Kỹ thuật ô tô trường Đại học Bách khoa

Chương trình

Ngành

Công nghệ kỹ thuật ô tô

Thời lượng

4 năm

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn:

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ: 5,5 năm
  • Đào tạo Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ: 8,5 năm

Mục tiêu đào tạo

Ngành Kỹ thuật ô tô luôn được đánh giá rất cao trên thế giới và ở Việt Nam do tính ứng dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng nhanh về phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt đối với ô tô ở Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ. Nhu cầu kỹ sư ô tô có năng lực làm việc trong các tập đoàn, liên doanh, nhà máy sản xuất ô tô lớn của thế giới (kỹ sư ô tô toàn cầu) không ngừng được nâng lên.

Ngành Kỹ thuật ô tô của Viện Cơ khí Động lực đã được xây dựng và phát triển từ năm 1960, với chất lượng đào tạo trình độ cao được minh chứng qua nhiều thế hệ sinh viên. Kỹ sư Kỹ thuật ô tô tốt nghiệp từ Trường ĐHBK HN có kiến thức kỹ thuật và chuyên môn sâu, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo công nghệ để thiết kế, chế tạo, sản xuất ô tô, quản lý phương tiện, nguồn động lực và thiết bị - xe chuyên dụng.

Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

Kiến thức: Sinh viên được trang bị kiến thức cơ sở kỹ thuật vững chắc và kiến thức chuyên môn sâu, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, đủ năng lực thiết kế, chế tạo trong lĩnh vực sản xuất ô tô, máy động lực, xe chuyên dụng.

Kỹ năng: Sinh viên có nghề nghiệp và kỹ năng cá nhân, có khả năng học tập ở trình độ cao hơn, khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ và có khả năng học tập suốt đời. Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế và vận hành các sản phẩm và hệ thống mới.

Ngoại ngữ​​​​​​​: Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên. Đạt trình độ ngoại ngữ đủ tốt để làm việc trong môi trường liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 1 năm với mức lương phổ biến từ 10-20 triệu đồng/ tháng. Mức lương khởi điểm đối với kỹ sư làm việc tại Nhật bản 40 triệu đồng/ tháng.

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Kỹ sư thiết kế và vận hành hệ thống tại các nhà máy, trung tâm nghiên cứu và phát triển của các tập đoàn ô tô trong nước và quốc tế, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực.
  • Kỹ sư tại các tập đoàn công nghiệp, các công ty trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo ô tô và xe chuyên dụng, vận tải và khai thác các thiết bị xe-máy công trình, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hiểm, kinh doanh thương mại, tư vấn thiết kế về ô tô và xe-máy công trình;
  • Kỹ sư tư vấn, thiết kế, vận hành, giám sát tại các Phòng kỹ thuật, Phòng sản xuất, Phòng nghiên cứu và phát triển, Phòng kế hoạch và chiến lược, Phòng thiết kế các cơ sở sản xuất, thiết kế, sửa chữa ô tô - máy động lực, các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, trạm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.
  • Kỹ sư kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và công nghiệp ô tô
  • Kỹ sư nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô-máy động lực.
  • Giảng dạy kỹ thuật, dạy nghề, các trường đại học kỹ thuật, cao đẳng kỹ thuật.

Hiện tại đa số các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều có liên doanh với nước ngoài, kỹ sư Việt Nam phải thường xuyên tiếp xúc và làm việc với chuyên gia quốc tế. Do vậy, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính trong giao tiếp chuyên ngành, đọc hiểu tài liệu và cập nhật công nghệ mới.

Đặc biệt, khi hội nhập AFTA (Khu vực Thương mại tự do ASEAN) có hiệu lực từ 2018, nhu cầu đào tạo nhân lực ngành Kỹ thuật Ô tô tại Việt Nam ngày càng trở nên cấp bách. Các kỹ sư Việt Nam phải cạnh tranh ngay trên “sân nhà” với nguồn nhân lực quốc tế giỏi chuyên môn và tiếng Anh đến từ ASEAN.

Chương trình chính quy Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Ô tô của Trường ĐH Bách khoa đào tạo theo học chế tín chỉ. Ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh.

Số tín chỉ, số môn học, nội dung môn học được thiết kế theo hướng tương đương với các trường trong khu vực, cũng như có sự tham khảo và điều chỉnh từ chương trình đào tạo tương ứng của các trường uy tín như Institute of Science & Technology (Ấn Độ), Indiana State University (Mỹ).

Trực tiếp đứng lớp là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ được đào tạo bài bản ở các ĐH tiên tiến trên thế giới, có bề dày kinh nghiệm giảng dạy và thành tích nghiên cứu khoa học. Đội ngũ này có ít nhất từ 3-8 năm tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo quốc tế bằng tiếng Anh của nhà trường từ 2006 đến nay.

Kỹ thuật ô tô trường Đại học Bách khoa

Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (2014, 2018)

Các bạn học sinh/ thí sinh yêu thích lĩnh vực thiết kế – chế tạo ô tô, cải thiện hiệu năng và tốc độ xe, tăng độ bền và an toàn cho xe, đa dạng hóa nguồn nhiên liệu sử dụng cho xe (nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời, khí hóa lỏng), phát triển hệ thống xe không người lái…

Kỹ thuật ô tô trường Đại học Bách khoa

(Xem chi tiết chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Ô tô – chương trình Chất lượng cao tại đây.)

Bằng ĐH chính quy Kỹ sư Kỹ thuật Ô tô, kèm Phụ lục bằng tốt nghiệp chương trình Chất lượng cao, do Trường ĐH Bách khoa cấp

Sinh viên hoàn tất chương trình có thể công tác tại:

– Các công ty, tập đoàn lắp ráp, sản xuất ô tô trong và ngoài nước

– Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ liên quan đến ô tô và giao thông vận tải đường bộ

Các đơn vị, doanh nghiệp thường tuyển dụng kỹ sư Kỹ thuật Ô tô tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa: Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco), Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO), Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Mercedes-Benz Việt Nam, Sở Giao Thông, Cục/ Trạm Đăng kiểm…

“Từ một sinh viên rụt rè, đụng đâu hỏng đó, bạn bè ít, sau một năm học tại OISP em đã tiến bộ hơn trong giao tiếp, gặp gỡ nhiều bạn bè nước ngoài, linh hoạt hơn trong xử lý tình huống. Ngoài ra em còn được cải thiện tư duy phản biện, kiến thức marketing – tất cả đều bổ trợ hữu ích cho chương trình học kỹ thuật.”

CÙ HUY CHIẾN – K2017 Kỹ thuật Ô tô, CT Chất lượng cao

“Một nước được gọi là phát triển khi nước đó có nền công nghiệp ô tô (Châu Âu có Đức, Ý, Pháp; Châu Mỹ có Mỹ; Châu Á có Nhật, Hàn). Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam là rất khả quan vì tỉ lệ sở hữu ô tô trên đầu người của chúng ta rất thấp. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều hãng ô tô lớn trên thế giới đều tập trung về Việt Nam.”

PGS. TS. NGUYỄN LÊ DUY KHẢI