Ký hiệu k18gf là gì

Theo quy định của thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ phải ghi rõ ký hiệu. Vậy các ký hiệu vàng là gì? Ý nghĩa của từng ký hiệu đó ra sao?

1. Ký hiệu vàng trang sức là gì?

Ký hiệu vàng trang sức là chữ viết tắt thể hiện phương pháp làm nên món trang sức, mỹ nghệ đó.

Ví dụ: Vàng đúc, mạ vàng, bọc vàng

2. Có bao nhiêu ký hiệu vàng?

Hiện tại có 4 ký hiệu vàng trang sức phổ biến là: G.P, G.F, C, P

trang-suc-co-gan-tem

Trên trang sức vàng thường có các tem có ghi các ký hiệu để phân biệt loại trang sức

3. Ý nghĩa của từng ký hiệu vàng ra sao?

Ký hiệu G.P nếu sản phẩm là vàng bọc, phủ, mạ trên kim loại nền khác;

Ký hiệu G.F nếu sản phẩm được nhồi hay làm đầy chỗ trống bằng vật liệu khác và không phải toàn bộ vật phẩm được sản xuất từ vàng hay hợp kim vàng với cùng phân hạng độ tinh khiết;

Ký hiệu C nếu sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng vật liệu phi kim loại và trong suốt;

Ký hiệu P nếu có lớp phủ mỏng bằng kim loại hay hợp kim khác không chứa vàng;

Nếu sản phẩm là vàng được phủ trên nền hợp kim khác hoặc vật liệu khác bằng các phương pháp khác nhau (phủ, dán, cuốn, bọc, mạ) với tổng lượng vàng (tính theo vàng nguyên chất) từ 1/40 khối lượng của vật phẩm trở lên, cần phải ghi thêm tỷ lệ của lượng vàng so với tổng khối lượng của vật phẩm kèm theo các ký hiệu G.P hoặc G.F nêu trên (ví dụ: 1/40 G.P 24K, 1/20 G.F 18K).

Với những trang sức làm từ vàng nguyên chất sẽ được ghi đơn vị Karat trong hàm lượng vàng. Các loại vàng thường được đúc làm trang sức là vàng 10K, 14K và 18K vì nó có độ bền và độ cứng tốt. Vàng 24K ít được làm trang sức vì nó có tính dẻo và dễ bị trầy xước.

Nguồn tham khảo: Thông tư 22/2013/TT-BKHCN