Lãi suất cơ bản năm 2023

"Áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 là hiện hữu nếu hạn mức tín dụng được nới. Chênh lệch tăng trưởng tín dụng – tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh", chuyên gia của SSI nhận định. Lãi suất ngân hàng sẽ ra sao từ nay đến hết năm 2023?

Lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản nếu được nới room tín dụng 

Theo đánh giá của các chuyên gia Công ty chứng khoán SSI, nhìn chung, NHNN đã cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất phù hợp xuyên suốt nửa đầu năm 2022 nhằm hỗ trợ việc phục hồi kinh tế. Trên thực tế, trước những áp lực về lạm phát và tỷ giá tăng nhanh trong quý 2, NHNN đã sử dụng công cụ bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhằm có thể ổn định thị trường và hạn chế việc tác động lên mặt bằng lãi suất.

Một số ngân hàng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, vì mức trần tỉ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34%, và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022. 

Từ 6 tháng đầu năm 2022, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành trái phiếu dài hạn, với tổng giá trị là 80,5 nghìn tỉ đồng (chiếm 0,7% tổng tiền gửi vào quý I/2022).

Lãi suất cơ bản năm 2023
Các chuyên gia dự báo lãi suất huy động kỳ vọng tăng 1 – 1,5%.

Nhìn chung, chuyên gia của SSI kỳ vọng lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Cả năm, lãi suất huy động kỳ vọng tăng 1 – 1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1- 2% so với năm 2021, trong khi đó, thông thường phải mất từ 1-2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo lãi suất huy động.

Các chuyên gia SSI cho rằng so với cùng kỳ, NIM vẫn cao hơn 6 tháng cuối năm 2021 nhưng có thể thấp hơn một chút so với 6 tháng đầu năm 2022.

Dự báo, trong năm 2023, diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm. Nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, với CPI theo ước tính của là 5,2%. Sau đó, lãi suất huy động có thể sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023, khi áp lực lạm phát giảm dần (CPI theo ước tính là 3,4% trong nửa cuối năm 2023).

Trong cả năm, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 70-80 điểm cơ bản và tiệm cận mức trước COVID-19 tại một số ngân hàng. NIM dự báo sẽ tăng tại các ngân hàng STB, ACB, VPB và MBB, trong khi sẽ giảm tại các ngân hàng phụ thuộc vào các khoản vay liên ngân hàng. NIM tại các ngân hàng còn lại được dự báo sẽ ổn định. NIM trung bình của các ngân hàng dự báo sẽ ổn định ở mức 3,8%, vẫn cao hơn mức trước COVID-19 là 3,5%.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay? 

Mức cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về SCB với mức 7,55% cho kì hạn 18 tháng trở lên đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến.

Ở kì hạn 1 tháng, các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động dao động từ 3,0% đến 4,0%. Có 5 ngân hàng niêm yết lãi suất ở mức cao nhất 4% là VIB, SCB, NCB, PGBank, GPBank. Thấp nhất thị trường là MB với mức lãi suất niêm yết 2,9%.  

Ở kì hạn 6 tháng, mức độ cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng bắt đầu thấy rõ, chênh lệch lên tới 2,85%. Lãi suất ngân hàng kì hạn này dao động từ 4% -6,9%. Cao nhất là CBBank ở mức 6,9% (hình thức gửi tiết kiệm online). Vị trí thứ 2 là SCB ở mức 6,85%. Xếp chót bảng lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 6 tháng là VietcomBank, VietinBank, Agribank, BIDV mới mức 4%.  

Từ kì hạn 12 tháng trở lên, có 3 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 7%/năm. Đứng đầu danh sách là SCB với mức lãi suất 7,3%.

Tại kì hạn 24 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB niêm yết ở mức 7,55%. Trong khi đó, Vietcombank huy động tiền tiết kiệm với lãi suất thấp nhất thị trường: 5,3%.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động

Lãi suất ngân hàng Lãi suất ngân hàng hiện nay lãi suất lãi suất ngân hàng cao nhất lãi suất tiết kiệm cao nhất

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước nước (NHNN) ban hành một loạt các quyết định điều chỉnh các mức lãi suất điều hành và đây cũng là lần tăng lãi suất điều hành thứ hai của NHNN chỉ trong vòng hơn 1 tháng.

Theo đó, Quyết định số 1809/QĐ-NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm lên 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng (TCTD) từ 6,0%/năm lên 7,0%/năm. Quyết định số 1812/QĐ-NHNN quy định: Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Lãi suất cơ bản năm 2023
Việc tăng lãi suất là xu hướng chung tại các ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Một văn bản nữa về điều hành lãi suất cũng mới được ban hành là Quyết định số 1813/QĐ-NHNN, với lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế tăng từ 4,5%/năm lên 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này tăng từ 5,5%/năm lên 6,5%/năm.

NHNN cho biết, việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành là lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3 - 3,25%/năm và dự báo còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Ngoài ra, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát. Theo đó, việc tăng lãi suất nhằm tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. NHNN cũng sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ; sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các TCTD, qua đó góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Cả ngân hàng và khách hàng đều gặp khó

Trước đó, lãi suất huy động tại các ngân hàng đã không ngừng leo dốc và thiết lập mặt bằng lãi suất mới cao hơn khá nhiều so với trước đây.

Cụ thể, thời điểm đầu tháng 9, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là ngân hàng có lãi suất cao nhất, nhưng cũng chỉ ở mức 7,3% đối với lãi suất tiền gửi online kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Sau đó, ngân hàng này đã nâng lãi suất lên mức cao nhất tới 8,9% đối với lãi suất tiền gửi online kỳ hạn 36 tháng và cũng vẫn là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất thị trường. Bình luận về động thái này, ông Michael Kokalari - Kinh tế gia trưởng thuộc Công ty quản lý quỹ VinaCapital cho biết, NHNN và ban lãnh đạo của SCB đã có những hành động quyết liệt để ổn định tình hình.

Yêu cầu về điều hành chính sách tiền tệ quy định tại Nghị quyết 43

Theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, việc điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Việc tăng lãi suất không chỉ là hiện tượng đơn lẻ tại SCB, mà nó cũng trở thành xu hướng chung tại các ngân hàng khác trong thời gian qua và hiện tại đã nhiều ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao hơn 8%. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã đưa lãi suất lên mức 8,6% đối với các loại tiền gửi onlines kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Ngoài ra, danh sách các ngân hàng có lãi suất từ 8% trở lên còn có nhiều cái tên khác như Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Nam Á…

Với diễn biến như trên, chỉ qua khoảng hơn 1 tháng, mặt bằng lãi suất đã cao hơn khá nhiều và điều này đương nhiên tạo ra áp lực tăng chi phí huy động vốn của các ngân hàng. Bối cảnh này đặt ra sức ép đối với các ngân hàng phải tăng lãi suất đầu ra để cân đối chi phí và đảm bảo lợi nhuận theo yêu cầu về lợi nhuận cam kết với các cổ đông.

Trong khi đó ở góc độ khách hàng vay vốn, lãi suất cho vay tăng sẽ gây ra áp lực lớn lên chi phí tài chính và doanh nghiệp có quy mô vay nợ càng lớn thì chí phí lãi vay sẽ càng trở thành gánh nặng lớn trong thời gian tới.