Là người thầy lớn hơn chính mình là gì

Mình là một người may mắn, từ lúc sau khi ra trường mình gặp được nhiều người thầy lớn, những người đã giúp đỡ mình rất nhiều. Nhưng ba người ảnh hưởng nhiều nhất, tác động lên cả mindset và nền tảng suy nghĩ của mình là anh Hoành Tiến, anh Hiếu TV và anh Tuyên.

Mình quen anh Tiến khi tham gia Connek từ thời sinh viên khi đó anh Tiến là sáng lập của Connek. Những gì học được từ anh Tiến là rất nhiều nhưng có ba điều mình nghi nhớ nhất đó là: luôn bắt đầu từ câu hỏi tại sao, hãy nghĩ đến mục tiêu dài hạn 10–20 năm và thói quen đọc sách. Thói quen bắt đầu từ câu hỏi tại sao đến giờ mình vẫn giữ và thấy nó giúp mình rất nhiều, nhất là khi bắt đầu với những việc mới. Lần đầu tiên anh hỏi mình nghĩ xem 10 năm tới em muốn trở thành người như thế nào mình đã rất sốc, bởi sinh viên chỉ nghĩ đến chuyện ngắn hạn chứ làm gì nghĩ đến chuyện 10 năm nữa sẽ thế nào. Chuyện này giúp mình đặt được những mục tiêu dài hơi và quả thật nhiều lần giúp mình đạt được kết quả. Còn điều thứ 3 là thói quen đọc sách, chắc chắn nó là thứ vẫn giúp mình rất nhiều bây giờ và cả sau này nữa. Đến giờ khi cần ra những quyết định quan trọng về công việc mình vẫn muốn tham khảo ý kiến của anh.

Người thứ hai có lẽ nhiều người biết anh Ngọc Hiếu (hay mọi người hay gọi là Hiếu TV). Mình mới gặp anh Hiếu đúng một lần ngoài đời nhưng cũng là trong sự kiện chung chứ chưa bao giờ gặp riêng, nhưng trên mạng thì “gặp” rất nhiều. Tuần nào anh ra Podcast cũng phải nghe ngấu nghiến. Mình học được anh Hiếu rất nhiều nhưng có hai thứ lớn nhất mình học được: hiểu hơn về hai chữ tự do và cách quản lý tài chính cá nhân. Khi nghe anh Hiếu nhiều mình đã hiểu được rõ ràng hơn về bản thân và về những gì mình suy nghĩ. Điều thứ hai mình thấy biết ơn là việc anh giúp mình hiểu hơn về chuyện quản lý tài chính cá nhân. Thực sự mình rất ngu về khoản này, anh Hiếu như một người khai sáng cho mình giúp mình hiểu hơn và bước những bước đầu tiên trên hành trình quản lý tài chính cá nhân.

Người thầy thứ ba mình thấy đã thay đổi cuộc sống của mình là anh Tuyên. Hôm nay mới là lần đầu tiên mình gặp anh Tuyên ngoài đời. Mình từng tham gia khoá học về Influencer của anh Tuyên hơn 1 năm trước. Khoá học đó khai mở cho mình rất nhiều, nhưng điều khiến mình phải cám ơn nhất là về câu hỏi của anh. Khi mình hỏi tại sao mình rất muốn học về kỹ năng lãnh đạo và đã thử nhiều lần nhưng vẫn fail. Khi đó anh cũng đưa ra bài học đúng như hôm nay: anh hỏi mình “Em xem em có thực sự muốn chưa?”. Chỉ một câu hỏi mà khiến mình bừng tỉnh, mình mới nhận ra trước đó việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu của mình, nó chỉ là một trong vô số những điều “nên làm”. Và kể từ “wakeup call” đó mình đã thực sự đi tìm hiểu rất nhiều: từ đọc sách (80% sách mình đọc trong năm qua liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến kỹ năng lãnh đạo), thử làm rất nhiều sai cũng có không ít, chiêm nghiệm, kết nối…. Một năm sau có lẽ kết quả cũng chưa có gì để khoe nhưng bản thân bên trong đã thay đổi rất nhiều: khi làm sai mình cũng không nao núng, ko sợ phải ra quyết định dù biết có thể sai. Giờ đây mình biết rằng nếu đã biết phương pháp và một cái tâm trong sáng chắc chắn mình sẽ tiến bộ hơn chính mình.

Những dòng trên mình viết ra mong muốn lớn nhất là mình muốn cám ơn. Điều thứ hai mình muốn Facebook lưu giữ lại những kỷ niệm này để sau này nhìn lại, khi đó thử xem bản thân mình đã thay đổi như thế nào so với ngày hôm nay.

Sau lần ra mắt thành công vào ngày 20-11-2018, mới đây Hệ thống Trường Tuệ Đức vừa cho tái diễn vở kịch “Người thầy chân chính” tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Vở kịch không chỉ mang đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc khác nhau về tình thầy - trò mà qua đó còn thể hiện nhiều triết lý sâu sắc.

Là người thầy lớn hơn chính mình là gì

Cảnh trong vở kịch “Người thầy chân chính”

Hành trình đi tìm người thầy chân chính

Vở kịch có thời lượng 150 phút do thầy Nguyễn Ngọc Điền (giáo viên trong trường) viết kịch bản cùng sự tham gia biểu diễn của hơn 100 giáo viên, học sinh. Câu chuyện bắt đầu từ nhân vật Tuệ - cậu học trò thông minh nhưng có tính ngạo mạn, kiêu căng. Trong một lần khinh bạn, cãi thầy đã bị đuổi ra khỏi lớp học. Câu nói của thầy Trí Tuệ với các học trò: “Dù có ở đây trò ấy cũng không học thêm được gì vì luôn cho rằng mình đã giỏi. Cứ để trò ấy đi tìm một người thầy chân chính hơn, ta chỉ dạy cho trò trí tuệ mà không dạy được đạo đức” khiến gần 500 khán giả bùi ngùi, xúc động. Em Lê Ngọc Ngân (lớp 8) bày tỏ: “Khi xem vở kịch này em thấy mình nên yêu thương thầy cô nhiều hơn. Thầy cô có những lúc lớn tiếng, la rầy, trách móc học sinh nhưng tất cả vì muốn cho chúng em học hành tử tế, nên người”.

Cuộc hành trình đi tìm người thầy chân chính đã đưa Tuệ đến làng Nghị Lực. Tại đây, cậu được một thanh niên có võ công cao cường, tên Lực cứu ra khỏi tầm tay của một tên cướp. Bằng sự thuyết phục, Lực không chỉ giúp Tuệ bảo toàn mạng sống mà còn cảm hóa được tên cướp, giúp hắn “quay đầu là bờ”. Qua sự việc này, Tuệ cũng nhận ra rằng mình thiếu kiến thức để sinh tồn. Để có được điều đó, Tuệ xin Lực đến gặp sư phụ của ân nhân học hỏi. Vượt qua nhiều vòng thử thách, Tuệ được ông nhận làm đệ tử và truyền dạy đỉnh cao võ thuật. Câu nói của sư phụ trong một lần tình cờ: “Chúng ta phải biết dùng tâm để cảm hóa người khác” đã khiến Tuệ suy tư, trăn trở. Một lần nữa Tuệ từ giã người từng dạy dỗ mình đi tìm câu trả lời. Đồng hành cùng Tuệ là Lực.

Cả hai đã đến được làng Đạo Đức và được ông thầy làng này dạy đạo, đặc biệt là phải hiếu thảo với cha mẹ. Tuy nhiên chính bản thân ông cũng không làm được. Đến một ngày hay tin mẹ mất, ông ân hận, day dứt nhưng đã quá muộn. Thấy mình không xứng đáng để tiếp tục dạy học trò, thầy Đạo Đức đã cho Tuệ, Lực cùng một học trò nữ, tên Đức đi tìm người giáo huấn tốt hơn mình. Bộ ba này tìm đến Minh Sư - người tài giỏi. Vượt qua nhiều núi non hiểm trở, cuối cùng đã đến được nơi cần đến. Chính Minh Sư đã giúp Tuệ, Đức, Lực thấu hiểu được tất cả. Và ông đúc kết rằng, trí tuệ, đạo đức, nghị lực luôn đồng hành cùng nhau, nếu thiếu một trong ba sẽ không thể trở thành một chiến binh, đặc biệt là với những người làm thầy. Khi đã hội tụ đủ các yếu tố này, chúng ta sẽ cảm thấy an nhiên, tự tại.

Bài học cuộc sống

Em Lê Ngọc Ngân (lớp 8) bày tỏ: “Khi xem vở kịch này em thấy mình nên yêu thương thầy cô nhiều hơn. Thầy cô có những lúc lớn tiếng, la rầy, trách móc học sinh nhưng tất cả vì muốn cho chúng em học hành tử tế, nên người”.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có người thầy cho riêng mình. Người thầy đó không ai khác chính là trí tuệ - đạo đức và nghị lực. “Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực tựa như gốc rễ của cây. Nhân cách sống, gốc rễ được nuôi dưỡng vững chắc thì cây nhân cách sẽ phát triển bền vững và trổ ra những quả ngọt cho đời” - đó chính là những gì mà thầy cô Hệ thống Trường Tuệ Đức nhắn gửi thông qua vở kịch.

Thầy Nguyễn Trí Hải (vai Tuệ) chia sẻ: “Không gì là không thể, khi chúng ta cố gắng học hỏi, biết vượt qua khó khăn thì chắc chắn sẽ đạt được ý muốn”.

“Khi bị thầy Trí Tuệ đuổi đi, trò ấy cảm thấy khó chịu, có phần ghét thầy. Nhưng chúng ta đâu biết rằng đằng sau những hành động hay lời trách móc của thầy là cả bầu trời yêu thương, luôn mong muốn học trò thành đạt trên đường đời. Thầy có thể không sinh chúng ta, không bên cạnh lúc ta ốm đau, bệnh tật như cha mẹ nhưng thầy, cô chính là nuôi dưỡng tâm hồn mình” - thầy Đức Linh (khán giả xem vở kịch) nhắn nhủ đến học sinh.

Thầy Nguyễn Ngọc Điền cho biết: “Vở kịch có 4 phân cảnh chính. Đan xen vào đó là các tiết mục múa, hát góp phần giúp vở kịch trở nên hấp dẫn hơn. Đó là hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát, tiếng chim hót ví von, nước chảy róc rách, cảnh người nông dân sinh hoạt… đó cũng chính là những gì mà 3 nhân vật nhìn thấy trong cuộc hành trình đi tìm người thầy chân chính. Ý nói rằng, có những điều trông rất bình thường, nhỏ nhặt nhưng chúng ta cũng phải học hỏi. Muốn làm được việc lớn, trước hết phải làm từ việc nhỏ…”.

Như thầy Trí Tuệ từng nói: “Trí thông minh có thể bẩm sinh nhưng trí tuệ thì chúng ta phải học thông qua sự trải nghiệm, tìm tòi, quan sát đúc kết”.