng cần thiết nếu bạn làm việc ở vị trí thẩm định các dự án trong các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm. Dựa vào kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích vấn đề, bạn sẽ đưa ra nhận định chính xác về tiềm năng phát triển của dự án trong tương lai khi thực hiện để đảm bảo các khoản vay được trả lại đúng hạn.

4.3. Có tính kỷ luật

Một kỹ sư kinh tế xây dựng muốn hoàn thành công việc cần phải có tính kỷ luật cao luôn tuân thủ thời gian và ngân sách của dự án. Bạn cần phải biết cách lên kế hoạch chi tiết, phù hợp và quản lý thời gian tài nguyên, tuân thủ thực hiện mục tiêu, từ đó đảm bảo rằng dự án được hoàn thành đúng hạn và theo yêu cầu của cấp trên.

4.4. Có tinh thần trách nhiệm

Bạn cũng cần phải có tinh thần trách nhiệm để đảm bảo mọi dự án được giao luôn đúng thời gian, đạt hiệu quả một cách chính xác và an toàn. Trong mọi tình huống bạn phải có trách nhiệm với công việc hoàn thành đến cùng, không trốn tránh, không đùn đẩy kể cả khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, tinh thần làm việc này còn được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và trọng dụng.

5. Ngành kinh tế xây dựng thi khối gì?

Khối thi Môn học A00 Toán, Vật lý, Hóa học A01 Toán, Vật lý, Tiếng Anh A09 Toán, Địa Lý, GDCD C01 Toán, Vật Lý, Ngữ Văn C14 Toán, Ngữ Văn, GDCD D01 Toán, Văn, Tiếng Anh D02 Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga D07 Toán, Hóa học, Tiếng Anh D08 Toán, Sinh Học, Tiếng Anh

6. Học ngành kinh tế xây dựng tại trường nào?

Danh sách các trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng được đánh giá cao, có tỷ lệ 98% sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm ngay:

Khu vực Tên trường Tổ hợp môn xét tuyển Điểm chuẩn 2023 Miền Bắc Đại học Kiến Trúc A00; A01; C01; D01 22,9 Đại học Xây dựng Hà Nội A00; A01; D01; D07 22,4 Đại học Giao thông Vận tải A00; A01; D01; D07 23,98 Đại học Thủy Lợi A00; A01; D01; D07 23,25 Đại học Công nghệ Giao thông vận tải A00; A01; D01; D07 21,4 Đại Học Quốc Tế Bắc Hà A00; A01; A04; A06; D01 15 Đại học Phương Đông A00; A01; C01; D01 15 Miền Trung Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng A00; A01 20 Đại học Khoa học và Kỹ thuật – Đại học Huế A00; A01; C01; D01 15,75 Phân hiệu đại học Huế A00; A01; C01; D01 15 Đại học Vinh A00; A01; B00; D01 17 Đại học Xây dựng Miền Trung A00; A01; C01; D01 15 Miền Nam Đại học Giao thông Vận tải TPHCM A00; A01; D01; D07 24,5

7. Học kinh tế xây dựng ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng có thể đảm nhận các công việc trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; quản lý nhà nước, doanh nghiệp về xây dựng… Bao gồm:

7.1. Kỹ sư kinh tế xây dựng

Vị trí phổ biến và thường xuyên thấy nhất chính là kỹ sư kinh tế xây dựng. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về tính toán, phân tích và hoạch định cho các dự án, quản lý chi phí và các công việc khác từ giai đoạn lập hồ sơ đến kiểm tra, thẩm định. Có thể nói kỹ sư kinh tế xây dựng không thể thiếu trong các dự án xây dựng hiện nay. Cũng vì lý do này mà cơ hội tìm việc làm cho vị trí này rất lớn. Bạn có thể làm trong các doanh nghiệp Việt Nam hoặc công ty nước ngoài với mức lương hấp dẫn.

7.2. Thanh tra xây dựng

Học ngành kinh tế xây dựng sau khi ra trường bạn cũng có thể làm thanh tra xây dựng. Vị trí này sẽ đòi hỏi ở người làm những yêu cầu khá khắt khe từ đạo đức nghề nghiệp đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực xây dựng. Công việc này khá phù hợp với những bạn thích sự ổn định của nhà nước. Tuy mức lương không quá cao nhưng bù lại bạn sẽ không phải lo lắng khi thị trường việc làm có nhiều biến động, thất nghiệp tràn lan.

7.3. Chuyên viên thẩm định giá xây dựng

Chuyên viên thẩm định giá không chỉ có trong ngành ngân hàng mà nó xuất hiện ở lĩnh vực xây dựng. Về cơ bản thì nhiệm vụ chính của bạn sẽ là đánh giá giá trị thực tế của dự án xây dựng so với thị trường. Tùy thuộc vào quy mô công ty mà bạn cũng có thể phải đảm nhận thêm về hồ sơ thẩm định, hợp đồng, báo giá,… Có thể nói, đây là môi trường khá phù hợp với bạn sau khi ra trường, cần học hỏi thêm về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực tiễn. Đây sẽ là bước đệm để bạn phát triển hơn về mức lương và vị trí sau này.

7.4. Kế toán xây dựng

Kế toán xây dựng thường có ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Thế nhưng ở công ty, tập đoàn lớn thì vị trí này mới thật sự rõ ràng. Nhiệm vụ chính của bạn chính là bóc tách chi phí hạch toán dựa trên giá trị dự toán của công trình. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm được chi phí trong dự toán và đưa ra kế hoạch phù hợp nhất.

Mỗi dự án, công trình lại có những hạng mục dự toán khác nhau. Vì vậy người kế toán xây dựng không những phải chắc về kiến thức chuyên môn mà còn phải nhanh nhạy trong việc tổng hợp, phân tích số liệu để đưa ra kết quả chính xác.

7.5. Giảng viên

Giảng viên kinh tế xây dựng tại các trường đại học cũng là một lựa chọn tốt, phù hợp với người yêu thích bục giảng, có kỹ năng sư phạm, truyền đạt tốt. Tuy nhiên sau khi ra trường bạn cần phải tiếp tục theo học lên thạc sĩ, tiến sĩ để đảm bảo điều kiện giảng dạy. Đồng thời bạn cũng cần cập nhập kiến thức mới trong ngành để đưa vào bài học, từ đó giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn.

Kinh tế xây dựng là làm gì năm 2024
Học kinh tế xây dựng ra trường làm gì?

Nếu bạn có trình độ chuyên môn tốt, kiến thức chuyên ngành vững, thêm điểm cộng ưu thế với tiếng Anh và vi tính, cùng các kỹ năng hoạt động nhóm cần thiết, sẽ không khó để bạn tìm ra một công việc phù hợp.

8. Mức lương dành cho ngành kinh tế xây dựng

Theo khảo sát của JobsGO, mức lương dành cho ngành kinh tế xây dựng dao động từ 7.000.000 – 15.000.000đ/ tháng và mức cao cho các vị trí quản lý, chủ quản là 20.000.000 – 30.000.000đ/ 1 tháng.

9. Con gái có nên học ngành kinh tế xây dựng không?

Xây dựng từ xưa đến nay vẫn luôn là ngành thu hút nhiều bạn nam. Bởi hầu hết mọi người sẽ có suy nghĩ xây dựng cần phải tính toán, thực hành, đi công trình nhiều và rất vất vả. Tuy nhiên với ngành kinh tế xây dựng thì lại thu hút khá nhiều bạn nữ quan tâm. Vì đây là sự kết hợp giữa kinh tế và quản lý, các yêu cầu công việc đều cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác tuyệt đối, đây là tố chất mà ở nữ giới vốn có sẵn.

Ngoài ra, cơ hội việc làm của ngành này sau khi ra trường cũng rất rộng mở. Nó không chỉ đơn thuần là làm kỹ sư xây dựng, phải đi công tác nhiều nữa mà bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí về phân tích, kế toán, thanh tra hay giảng dạy,… Đặc biệt, môi trường làm việc cũng đa dạng như: Tư nhân, nhà nước, công ty nước ngoài, tổ chức phi chính phủ,… với mức lương và chế độ hấp dẫn đang chờ đón bạn. Như vậy, chỉ cần bạn có năng lực, có niềm đam mê thì hoàn toàn có thể theo đuổi ngành kinh tế xây dựng mà không cần quan tâm đến giới tính.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, ngành kinh tế xây dựng là một ngành nghề mới và có tiềm năng phát triển. Nếu bạn yêu thích ngành xây dựng, có kiến thức về thị trường lao động, JobsGO khuyên bạn đừng bỏ lỡ ngành học kinh tế xây dựng để trau dồi và nâng cấp chuyên môn!

Học kinh tế xây dựng thì làm nghề gì?

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Kinh tế xây dựng sẽ đủ năng lực làm tại các cơ quan, đơn vị: (i) Doanh nghiệp đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng công trình; (ii) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; (iii) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ Trung ương đến địa phương; (iv) Các cơ quan kiểm ...

ngành Kinh tế xây dựng ra trường lương bao nhiêu?

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG Theo đánh giá của các trang thông tin tuyển sinh uy tín hiện nay, mức lương ngành Kinh tế xây dựng khá cạnh tranh. Tùy thuộc vào vị trí công việc, địa điểm làm việc, năng lực, kinh nghiệm… mà các bạn sẽ nhận được mức lương dao động trong khoảng từ 6 – 15 triệu/tháng.

ngành Kinh tế xây dựng lấy bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn ngành Kinh tế xây dựng năm 2023.

Kinh tế xây dựng cần những gì?

Những phầm chất cần thiết để trở thành Kỹ sư kinh tế xây dựng.

Kiến thức chuyên môn. ... .

Kỹ năng quản lý dự án. ... .

Kỹ năng giao tiếp. ... .

Kỹ năng sáng tạo. ... .

Tính cẩn trọng và chính xác. ... .

Tính kỷ luật. ... .

Tinh thần trách nhiệm. ... .

Tính linh hoạt..